Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2010
TCCSĐT - Trong hai ngày 9-9 và 10-9-2010, tại thành phố Y-a-rô-xlap cổ kính và tráng lệ vừa tròn 1.000 năm tuổi của Liên bang Nga đã diễn ra Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2010 dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép. Tham dự Diễn đàn có 500 diễn giả và khách mời của Nga và nước ngoài, 500 phóng viên báo chí các nước. Hoạt động của Diễn đàn được truyền hình trực tiếp tới 33 nước.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, Y-a-rô-xlap đã từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Nga nói chung và nhà nước Nga nói riêng. Hiện nay, thành phố Y-a-rô-xlap là một trung tâm văn hóa nổi tiếng và có giá trị to lớn của Nga, thực sự là một bảo tàng văn hóa rộng lớn, mở rộng ngoài trời. Năm 2005, Tổ chức văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận trung tâm lịch sử của Y-a-rô-xlav là di sản văn hóa của thế giới. |
Ngôn ngữ làm việc tài Diễn đàn là Nga, Anh, Trung Quốc, Triều Tiên, Ý, Đức, Bồ Đào Nha, Pháp và Nhật. Tại Diễn đàn này, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đã đọc diễn văn khai mạc và trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận bàn tròn với các chuyên gia nghiên cứu chính trị của Nga và các nước, tiếp xúc với Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc và Thủ tướng I-ta-li-a Bê-nu-xcô-ni.
Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2010 là nơi hội tụ của các nhà hoạt động chính trị và nhà nước nổi tiếng và có uy tín, đại diện của giới doanh nhân trên khắp thế giới, các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ chính trị, kinh tế, pháp luật từ nhiều nước trên thế giới.
Diễn đàn năm nay tiếp tục thảo luận về vai trò của nhà nước hiện đại trong việc bảo đảm an ninh và sự phát triển bền vững của một thế giới đương đại. Đây cũng là nội dung đã từng được thảo luận tại Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2009 “Nhà nước hiện đại và an ninh toàn cầu” được tổ chức lại Y-a-rô-xlap với sự tham gia của 500 chuyên gia đến từ 18 nước, dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép.
Trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2010 có 4 Ban chuyên đề nghiên cứu.
- “Nhà nước là công cụ hiện đại hoá công nghệ”: nghiên cứu những vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong sự nghiệp hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, xây dựng hạ tầng kết cấu công nghệ hiện đại và đổi mới chất lượng toàn bộ lĩnh vực sản xuất. Hiện đại hoá công nghệ hiện đang là thách thức đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới - cả các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Không phụ thuộc vào mô hình phát triển, nhà nước vẫn đóng vai trò là công cụ chủ yếu cho quá trình hiện đại hoá công nghệ. Vì thế, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các nước được coi là hết sức cần thiết để tìm ra phương pháp và công cụ hiệu quả nhất cho sự phát triển.
- “Tiêu chuẩn dân chủ và sự đa dạng của các mô hình dân chủ (sự đa dạng của kinh nghiệm dân chủ)”: phân tích hiệu quả các mô hình phát triển và thực tiễn xây dựng các nhà nước. Các tham luận tập trung nghiên cứu mô hình dân chủ ở Nga, các nước BRIC và các nước trong không gian hậu Xô-viết.
- “Những thách thức và quan niệm mới của luật pháp quốc tế”: tập trung thảo luận các quan điểm khác nhau về những phương hướng hoàn thiện cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành, các cơ chế và thực tiễn tương tác giữa các chủ thể trong cộng đồng quốc tế. Lý luận về pháp luật quốc tế hiện nay đang bất cập trước sự phát triển nhanh của thế giới, do đó cần nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng cường và củng cố cơ sở pháp lý cho các quan hệ quốc tế, lành mạnh hoá trật tự pháp lý quốc tế nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định nột cách nhân văn.
- “Các hệ thống an ninh toàn cầu ở cấp khu vực”: thảo luận vai trò và vị trí của các nhà nước hiện đại trong việc bảo đảm an ninh toàn cầu và khu vực, tìm kiếm mô hình đổi mới cho hoạt động đối tác giữa các quốc gia nhằm loại bỏ các nguy cơ an ninh ở cấp độ toàn cầu và khu vực, đề xuất các giải pháp nhằm hoá giải các nguy cơ “nóng” nhất đối với cộng đồng quốc tế, xây dựng các mô hình đối thoại giữa các nền văn minh và giữa các quốc gia. Phân tích các cấu trúc và cơ chế an ninh khu vực và toàn cầu đã có trước đây, xác định các tham số cho một cơ cấu an ninh mới nhằm bảo đảm an ninh cho thế giới hiện đại, phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của thế kỷ XXI.
Ngoài bốn ban chuyên đề nói trên, Hội nghị còn thảo luận vấn đề “Hiệp ước an ninh châu Âu” do Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đề xuất để xây dựng không gian an ninh thống nhất ở châu Âu nhằm đối phó với các nguy cơ chung và thực tế đối với châu Âu như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh năng lượng, sự biến đổi khí hậu v.v. Những nguy cơ đó đòi hỏi phải thay đổi chính sách của các nước châu Âu dựa trên các nền tảng pháp lý và tập thể, loại bỏ cách tiếp cận đối đầu, xây dựng các cơ chế có hiệu lực để thực hiện nguyên tắc không gian an ninh không thể tách rời, phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc. Nguyên tắc xây dựng không gian an ninh không tách rời đòi hỏi các bên tham gia Hiệp ước phải có trách nhiệm pháp lý cụ thể, theo đó không một quốc gia nào hay một tổ chức quốc tế nào trong không gian châu Âu - Đại Tây Dương được củng cố an ninh của chính mà làm phương hại tới an ninh của các quốc gia khác hoặc tổ chức khác.
Trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị quốc tế năm 2010, các thành viên đưa ra đề xuất các tiếp cận và các biện pháp để xây dựng cơ cấu an ninh chung của châu Âu phù hợp với thực tiễn của thế kỷ XXI, đáp ứng lợi ích của các quốc gia và hoá giải có hiệu quả các thách thức và nguy cơ an ninh bức xúc hiện nay./.
Phát huy kết quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm tốt việc chuẩn bị và tiến hành Ðại hội Ðảng các cấp  (11/09/2010)
Phát huy kết quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm tốt việc chuẩn bị và tiến hành Ðại hội Ðảng các cấp  (11/09/2010)
Phát huy kết quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm tốt việc chuẩn bị và tiến hành Ðại hội Ðảng các cấp  (11/09/2010)
Ngành tòa án nhân dân, ngành hải quan kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập  (11/09/2010)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên