Các Ủy ban APEC trong Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan họp phiên toàn thể
Tại các cuộc họp về Thương mại và đầu tư và quản lý ngân sách, đại diện các nền kinh tế đã trao đổi kế hoạch công tác năm 2017, tập trung vào các nhiệm vụ chính của thương mại và đầu tư trong điều phối chương trình nghị sự tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; cũng như của quản lý ngân sách trong quản lý ngân sách và điều hành các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại các phiên khai mạc, Chủ tịch các quan chức cao cấp (SOM) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang ở giai đoạn quan trọng trong đẩy mạnh nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Bogor vào 2020, trong đó đóng góp của các Ủy ban vào thành công chung của Năm APEC 2017 sẽ là một bước tiến then chốt trong tiến trình này”. Để triển khai hợp tác Năm APEC 2017, Chủ tịch quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017 cũng đề nghị các Ủy ban lồng ghép các hướng ưu tiên vào hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2017.
Về phía Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương quốc tế, Giám đốc điều hành Allan Bollard đã cập nhật và thông báo định hướng hoạt động của Ban Thư ký thời gian tới. Trong bối cảnh xu hướng bảo hộ và tâm lý nghi ngại toàn cầu hoá xuất hiện ở một số nơi, một trong những điểm nhấn trong hoạt động của Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ là công tác thông tin truyền thông để người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan có thông tin đầy đủ hơn về hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng trong khuôn khổ thương mại và đầu tư, ngày 26-02, Nhóm bạn Chủ tịch về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương đã thảo luận kế hoạch công tác Nhóm bạn Chủ tịch về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, khả năng tham gia đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và học giả trong tiến trình này và các bước cần triển khai trong năm 2017. Trong khi đó, Nhóm bạn Chủ tịch về Thuận lợi hoá thương mại cập nhật việc triển khai Khuôn khổ kết nối chuỗi cung ứng giai đoạn 2 (SCFAP II, 2017-2020 ), với mục tiêu tăng cường độ tin cậy của chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cũng trong ngày 26-02, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành Đối thoại về mua sắm chính phủ, tập trung trao đổi những điển hình của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong quản lý mua sắm chính phủ. Trên cơ sở đóng góp của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)..., đại diện các nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm chống tham nhũng, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mua sắm chính phủ điện tử...
Sau các hội thảo và hoạt động của tiểu nhóm, chính sách và luật cạnh tranh hôm nay đã họp phiên toàn thể. Bên cạnh việc cập nhật tình hình triển khai các dự án và thảo luận nhiều sáng kiến mới, các nền kinh tế đã thông tin những thay đổi trong hệ thống luật pháp liên quan chính sách cạnh tranh, hướng tới mục tiêu tổng thể là giảm thiểu can thiệp bóp méo thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong ngày làm việc thứ hai, các thành viên chính sách an ninh lương thực tiếp tục thảo luận trong khuôn khổ các nhóm nhỏ về phát triển nông nghiệp và nghề cá bền vững, thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy thương mại và thị trường. Trong khi đó, tại Nhóm Nghề cá và đại dương, đại diện các nền kinh tế cập nhật hoạt động của các trung tâm Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương liên quan lĩnh vực đánh bắt cá và đại dương, thảo luận các nội dung liên quan bảo vệ môi trường biển và các biện pháp thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.
Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam
Sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 được coi là cơ hội “vàng” để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy thương mại và đầu tư. Bên lề Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (SOM1) và các cuộc họp liên quan, ông Hoàng Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC 2017 đã chia sẻ về những lợi ích của Diễn đàn đem lại cho khối doanh nghiệp.
Về ý nghĩa của năm APEC 2017 đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Hoàng Văn Dũng cho biết: Năm 2017 là lần thứ hai Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, trước đó là Năm APEC 2006. Điều này phản ánh sự tín nhiệm của 21 nền kinh tế thành viên dành cho Việt Nam. Cách đây 10 năm khi Việt Nam tổ chức Năm APEC 2006, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển mạnh và cũng chưa hiểu biết nhiều về Cộng đồng doanh nghiệp của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cộng đồng rất lớn với những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc; đóng góp 50% GDP, 50% thương mại toàn cầu. Đối với Việt Nam, Cộng đồng này đóng góp tới 70% tăng trưởng đầu tư và du lịch. Nếu như trước đây 10 năm, đầu tư vào Việt Nam còn rất khiêm tốn, đến nay số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với hơn 20.000 doanh nghiệp, góp tổng số vốn hơn 300 tỷ USD, đóng góp 25% GDP, 35% sản lượng công nghiệp, và 70% xuất khẩu của Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả, Cộng đồng này đã tạo ra 1 triệu công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho Việt Nam; góp phần chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Đánh giá về những lợi ích trong hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của khối doanh nghiệp Việt Nam, ông Hoàng Văn Dũng cho rằng Diễn đàn là cơ chế hợp tác về kinh tế, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt sẽ được tiếp xúc với các doanh nghiệp hàng đầu, khoa học công nghệ hàng đầu trong đó có công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, nguồn vốn cũng như các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu chúng ta biết tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp Việt sẽ phát triển rất nhanh, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia, đóng góp và nêu lên những vấn đề quan tâm thông qua các cơ chế như: Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương; Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (ABAC); các đối thoại công tư giữa các nhóm công tác chuyên ngành Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương với các doanh nghiệp, cùng nhiều cuộc họp liên quan.
Để tận dụng những ưu tiên từ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, ông Hoàng Văn Dũng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần có đầy đủ thông tin về các đối tác cũng như cách họ triển khai công việc. Chúng ta cũng phải tham gia góp ý với Chính phủ trong việc xây dựng luật pháp minh bạch, rõ ràng để tất cả cùng hưởng lợi trong “cuộc chơi”. Các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt chú trọng đến vấn đề sở hữu trí tuệ, chống hàng giả. Do đó, muốn thu hút được doanh nghiệp công nghệ cao, chúng ta phải tôn trọng luật pháp, đặc biệt là luật về sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đóng góp 97% nền kinh tế trong khu vực và có đóng góp đặc biệt đối với Việt Nam.
So với thế giới, Việt Nam mới mở cửa thị trường, số lượng doanh nghiệp còn rất ít. Chúng ta cũng rất thiếu kinh nghiệm về hội nhập quốc tế cũng như năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị của từng doanh nghiệp. Nếu muốn tận dụng được cơ hội từ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và có thể tồn tại để cùng phát triển, ông Hoàng Văn Dũng cho rằng, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nâng cao năng lực bằng cách tái cơ cấu doanh nghiệp, tận dụng khoa học công nghệ của thế giới do các doanh nghiệp nước ngoài mang vào Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, giảm giá thành. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới cạnh tranh được trên thị trường Việt Nam và hội nhập trên trường quốc tế./.
Chính thức khởi động biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam  (26/02/2017)
Nắm bắt cơ hội từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin  (26/02/2017)
Đức ủng hộ thuế trừng phạt Mỹ nếu ông Trump áp dụng chính sách bảo hộ  (26/02/2017)
Đức ủng hộ thuế trừng phạt Mỹ nếu ông Trump áp dụng chính sách bảo hộ  (26/02/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên