Giàn BK-TNG khai thác hơn 54 triệu m3 khí sau 6 tháng
20:28, ngày 22-06-2017
Kể từ thời điểm đón dòng khí và condensate (khí ngưng tụ) đầu tiên (ngày 06-12-2016) từ giếng khai thác TU-6, giàn BK-TNG mỏ Thiên Ưng, Lô 04-3, đến nay, Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) đã khai thác được hơn 54 triệu m3 khí và 10 nghìn m3 condensate, tổng giá trị gần 18 triệu USD.
Giàn BK-TNG mỏ Thiên Ưng thuộc Lô 04-3, bồn trũng Nam Côn Sơn, ở phía Đông Nam mỏ Bạch Hổ, nơi có độ sâu 120 mét nước, cách bờ 270km. Lô 04-3 được Chính phủ giao cho Tổ hợp nhà thầu gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty AO Zarubezhneft (Liên bang Nga). Vietsovpetro được chỉ định là nhà điều hành. Mỏ Thiên Ưng do Vietsovpetro phát hiện từ đầu năm 2009 bằng giếng thăm dò TU-3X. Sau quá trình thẩm lượng và đánh giá, mỏ được xếp loại mỏ nhỏ, cận biên. Để giải quyết được bài toán phát triển, khai thác mỏ Thiên Ưng là một thử thách lớn về cả kinh tế, kỹ thuật và công nghệ. Đây là lần đầu tiên Vietsovpetro thực hiện tổng thầu dự án xây dựng giàn khai thác khí tại khu vực nước sâu có quy mô lớn nhất, với tỷ lệ nội địa từ khâu thiết kế, mua sắm, chế tạo đạt cao nhất, đánh dấu sự phát triển và lớn mạnh vượt bậc của Vietsovpetro trong lĩnh vực này.
Dự án phát triển mỏ Thiên Ưng Lô 04-3 là một trong nhiều dự án quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn khí tại khu vực bể Nam Côn Sơn, tạo kết cấu hạ tầng để kết nối, kích thích phát triển thăm dò, khai thác khu vực nước sâu xa bờ rộng lớn này trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Công trình dự kiến sẽ đạt công suất cao nhất vào năm 2019, sản lượng khai thác đỉnh sẽ đạt khoảng 700 triệu m3 khí. Thành công của Dự án Thiên Ưng cùng với chuỗi các dự án liên quan khác trước đó trong khu vực này đã mở ra triển vọng mới cho Vietsovpetro, góp phần phát triển bền vững Tập đoàn Dầu khí Việt Nam./.
Dự án phát triển mỏ Thiên Ưng Lô 04-3 là một trong nhiều dự án quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn khí tại khu vực bể Nam Côn Sơn, tạo kết cấu hạ tầng để kết nối, kích thích phát triển thăm dò, khai thác khu vực nước sâu xa bờ rộng lớn này trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Công trình dự kiến sẽ đạt công suất cao nhất vào năm 2019, sản lượng khai thác đỉnh sẽ đạt khoảng 700 triệu m3 khí. Thành công của Dự án Thiên Ưng cùng với chuỗi các dự án liên quan khác trước đó trong khu vực này đã mở ra triển vọng mới cho Vietsovpetro, góp phần phát triển bền vững Tập đoàn Dầu khí Việt Nam./.
Tổng Công ty tư vấn thiết kế Dầu khí - coi trọng công tác đào tạo  (22/06/2017)
Cách mạng công nghệ 4.0: Báo chí cần làm gì để không bị tụt hậu?  (22/06/2017)
50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia  (22/06/2017)
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XI  (22/06/2017)
Tăng cường công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số  (21/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay