Niềm vui nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
TCCS - Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10 được nhiều người gọi là Tết doanh nhân. Năm nay, Tết doanh nhân mang một màu sắc tươi mới khi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vừa vượt qua cơn bão đại dịch COVID-19. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) nổi bật lên với sự phục hồi tăng trưởng đầy ấn tượng.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng 10-10-2022 tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) và đồng chí Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Petrovietnam đã cùng lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có cuộc gặp gỡ với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Báo cáo Chủ tịch nước, đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn đã nêu bật một số kết quả, thành tựu của Petroietnam trong những năm vừa qua. Qua hơn 6 thập kỷ hình thành và phát triển, từ tiền thân là một đoàn khảo sát nhỏ bé, Petrovietnam đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh có tổng tài sản hợp nhất trên 40 tỷ USD; nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất 21,5 tỷ USD; với đội ngũ gần 60.000 cán bộ, công nhân viên đang lao động sáng tạo trên các các lĩnh vực của chuỗi giá trị dầu khí, cụ thể: Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; công nghiệp khí; chế biến dầu khí; công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.
Trong những năm qua, cùng với các tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Tập đoàn đã lãnh đạo để Petrovietnam có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Năm 2020, một năm có thể nói là khó khăn nhất trong lịch sử 47 năm thành lập của Petrovietnam tính đến nay khi Tập đoàn phải đối mặt với khủng hoảng kép của đại dịch COVID-19 và sự suy giảm giá dầu thô. Song, bằng cách thực hiện có hiệu quả gói giải pháp ứng phó tác động kép, từng bước xử lý các vấn đề tồn tại và thiết lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững, kết thúc năm 2020, Petrovietnam đã cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đóng góp vào ngân sách nhà nước 83 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2020, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối ngân sách nhà nước.
Bước sang năm 2021, kế thừa và tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Petrovietnam vẫn tiếp tục vững vàng vượt qua sóng gió, hoàn thành toàn diện các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạt mục tiêu tăng trưởng, nộp ngân sách nhà nước 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Kết quả sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam đã dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Với việc bảo đảm duy trì nhịp độ khai thác, đặc biệt là ở các mỏ khai thác chủ lực; công tác quản trị sản lượng, các giải pháp kỹ thuật được áp dụng liên tục, đồng bộ và kịp thời, trong 9 tháng đầu năm 2022 vừa qua, Petrovietnam đã khai thác dầu thô đạt 8,15 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 9 tháng và bằng 93% kế hoạch năm 2022, bằng mức thực hiện cùng kỳ năm 2021. Sản xuất đạm 9 tháng, vượt 9% kế hoạch 9 tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất xăng dầu (không gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) 9 tháng đạt 5,16 triệu tấn, vượt 9% kế hoạch 9 tháng và tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất khí, điện và các sản phẩm khác đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.
Cùng với nỗ lực trong sản xuất, các chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam hoàn thành vượt mức cao so với kế hoạch. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 698,3 nghìn tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch cả năm và tăng 56% so với cùng kỳ 2021. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 102,9 nghìn tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm 2022 và tăng 51% so với cùng kỳ 2021, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách cả nước. Đến hết 9 tháng đầu năm, Petrovietnam đã hoàn thành vượt mức, về đích trước 4 chỉ tiêu: Doanh thu toàn Tập đoàn, doanh thu hợp nhất, lợi nhuận trước thuế hợp nhất và nộp ngân sách nhà nước.
Với những kết quả thành tích đó, Petrovietnam đã liên tiếp nằm trong Top 10 “Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”. Theo đánh giá mới đây của Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, thương hiệu Petrovietnam được định giá gần 1,3 tỷ USD, tăng so với 918 triệu USD của kỳ định giá năm 2021; chỉ số sức mạnh thương hiệu 70,8 và duy trì xếp hạng sức mạnh thương hiệu ở mức AA.
Ngày 12-10-2022, Petrovietnam tiếp tục lọt Top 10 “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được cơ quan báo chí hàng đầu lĩnh vực kinh tế của Việt Nam (Vietnam Economic Times) bình chọn thông qua hệ thống báo chí, truyền thông. Chương trình ghi nhận và vinh danh những thương hiệu doanh nghiệp uy tín, hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích ấn tượng trong khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Trong đó, Petrovietnam thể hiện rõ tầm nhìn, sứ mệnh cũng như kế hoạch hành động trong việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, nhân văn và bao trùm.
Không chỉ dừng lại có vậy, bảng xếp hạng Profit500 được tổ chức Vietnam Report thực hiện đã khẳng định Petrovietnam là doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022. Đây là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có khả năng tạo lợi nhuận tốt, có tiềm năng trở thành những cột trụ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp Việt tới cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế.
Tại Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao tặng Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất năm 2022”. Danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được VCCI tổ chức bình xét và trao tặng dựa trên những nỗ lực, đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, cả trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, cả trong chung sức cùng cả nước chống đại dịch COVID-19 thời gian qua. Họ là người lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, thuộc đủ các thành phần kinh tế, mỗi doanh nhân đều là một tấm gương, một câu chuyện hay về tinh thần lập nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ và cả trách nhiệm xã hội. Năm nay là năm đầu tiên Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất hội tụ các gương mặt là những doanh nhân có danh tiếng. Sự ghi nhận đối với Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng là niềm vinh dự chung của Petrovietnam.
Những danh hiệu mà Petrovietnam liên tiếp đạt được trong thời gian ngắn vừa qua đều được đánh giá và ghi nhận khách quan bởi các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế. Đó không chỉ là một món quà lớn đầy ý nghĩa dành cho tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động dầu khí nhân dịp Tết doanh nhân 13-10, mà còn một lần nữa khẳng định sức mạnh thương hiệu, tình hình tài chính lành mạnh, năng lực quản trị biến động linh hoạt và hiệu quả hoạt động của Petrovietnam trong những năm gần đây./.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành an toàn, ổn định ngay trong bão Noru  (28/09/2022)
Cần có quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí  (22/09/2022)
Petrovietnam tiếp tục duy trì vị trí trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2022  (22/09/2022)
BSR không thể thành công nếu thiếu sự hợp tác, đồng hành của khách hàng  (17/09/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam