Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với các đơn vị Dầu khí khu vực phía Nam
Sau một ngày đi khảo sát, thực tế tại giàn Công nghệ trung tâm số 3 Vietsovpetro, bãi cảng PTSC, bãi cảng của PVC- MS, ngày 30-8, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã có buổi làm việc với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 23-7-2015 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.
Tham gia đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội có đồng chí Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; đồng chí Lê Hồng Tịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cùng lãnh đạo và cán bộ các Vụ của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đại diện Bộ Công Thương...
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đón tiếp và cùng chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội có đồng chí Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn; đồng chí Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn. Về phía Hội Dầu khí Việt Nam có đồng chí Ngô Thường San- Chủ tịch Hội; đồng chí Hoàng Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội; đồng chí Lê Minh Hồng - Phó Chủ tịch Hội cùng lãnh đạo các ban, văn phòng Tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị Vietsovpetro, PTSC, PV GAS, PVFCCo, PV Drilling, PVE, PVC và DQS.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hùng Dũng đại diện lãnh đạo PVN đã giới thiệu với đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội về tổng quan phát triển của Tập đoàn. Đồng chí Nguyễn Hùng Dũng nhấn mạnh, dù đối diện với nhiều khó khăn, rào cản hiện nay, nhưng với tinh thần của những người đi tìm lửa, tập thể cán bộ, công nhân viên PVN luôn nỗ lực hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo đồng chí Nguyễn Đức Kiên mục đích của chuyến đi này của đoàn là lắng nghe những ý kiến của tập thể người làm dầu khí về những vấn đề mà PVN đang gặp phải về những bất cập trong cơ chế, chính sách, trong công tác quản lý, điều hành của các cấp… Từ đó, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội sẽ có các buổi làm việc tiếp theo với tập thể lãnh đạo PVN và có những kiến nghị để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp tới vào tháng 10 năm nay.
Đồng chí Nguyễn Đức Kiên cũng đề nghị lãnh đạo các đơn vị hãy nói thẳng, nói thật về những gì mà các đơn vị đã làm được, trong bối cảnh PVN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời nếu ra những gì đang là “ rào cản” đối với đơn vị.
Tại buổi làm việc, nhiều đơn vị thành viên của PVN như PV Drilling, PVE, PVC, PTSC, PVFCCo đã kiến nghị sửa đổi các bất cập trong Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Dầu khí… nhằm “cởi trói” cho các doanh nghiệp dầu khí hoạt động bởi các bất cập này đang là tác nhân cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, khiến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dầu khí nói riêng không được cạnh tranh công bằng trên chính sân nhà.
Đồng chí Trần Quang Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn chia sẻ: PVN với bề dày truyền thống lịch sử 43 năm và khối tài sản lớn nhất được Nhà nước giao đó là cơ sở vật chất khá đồng bộ và đồ sộ, trong quá trình hội nhập, nền tảng cùng khoa học kỹ thuật của PVN đáng tự hào so với hoạt động dầu khí thế giới. Điều đó phản ảnh quá trình nỗ lực lao động của người dầu khí; năng lực, trí tuệ và bản lĩnh của những người đi tìm lửa suốt 43 năm qua là khối tài sản to lớn của đất nước, khối tài sản này cần được phát huy giá trị. Nhưng hiện nay PVN và các đơn vị trong Tập đoàn đang trong giai đoạn khủng hoảng: Bắt đầu nửa cuối năm 2014 khi giá dầu giảm sâu, bất ngờ, địa bàn hoạt động của ngành Dầu khí trong 2 năm vừa qua đặc biệt khó khăn; cơ chế chính sách gây cản trở sự phát triển; hệ quả của cuộc khủng hoảng kép: thị trường, tâm lý của người lao động… Tập đoàn đã tập trung tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản trị; nâng cao năng lực cạnh tranh tìm kiếm việc làm; các chỉ tiêu vẫn hoàn thành và duy trì đội ngũ, giữ vững các hoạt động và vẫn đóng góp mạnh vào sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đồng chí mong muốn đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội xem xét kiến nghị lên Quốc hội điều chỉnh, sửa đổi Luật Dầu khí và các luật có liên quan để PVN phát huy khối tài sản của Nhà nước và nhân dân để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Hồng, Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đã kiến nghị Ủy ban Kinh tế Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị. Theo đồng chí, trong Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị yêu cầu phải xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế đặc thù cho hoạt động dầu khí. Tuy nhiên sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 41, công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện phát triển ngành Dầu khí còn chậm, đang gây ra những khó khăn cho PVN và các đơn vị thành viên trong hoạt động.
Thay mặt đoàn công tác, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên ghi nhận những đóng góp, ý kiến, đề xuất của PVN cùng các đơn vị thành viên Tập đoàn để làm căn cứ báo cáo trình Quốc hội. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh: Qua mấy ngày hết sức khẩn trương, nghiêm túc, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã khảo sát, tìm hiểu thực tế và làm việc tại một số đơn vị thành viên PVN như: Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất, giàn Công nghệ trung tâm số 3 Vietsovpetro, thăm căn cứ dịch vụ cảng Vũng Tàu và buổi làm việc, tọa đàm với các đơn vị ngày hôm nay. Có thể thấy, mặc dù do một số hoàn cảnh nội tại và khách quan nhưng cán bộ, công nhân viên ngành Dầu khí vẫn đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
Đồng chí Nguyễn Đức Kiên chia sẻ hiện nay còn những vấn đề chồng chéo trong triển khai Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Dầu khí... Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định, Ủy ban đang tìm hiểu tình hình thực tế và thu thập các ý kiến của doanh nghiệp, của PVN để hoàn thiện báo cáo sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí. Theo đó, trong thời gian tới, các bất cập này sẽ được xem xét để trình lên Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp dầu khí./.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai đồng loạt các giải pháp để đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 về đích  (01/09/2018)
Thách thức sau lời đe dọa Mỹ rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới  (01/09/2018)
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp thu, chỉnh sửa một số dự án luật  (01/09/2018)
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức lễ kỷ niệm Quốc khánh 02-9  (01/09/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên