Chính thức khởi động biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo, Chủ nhiệm Đề án cho biết đến nay, các tổ chức chuyên môn của Đề án đã được thành lập và đi vào hoạt động. Ban Chủ nhiệm đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức thực hiện Đề án, trong đó có quy chế tổ chức và hoạt động của các Ban biên soạn chuyên ngành. Tất cả các bản quy chế tổ chức và hoạt động cũng như nhân sự của các tổ chức đã được chuyển cho các nhà khoa học - Trưởng ban biên soạn chuyên ngành.
Các bản quy chế này quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức. Đề án sau khi hoàn thành sẽ được chuyển giao tới các ban để các trưởng ban có thêm nguồn thông tin quan trọng trong việc lựa chọn và huy động các nhà khoa học trên toàn quốc tham gia biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Ban chủ nhiệm cũng đã chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành cuốn "Cẩm nang biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam" với những nội dung thiết thực cho việc biên soạn. Cuốn cẩm nang này sẽ sớm được xuất bản và gửi tới các nhà khoa học tham gia biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng đã nêu ra phương châm biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam. Theo đó, Hội đồng sẽ quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong biên soạn, kiên trì chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc sưu tầm, lựa chọn đánh giá các sự kiện và tư liệu, tôn trọng phương châm dân chủ trong khoa học, có thái độ khách quan khi giới thiệu các tri thức văn hóa, khoa học.
Đối với những vấn đề học thuật còn chưa nhất trí về mặt quan điểm cần phản ánh đầy đủ, khách quan các học thuyết khác nhau. Bách khoa toàn thư Việt Nam phải mang đặc điểm và sắc thái Việt Nam, chú trọng giới thiệu đậm nét các di sản lịch sử văn hóa, các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ và mọi mặt hoạt động chính trị, kinh tế của đất nước.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận về các vấn đề cơ bản của việc soạn thảo bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, đó là những vấn đề về cấu trúc các quyển-cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô, xác lập bảng mục từ các loại hình mục từ ngắn, trung bình, dài và rất dài, biên soạn các mục từ mẫu, minh hoạ cho các mục từ...; các nguyên tắc chung về biên soạn bách khoa toàn thư để đảm bảo tính thống nhất trong biên soạn ở tất cả các mục từ, đảm bảo thừa kế và phát triển tri thức của thế giới đồng thời, đảm bảo bộ Bách khoa toàn thư là kho tàng tri thức mang bản sắc của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, văn hoá nghệ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, an ninh quốc phòng.
Các nhà khoa học cũng đã đề cập những khó khăn và thuận lợi trong biên soạn như cần đảm bảo tính khoa học, tính đại chúng, tính dân tộc và tính hiện đại như mục tiêu của đề án đã đề ra...
Mỗi Ban sẽ biên soạn một quyển chuyên ngành trong bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 37 quyển, các quyển này có số trang tương đương nhau (1.500-2.000 trang) sẽ có khoảng 2.000-2.500 mục từ (với dung lượng bản thảo khoảng 6.000 trang khổ A4 đánh máy). Khi đi vào biên soạn các mục từ sẽ học hỏi và rút kinh nghiệm từ các nước có nền bách khoa tiêu biểu và lâu đời như Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc... Từ việc kế thừa tri thức của các cuốn Bách khoa đã có trên thế giới cả về tri thức chung, tri thức riêng của từng quốc gia, Việt Nam sẽ biên soạn để bổ sung và hoàn thiện các tri thức của Việt Nam; theo đó tri thức của Việt Nam sẽ chiếm 70% và tri thức của thế giới sẽ là 30% (riêng các chuyên ngành có đặc thù riêng, tỷ lệ sẽ khác).
Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam là loại bách khoa thư tổng hợp cỡ lớn, bao quát mọi lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn, văn hóa nghệ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, an ninh và quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, nâng cao trình độ văn hóa khoa học của nhân dân, góp phần giao lưu văn hóa thế giới./.
Nắm bắt cơ hội từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin  (26/02/2017)
Đức ủng hộ thuế trừng phạt Mỹ nếu ông Trump áp dụng chính sách bảo hộ  (26/02/2017)
Đức ủng hộ thuế trừng phạt Mỹ nếu ông Trump áp dụng chính sách bảo hộ  (26/02/2017)
Xây dựng đô thị thông minh: TP. Hồ Chí Minh ưu tiên doanh nghiệp nội  (26/02/2017)
EVN: Sẽ cổ phần hóa khâu kinh doanh bán lẻ điện sau năm 2020  (26/02/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên