Hậu duệ và trí tuệ
TCCS - Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ của ta trong xã hội đã lưu truyền câu vè: “Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ”. Thật ra, câu vè này còn có tới mấy dị bản. Thí dụ: Dị bản 1, “Thứ nhất tiền tệ/ Thứ nhì hậu duệ/ Thứ ba đồ đệ/ Thứ tư trí tuệ”. Dị bản 2, “Thứ nhất hậu duệ/ Thứ nhì quan hệ/ Thứ ba tiền tệ/ Thứ tư trí tuệ”. Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp.
Với các dị bản nêu trên, theo tôi, dị bản 2 xem ra là phù hợp nhất với những hiện tượng có trong thực tế của nước ta hiện nay. Bởi vì, dù có quan hệ rộng rãi hay có nhiều tiền bạc đến mấy thì những cán bộ trẻ chưa đầy 30 tuổi, rất thiếu vốn kiến thức chuyên ngành và thiếu cả kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, không thể bỗng chốc nhảy phóc lên tới chức vụ trưởng, cục trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch cấp huyện, cấp tỉnh hay tổng giám đốc một tổng công ty cực lớn có tới mấy nghìn cán bộ, công nhân viên nếu không phải là “con, cháu các cụ”. Vì thế, người ta đưa hậu duệ lên đầu bảng tổng sắp là rất có lý. Hậu duệ ở đây, dân gian thường gọi là lớp người thuộc “4c”: “con, cháu các cụ”.
Người Nhật có câu: “Quan hệ tốt coi như đã hoàn thành tới 70% công việc”. Vì thế, quan hệ được xếp ở vị trí thứ hai. Khái niệm quan hệ mà người Nhật nói chủ yếu là quan hệ giao tiếp, ứng xử; nhưng ở Việt Nam chủ yếu lại là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết, thậm chí là quan hệ theo nhóm lợi ích.
Dù giao tiếp, ứng xử giỏi đến mấy; dù có là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết với những cán bộ “cốp” mà thiếu tiền thì nhiều khi cũng không được việc. Vì thế, trong bảng tổng sắp, tiền tệ được xếp ở vị trí thứ ba.
Còn trí tuệ? Xin mời xuống cuối bảng. Tôi biết, có không ít sinh viên học rất giỏi ở các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... nhưng không phải là “con, cháu các cụ”; tiền không nhiều; quan hệ lại không rộng rãi, không khôn khéo, hoặc không được những người thân, quen có địa vị cao trong xã hội giới thiệu thì vẫn cứ lang thang, thất nghiệp. Tài năng và trí tuệ của các em chẳng có nghĩa lý gì.
Từ một số hiện tượng nêu trên, tôi xin nêu ra ba trường hợp với mong muốn cùng độc giả trao đổi. Một là, nếu “con, cháu các cụ” thật sự có năng lực và phẩm chất tốt thì cho dù họ còn rất trẻ cũng xứng đáng được giao những chức vụ quan trọng, và chúng ta phải mừng vì đó cũng là hiện tượng “hổ phụ sinh hổ tử”. Hai là, nếu “các cụ” đặt con, cháu mình vào những chiếc ghế đầy quyền lực, nhưng thấy họ không đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương công việc, “các cụ” lại tỉnh táo động viên, khuyên bảo họ từ chức để người khác làm thay. Trường hợp này đương nhiên không thể khen, song cũng không đáng trách. Ba là, “các cụ” bế con, cháu mình lên đặt vào những chiếc ghế đầy quyền lực, nhưng khi thấy con, cháu không đủ năng lực và phẩm chất đảm đương công việc mà “các cụ” vẫn “cố đấm ăn xôi”, quyết dùng ảnh hưởng của mình để giữ ghế cho họ. Trường hợp này chẳng những đáng phê phán mà còn phải có hình thức kỷ luật thích hợp; bởi vì, như vậy rõ ràng là “các cụ” đã vi phạm nghiêm trọng Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về những điều đảng viên không được làm”.
Các cụ ta từ xưa đã tổng kết: “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”. Thâm thúy quá!
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo  (02/01/2014)
Sức sống về lý luận và thực tiễn của Nghị quyết 10, Bộ Chính trị Khóa VI trong 25 năm qua  (02/01/2014)
Nghiêm túc thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ  (02/01/2014)
Triển khai đồng bộ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận  (02/01/2014)
Theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp ứng phó kịp thời  (02/01/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên