Sự đồng thuận xã hội - yếu tố góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
TCCS - Tăng cường đồng thuận xã hội là yếu tố quan trọng để nâng cao tính gắn kết giữa các thành phần trong các tầng lớp dân cư, một lòng chung sức xây dựng Thủ đô văn minh, giàu mạnh. Thành phố Hà Nội bằng những chủ trương và hành động cụ thể, thiết thực đã tập trung vun đắp sự đồng thuận xã hội để thực hiện những mục tiêu chung.
Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị của thành phố.
Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các sở, ban, ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đối với công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác dân vận.
Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận trong hệ thống chính trị thành phố. Đồng thời, lãnh đạo, cụ thể hóa chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các giai cấp và tầng lớp xã hội, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài vào thực tiễn Thủ đô. Lãnh đạo thực hiện cơ chế giám sát đối với hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc thành phố.
Cùng với đó là lãnh đạo về tổ chức, nhân sự; quyết định giới thiệu cán bộ, đảng viên có năng lực phụ trách công tác dân vận, làm lãnh đạo chủ chốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố và lãnh đạo chủ chốt của các hội quần chúng thành phố có các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý. Phân công một đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp làm Trưởng ban Dân vận Thành ủy.
Theo quy chế, định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và trong trường hợp cần thiết, Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức liên quan của thành phố về tình hình nhân dân và công tác dân vận. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương và Thành ủy về công tác dân vận.
Trong khi đó, Ban Dân vận Thành ủy được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy về chủ trương, sách và giải pháp về công tác dân vận. Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương và Thành ủy về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Thủ đô. Thẩm định đề án liên quan đến công tác dân vận của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy. Tham gia thẩm định đề án thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có liên đến công tác dân vận. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương và Thành ủy về công tác dân vận. Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về công tác dân vận. Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Thành ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy làm công tác dân vận. Đồng thời, Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thành phố cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận; theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân để báo cáo và tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy.
Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động tặng quà, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; thăm hỏi, động viên lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục - đào tạo, trợ giúp xã hội phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8-4-2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo với tổng mức đầu tư trên 49 nghìn tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, thành phố có trên 12.000 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công được tiếp nhận và giải quyết, với kinh phí khoảng 50 tỷ đồng. Chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp hằng tháng cho 81.983 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng với số tiền 1.359 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 75 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 42 tỷ đồng.
Với việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, thành phố hiện có 202.359 đối tượng đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng. Có 100% đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế; 100% học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội được miễn học phí.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 187 đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó, có 187 người vào trung tâm theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND) và 363 người lang thang xin tiền, người lang thang vô gia cư được tiếp nhận vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Hiện, có trên 2.800 đối tượng bảo trợ xã hội đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Thành phố đã giải quyết việc làm cho 168.443/160.000 lao động, đạt 105,2% kế hoạch năm (tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92,1% dân số (kế hoạch Chương trình 08-CTr/TU năm 2022 là 92,5%). Số người tham gia bảo hiểm y tế là 7.576.213 người, tăng 4,1% (tương đương tăng 300.493 người) so với cùng kỳ năm 2021…
Đặc biệt, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU đã thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 8 quận, huyện: Long Biên, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hòa, Quốc Oai, Đông Anh. Thông qua công tác kiểm tra, Ban Chỉ đạo ghi nhận những kết quả đạt được, cách làm hay, sáng tạo của các quận, huyện trong triển khai thực hiện chương trình; đồng thời, cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo để góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Song song với việc tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố cần đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, gắn với thực hiện phong trào “Dân vận khéo”; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn thành phố. Thực hiện các quy định của Trung ương, thành phố về công tác quy hoạch cán bộ; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên và nhân dân thông qua việc xây dựng và triển khai các đề án, chương trình công tác với mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể, phân công rõ trách nhiệm thực hiện.
Mặt trận các cấp đã chủ động, tích cực tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 bảo đảm đúng quy định của luật, dân chủ, công khai, minh bạch, theo đúng tiến độ; linh hoạt tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri trong bối cảnh dịch bệnh; công tác kiểm tra, giám sát về bầu cử được thực hiện sát sao, được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Mặt trận các cấp cũng đã phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh.
Trong năm 2023, các cấp mặt trận thành phố tiếp tục củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội để tập hợp được người dân và toàn thể tổ chức chính trị cùng vào cuộc với sự phát triển chung của thành phố. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và 10 chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII; đổi mới các hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, hướng mạnh về cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai các hoạt động, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn người dân xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy ước, các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần tham gia xây dựng chính quyền…
Các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cấp trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch chuyển đổi số, gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình; đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội, ngành nghề thành phố phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số; xây dựng thành phố thông minh./.
Hà Nội: Phát triển kinh tế làng nghề từ du lịch và sản phẩm OCOP  (27/09/2022)
Phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm với vị thế Thủ đô trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19  (27/09/2022)
Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp  (25/09/2022)
Du lịch Hà Nội: Tiềm năng và giải pháp phát triển  (24/09/2022)
Hà Nội phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng nông thôn mới bền vững  (24/09/2022)
Thành phố Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh mới  (20/09/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam