Đấu tranh đẩy lùi hiện tượng đoàn kết “xuôi chiều”, “hình thức”
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(1). Thực hiện lời Di huấn của Bác, hơn 50 năm qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tạo thành “sức mạnh vô địch” giành được thắng lợi trước những nhiệm vụ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua từng thời kỳ.
Tuy nhiên, trong sinh hoạt chi bộ hiện nay ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị đã xuất hiện những biến tướng của nguyên tắc đoàn kết thống nhất, đó là tình trạng đoàn kết “xuôi chiều”, “hình thức” với biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, trong sinh hoạt chi bộ, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện phụ họa theo ý kiến của người đứng đầu, vì sợ va chạm, sợ mất lòng “thủ trưởng” nên không dám thể hiện chính kiến, không trao đổi thẳng thắn, mà cứ “thủ trưởng nghĩ sao thì em theo thế”.
Thứ hai, trong cuộc họp, có tình trạng tất cả cán bộ, đảng viên đều thể hiện sự nhất trí cao với ý kiến của người đứng đầu, song sau đó thì lại “lời ra tiếng vào”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.
Những biến tướng đó cần được khắc phục triệt để, bởi đoàn kết “xuôi chiều”, “hình thức” sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm suy giảm bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, khiến họ “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”, lâu dài sẽ tiềm ẩn hình thành “nhóm lợi ích” để trục lợi. Nếu đoàn kết thống nhất làm nên sức mạnh của Đảng, thì đoàn kết “xuôi chiều”, “hình thức” lại làm chia rẽ, suy yếu Đảng.
Để đẩy lùi hiện tượng đoàn kết “xuôi chiều”, “hình thức” trong sinh hoạt chi bộ, mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, “Nội dung sinh hoạt chi bộ phải gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;... bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ;... lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của đảng viên và nhân dân”(2) theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16-6-2022, của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, “Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Và hơn lúc nào kết, yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng; phát huy hơn nữa trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp./.
-----------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 15, tr. 622
(2) Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng: Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Dùng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr. 95 - 96
Nhiều “chữ”, mà ít... “nghĩa”!  (03/10/2023)
Thái độ, trình độ, hay... đức độ?  (07/09/2023)
Hãy biết trân quý thời gian của dân, của nước  (29/07/2023)
Chỉ tiêu cho đủ, cho có, cho đẹp  (30/05/2023)
Tuýt còi những kiểu “đá bóng” trong công sở  (30/04/2023)
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế di sản tỉnh Quảng Ninh
- Để các sản phẩm thủ công nghiệp đóng góp phát triển kinh tế di sản tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình, phát triển tương lai đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay