Hội thảo “DDCI - công cụ và động lực thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh”
TCCSĐT - Ngày 25-10, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tổ chức Hội thảo “DDCI - Công cụ và động lực thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh”
Đến dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Nguyễn Tiến Nhường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Mark Stanitzki - Giám đốc Viện FNF, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Tiến Nhường đánh giá cao các cơ quan tham gia tổ chức hội thảo, đồng thời, nhấn mạnh trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh luôn xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng để từng bước xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. Trong đó, chỉ số DDCI (Department and District Competitiveness Index) là kênh đánh giá khách quan, giúp các sở, ngành nâng cao chất lượng cán bộ, tính minh bạch, năng động, tiên tiến và là công cụ đột phá thúc đẩy cải cách hành chính.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh kỳ vọng các diễn giả tham gia hội thảo sẽ trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong cải cách hành chính, công vụ, công chức, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ chỉ số DDCI từ đó tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.
DDCI là Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh. Đây được coi là một trong những giải pháp đột phá trong thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý điều hành thích ứng với giai đoạn mới.
Hiện nay, Bắc Ninh cùng một số ít tỉnh, thành phố trên cả nước, như Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc… đã triển khai và công bố Bộ chỉ số này.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ ý nghĩa của Bộ chỉ số DDCI trong cải thiện chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI; kinh nghiệm xây dựng và triển khai DDCI tại Bắc Ninh, Quảng Ninh; phương pháp xây dựng Bộ chỉ số DDCI, kinh nghiệm xử lý những vấn đề phát sinh, phương thức tổng hợp, viết báo cáo về DDCI; vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong cải thiện chỉ số DDCI; những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh trong vùng đồng bằng sông Hồng...
Hội thảo có ý nghĩa thiết thực để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cải cách hành chính, các giải pháp đột phá cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước bền vững./.
Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ và thúc đẩy các thỏa thuận với Malaysia  (24/10/2018)
Việt Nam coi trọng vai trò trung tâm của Liên hợp quốc  (24/10/2018)
Quốc hội hoàn thành công tác nhân sự tại kỳ họp thứ sáu  (24/10/2018)
EVFTA tạo thời cơ tốt cho doanh nghiệp Việt Nam - Italy  (24/10/2018)
Nhiều giải pháp bảo đảm phát triển vững chắc nền kinh tế  (24/10/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay