Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội
TCCS - Năm 2020, Hà Nội đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng hơn 8%. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, gây khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may, điện tử... trong khâu nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện để sản xuất hàng xuất khẩu. Trước tình hình này, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội.
Tăng trưởng trong khó khăn
Tính từ giữa tháng 3-2020, khi dịch COVID-19 lan rộng và ảnh hưởng nặng trên phạm vi toàn cầu, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và của Hà Nội nói chung, gặp nhiều khó khăn.
Do dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU),… các hoạt động giao thương với các đối tác bị hạn chế. Nhu cầu mua sắm hàng hóa không quá thiết yếu, như hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại,… suy giảm, trong khi đó, đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội. Một số doanh nhiệp Mỹ và EU dừng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 1 tháng. Các doanh nhiệp Hàn Quốc ngừng nhập khẩu 3 tuần. Riêng thị trường Nhật Bản, giảm nhập khẩu 50% hàng dệt may từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo dự báo của các doanh nghiệp, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các nước nêu trên vẫn diễn biến phức tạp nên thời gian các đối tác ngừng nhập khẩu có thể kéo dài hơn.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Hà Nội, thị trường Mỹ chiếm 45%, EU chiếm 14,7% và Nhật Bản chiếm 7,7%. Như vậy, trong những tháng tới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ giảm mạnh ở mức trên 60%. Ngành da giày tiếp tục bị ảnh hưởng do có 20% nguyên liệu sản xuất nhập khẩu từ I-ta-li-a - quốc gia cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Cùng với giày dép, mặt hàng túi xách xuất khẩu sang Mỹ, EU suy giảm mạnh đơn hàng. Tính đến giữa tháng 3-2020, nhiều hợp đồng đàm phán của quý II, thậm chí quý III-2020 vẫn chưa ký được.
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Nhiều đơn hàng đề nghị lùi thời hạn giao hàng và bị hủy, nhiều mặt hàng đã làm xong nhưng chưa xuất đi được (gốm sứ, thêu, sơn mài, xương sừng mỹ nghệ...). Các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã giãn hoãn, tiến độ sản xuất, một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất…
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội diễn ra sáng 29-5, lãnh đạo các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đều khẳng định kinh tế Thủ đô đang phục hồi tích cực, mặc dù khó khăn phía trước còn rất lớn.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5-2020 ước tính đạt 1.120 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước và giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng trong tháng 5 đều tăng so với tháng trước, nhưng vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, điểm sáng trong xuất khẩu tháng 5 là kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gốm sứ tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 4,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 19,4%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 5.339 triệu USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hà Nội tháng 5 ước tính đạt 2.248 triệu USD, tăng 2,8% so với tháng trước và giảm 18,4% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 11,2 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ba kịch bản tăng trưởng xuất khẩu
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng xuất khẩu năm 2020 để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:
Nếu dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn trong quý I, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV bứt tốc để cả năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra; dự kiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 20%; quý II tăng 13,5%; quý III tăng 15%; quý IV tăng 14,5%; cả năm tăng 8% (đạt chỉ tiêu kế hoạch).
Nếu quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau, tăng trưởng không thể bứt tốc và cả năm đạt thấp hơn kế hoạch; dự kiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 20%; quý II tăng 11%; quý III tăng 13%; quý IV tăng 12%; cả năm tăng 6,5% (thấp hơn kế hoạch 1,5%).
Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II và còn ảnh hưởng sang các quý tiếp theo, năm 2020 tăng trưởng thấp, không đạt kế hoạch; dự kiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 20%; quý II tăng 4%; quý III tăng 6%; quý IV tăng 4,8%; cả năm bằng với năm 2019 (thấp hơn kế hoạch 8%).
Mặc dù Sở Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản nhưng theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - Trần Thị Phương Lan, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 8% của thành phố Hà Nội trong năm 2020 là thách thức rất lớn.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Để hoàn thành chỉ tiêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND, ngày 12-2-2020, Về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020. Theo đó, Sở Công Thương sẽ đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả các chương trình hội thảo, tập huấn, tập trung vào nội dung phổ biến thông tin thị trường xuất khẩu tiềm năng thay thế thị trường Trung Quốc, các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)…
Trong đó, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, nhà sản xuất.
Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu; nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; tăng cường thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ, phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bốn là, thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan Trung ương trên địa bàn.
Năm là, tiếp tục thực hiện kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp khác, như các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo do các sở, ngành, thành phố tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế./.
Quyết tâm xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, góp phần quan trọng xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu  (14/10/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội  (14/10/2020)
Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, phát triển Hà Nội nhanh và bền vững hơn  (12/10/2020)
Vai trò của văn hóa trong Chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội  (12/10/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam