Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18-7 đến ngày 24-7-2016)
22:36, ngày 25-07-2016
TCCSĐT - Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai ngay sau khi tái đắc cử. Chuyến thăm ghi dấu mốc mới trong quan hệ song phương, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Slovakia, đồng thời khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt.
Thủ tướng Cộng hòa Slovakia Robert Fico thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 16 đến ngày 19-7-2016, Thủ tướng Cộng hòa Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Robert Fico đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Slovakia; gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam - Slovakia; thăm thành phố Đà Nẵng. Đoàn Thủ tướng Slovakia đã đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Robert Fico đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực vận tải, thông tin và truyền thông, đầu tư và giáo dục và có cuộc gặp gỡ báo chí . Các cuộc gặp gỡ song phương đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và những ưu tiên trong chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của mỗi nước, trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ song phương, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Hai bên nhất trí tiếp tục quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực; chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tốt cho Khóa họp lần thứ 2 của Ủy ban dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2017 tại Bratislava, Slovakia; thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch, luật pháp, khoa học và công nghệ. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, Slovakia với tư cách là thành viên tích cực của Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và EU, trong đó có việc phê chuẩn và thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực của ASEAN, sẵn sàng hỗ trợ Slovakia tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước thành viên của tổ chức này.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hợp tác ứng phó về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước, trong đó có hợp tác quản lý nguồn nước Mekong - Danube; cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa tại Liên hợp quốc và Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), xem xét ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Hai bên cam kết duy trì hòa bình, thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông. Hai bên nhất trí giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam tham dự cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 19-7-2016, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã dự và có bài phát biểu tại Cuộc họp cấp cao về ứng phó với những tác động của hiện tượng thời tiết El Nino và giảm thiểu rủi ro thường xuyên của biến đổi khí hậu.
Trong bài phát biểu, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng El Nino kéo dài đối với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững cũng như sự thụ hưởng các quyền của người dân, đồng thời thông tin về tình hình hạn hán và xâm ngập mặn nghiêm trọng nhất trong 90 năm qua tại Việt Nam do hiện tượng El Nino, nhất là sự thiếu hụt về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất dẫn đến thiệt hại nặng nề đối với mùa màng và đời sống của người dân. Nhấn mạnh những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam nhằm hỗ trợ ổn định cuộc sống của người dân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đồng thời đề nghị cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, trước mắt là đóng góp vào Quỹ hỗ trợ khẩn cấp, về dài hạn, hỗ trợ thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi cho người dân và nền kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, công nghệ và những sáng kiến cụ thể trong lĩnh vực mà các nước phát triển có ưu thế.
Trong khuôn khổ cuộc họp, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc gồm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng giám đốc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Các đối tác Liên hợp quốc đều bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, cho rằng Việt Nam là hình mẫu quốc gia đang phát triển đạt được hầu hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Giám đốc UNDP, bà Helen Clark khẳng định UNDP sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2017-2021, đặc biệt trong những lĩnh vực mà UNDP có nhiều thế mạnh như tăng cường năng lực thể chế, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và tiếp tục giúp Việt Nam ứng phó với hiện tượng El Nino. Phó Tổng Thư ký kiêm Giám đốc điều hành UNFPA, ông Babatunde Osotimehin cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam đối phó với những thách thức mới về dân số như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, vấn đề sức khỏe sinh sản, già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số. Lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc hoan nghênh việc Việt Nam cử đoàn cấp cao tham dự Phiên họp cấp cao của ECOSOC; đồng thời đánh giá cao những đóng góp tích cực của Đoàn Việt Nam tại các phiên họp và sự kiện của Liên hợp quốc nhân dịp này.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Cuba
Nhận lời mời của Thượng tướng Leopoldo Cintra Frias, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba (MINFAR), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng nước ta đã thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 17 đến ngày 21-7-2016, kết hợp tiến hành cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng.
Tại cuộc Đối thoại, hai bên bày tỏ vui mừng trước kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua, đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác ngày càng thực chất, hiệu quả nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng của mỗi nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững thành quả cách mạng. Hai bên đã thống nhất phương hướng hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, tiềm năng và nhu cầu để tiến tới ký kết Kế hoạch hợp tác trong thời gian tới, đồng thời khẳng định mong muốn đưa hợp tác quốc phòng trở thành nhân tố quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật thiết, lâu dài giữa Việt Nam và Cuba.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tái khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, thủy chung, trong sáng giữa Quân đội hai nước nói riêng và giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam - Cuba nói chung. Thượng tướng Leopoldo Cintra nhấn mạnh coi trọng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Việt Nam là chính sách xuyên suốt của Cuba, đồng thời cho biết bất chấp những khó khăn kinh tế, cách mạng Cuba vẫn vững vàng tiến lên phía trước. Bên cạnh việc thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương, hai bên cũng trao đổi về tình hình thế giới và của từng khu vực tác động đến hiện trạng an ninh, quốc phòng của mỗi nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thượng tượng Nguyễn Chí Vịnh đã đi thăm một số đơn vị, cơ sở công nghiệp quốc phòng của MINFAR. Đoàn Việt Nam cũng đã đến thăm trường Đại học Quân y Cuba và làm việc với phía Cuba về khả năng hợp tác quân y cũng như trao đổi kinh nghiệm trong việc cử bác sĩ quân y thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Chuyến thăm là minh chứng cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, thủy chung, trong sáng giữa Quân đội hai nước nói riêng và giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam - Cuba nói chung.
Giao lưu hữu nghị chào mừng kỷ niệm 185 năm quốc khánh Vương quốc Bỉ
Tối 21-7-2016, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt - Bỉ phối hợp Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam tổ chức giao lưu hữu nghị nhân kỷ niệm 185 năm quốc khánh Vương quốc Bỉ (21-7-1831 - 21-7-2016). Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt-Bỉ, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ, các doanh nghiệp Bỉ tại Việt Nam cùng đông đảo cựu học sinh, sinh viên Việt Nam từng sinh sống, học tập tại Bỉ.
Theo Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Bỉ, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Bùi Anh Tuấn: Quan hệ hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ ngày càng chặt chẽ thông qua các trao đổi chính trị cấp cao, trên mọi lĩnh vực hợp tác phát triển, kinh tế, giáo dục và văn hóa... Cùng với đó là nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Buổi giao lưu hữu nghị nhân kỷ niệm quốc khánh Vương quốc Bỉ là hoạt động thường niên, có ý nghĩa; đáp ứng nguyện vọng của đông đảo hội viên, những người yêu mến nước Bỉ được giao lưu, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Hoạt động này góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác về mọi mặt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước.
Hội hữu nghị Việt -Bỉ đã có nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân, đóng góp vào sự phát triển không ngừng của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam bà Jehanne Roccas đánh giá: Sau 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ ngày càng gắn kết thông qua hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, phát triển đến hợp tác về nghiên cứu và học thuật. Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước liên tục tăng trong những năm qua. Bỉ tự hào là nước xuất khẩu lớn thứ 6 đến Việt Nam trong Liên minh châu Âu và cũng là nước nhập khẩu lớn thứ 8 hàng hóa của Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, con số 2.000 cựu du học sinh Việt Nam từng học tập tại Bỉ và con số tương tự sinh viên tốt nghiệp Chương trình Thạc sỹ Solvay ở Việt Nam (Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ giữa Trường Kinh tế và Quản lý Solvay Brussels và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) là bằng chứng thuyết phục nhất cho sự hợp tác thành công trong lĩnh vực này...
Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển lần thứ 14
Nhận lời mời của Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), đoàn Việt Nam, do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh dẫn đầu, đã tham dự Hội nghị UNCTAD lần thứ 14 được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 22-7-2016 tại Nairobi, Kenya.
UNCTAD là diễn đàn liên chính phủ được thành lập năm 1964 nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên; đặc biệt hướng tới mục tiêu bảo đảm sự phát triển hài hòa về các mặt thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật. Hiện UNCTAD bao gồm 194 thành viên, trong đó có 155 nước (trong đó có Việt Nam) là thành viên của Ủy ban Thương mại và Phát triển. Tại Hội nghị này, Việt Nam đã giới thiệu các nỗ lực của chính phủ nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách, tăng cường chủ động hội nhập quốc tế, thúc đẩy cắt giảm hàng rào thương mại, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tích cực hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh thông qua hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên với một nhà tài trợ quốc tế; mong muốn các nước phát triển và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục tạo điều kiện và khuyến khích Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế này.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Trưởng đoàn Vũ Quang Minh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Kenya, Tiến sĩ Amina C. Mohamed; làm việc với ông Christopher Chika, Tổng Vụ trưởng Vụ châu Á, châu Đại Dương và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Kenya; làm việc với bà Arancha Gonzalez, Giám đốc Điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cơ quan do WTO và UNCTAD phối hợp thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại các nước đang phát triển; tham dự cuộc họp quan chức cao cấp và Hội nghị Bộ trưởng nhóm G77 và Trung Quốc, các hoạt động của Diễn đàn Hàng hóa toàn cầu (Global Commodities Forum), Diễn đàn Đầu tư thế giới (World Investment Forum), Diễn đàn Dịch vụ thế giới (World Service Forum) và của Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie)…
Kết thúc các cuộc họp của nhóm G77 và Trung Quốc, nhóm đã ra Tuyên bố lập trường tại UNCTAD 14 và Tuyên bố Bộ trưởng. Các Tuyên bố nhấn mạnh vai trò của UNCTAD trong hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất (LDCs), các nước không có đảo (LLDCs), các nước đảo nhỏ (SIDs) và châu Phi trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), kêu gọi tiếp tục thúc đẩy vòng đàm phán Doha trong WTO, hợp tác tránh trốn tránh thuế, tăng hiệu quả đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta dự lễ tang đồng chí Saman Viyaket tại Lào
Ngày 24-7-2016, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam tới thủ đô Viêng Chăn dự lễ tang đồng chí Saman Viyaket, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Công tác Tư tưởng, Lý luận và Văn hóa Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Lễ viếng được tổ chức trang trọng tại Nhà Quốc hội Lào. Vòng hoa của đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam mang dòng chữ: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Saman Viyaket. Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith; Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã thân mật tiếp đoàn.
Tại các cuộc tiếp, thay mặt Đảng, Nhà nước và gia quyến đồng chí Saman Viyaket, các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào bày tỏ cảm ơn sâu sắc về việc Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi Điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước Lào và cử đoàn đại biểu cấp cao sang Lào viếng đồng chí Saman Viyaket. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và Chủ tịch Quốc hội Lào cho rằng, trước tổn thất to lớn và mất mát đau thương của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, sự có mặt của đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam, những người bạn, người đồng chí, anh em thân thiết, là nguồn động viên, chia sẻ rất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, thể hiện mối quan hệ sâu đậm của tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung và hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam.
Đồng chí Tòng Thị Phóng trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam, tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào. Đồng chí Tòng Thị Phóng đánh giá cao vai trò và những đóng góp to lớn của đồng chí Saman Viyaket đối với sự nghiệp cách mạng Lào và nhấn mạnh đồng chí Saman Viyaket từ trần là tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Lào và gia quyến; Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mất một người bạn, người đồng chí anh em vô cùng thân thiết, đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào./.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 16 đến ngày 19-7-2016, Thủ tướng Cộng hòa Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Robert Fico đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Slovakia; gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam - Slovakia; thăm thành phố Đà Nẵng. Đoàn Thủ tướng Slovakia đã đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Robert Fico đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực vận tải, thông tin và truyền thông, đầu tư và giáo dục và có cuộc gặp gỡ báo chí . Các cuộc gặp gỡ song phương đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và những ưu tiên trong chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của mỗi nước, trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ song phương, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Hai bên nhất trí tiếp tục quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực; chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tốt cho Khóa họp lần thứ 2 của Ủy ban dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2017 tại Bratislava, Slovakia; thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch, luật pháp, khoa học và công nghệ. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, Slovakia với tư cách là thành viên tích cực của Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và EU, trong đó có việc phê chuẩn và thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực của ASEAN, sẵn sàng hỗ trợ Slovakia tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước thành viên của tổ chức này.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hợp tác ứng phó về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước, trong đó có hợp tác quản lý nguồn nước Mekong - Danube; cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa tại Liên hợp quốc và Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), xem xét ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Hai bên cam kết duy trì hòa bình, thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông. Hai bên nhất trí giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam tham dự cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 19-7-2016, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã dự và có bài phát biểu tại Cuộc họp cấp cao về ứng phó với những tác động của hiện tượng thời tiết El Nino và giảm thiểu rủi ro thường xuyên của biến đổi khí hậu.
Trong bài phát biểu, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng El Nino kéo dài đối với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững cũng như sự thụ hưởng các quyền của người dân, đồng thời thông tin về tình hình hạn hán và xâm ngập mặn nghiêm trọng nhất trong 90 năm qua tại Việt Nam do hiện tượng El Nino, nhất là sự thiếu hụt về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất dẫn đến thiệt hại nặng nề đối với mùa màng và đời sống của người dân. Nhấn mạnh những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam nhằm hỗ trợ ổn định cuộc sống của người dân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đồng thời đề nghị cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, trước mắt là đóng góp vào Quỹ hỗ trợ khẩn cấp, về dài hạn, hỗ trợ thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi cho người dân và nền kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, công nghệ và những sáng kiến cụ thể trong lĩnh vực mà các nước phát triển có ưu thế.
Trong khuôn khổ cuộc họp, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc gồm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng giám đốc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Các đối tác Liên hợp quốc đều bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, cho rằng Việt Nam là hình mẫu quốc gia đang phát triển đạt được hầu hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Giám đốc UNDP, bà Helen Clark khẳng định UNDP sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2017-2021, đặc biệt trong những lĩnh vực mà UNDP có nhiều thế mạnh như tăng cường năng lực thể chế, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và tiếp tục giúp Việt Nam ứng phó với hiện tượng El Nino. Phó Tổng Thư ký kiêm Giám đốc điều hành UNFPA, ông Babatunde Osotimehin cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam đối phó với những thách thức mới về dân số như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, vấn đề sức khỏe sinh sản, già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số. Lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc hoan nghênh việc Việt Nam cử đoàn cấp cao tham dự Phiên họp cấp cao của ECOSOC; đồng thời đánh giá cao những đóng góp tích cực của Đoàn Việt Nam tại các phiên họp và sự kiện của Liên hợp quốc nhân dịp này.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Cuba
Nhận lời mời của Thượng tướng Leopoldo Cintra Frias, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba (MINFAR), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng nước ta đã thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 17 đến ngày 21-7-2016, kết hợp tiến hành cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng.
Tại cuộc Đối thoại, hai bên bày tỏ vui mừng trước kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua, đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác ngày càng thực chất, hiệu quả nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng của mỗi nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững thành quả cách mạng. Hai bên đã thống nhất phương hướng hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, tiềm năng và nhu cầu để tiến tới ký kết Kế hoạch hợp tác trong thời gian tới, đồng thời khẳng định mong muốn đưa hợp tác quốc phòng trở thành nhân tố quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật thiết, lâu dài giữa Việt Nam và Cuba.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tái khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, thủy chung, trong sáng giữa Quân đội hai nước nói riêng và giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam - Cuba nói chung. Thượng tướng Leopoldo Cintra nhấn mạnh coi trọng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Việt Nam là chính sách xuyên suốt của Cuba, đồng thời cho biết bất chấp những khó khăn kinh tế, cách mạng Cuba vẫn vững vàng tiến lên phía trước. Bên cạnh việc thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương, hai bên cũng trao đổi về tình hình thế giới và của từng khu vực tác động đến hiện trạng an ninh, quốc phòng của mỗi nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thượng tượng Nguyễn Chí Vịnh đã đi thăm một số đơn vị, cơ sở công nghiệp quốc phòng của MINFAR. Đoàn Việt Nam cũng đã đến thăm trường Đại học Quân y Cuba và làm việc với phía Cuba về khả năng hợp tác quân y cũng như trao đổi kinh nghiệm trong việc cử bác sĩ quân y thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Chuyến thăm là minh chứng cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, thủy chung, trong sáng giữa Quân đội hai nước nói riêng và giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam - Cuba nói chung.
Giao lưu hữu nghị chào mừng kỷ niệm 185 năm quốc khánh Vương quốc Bỉ
Tối 21-7-2016, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt - Bỉ phối hợp Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam tổ chức giao lưu hữu nghị nhân kỷ niệm 185 năm quốc khánh Vương quốc Bỉ (21-7-1831 - 21-7-2016). Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt-Bỉ, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ, các doanh nghiệp Bỉ tại Việt Nam cùng đông đảo cựu học sinh, sinh viên Việt Nam từng sinh sống, học tập tại Bỉ.
Theo Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Bỉ, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Bùi Anh Tuấn: Quan hệ hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ ngày càng chặt chẽ thông qua các trao đổi chính trị cấp cao, trên mọi lĩnh vực hợp tác phát triển, kinh tế, giáo dục và văn hóa... Cùng với đó là nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Buổi giao lưu hữu nghị nhân kỷ niệm quốc khánh Vương quốc Bỉ là hoạt động thường niên, có ý nghĩa; đáp ứng nguyện vọng của đông đảo hội viên, những người yêu mến nước Bỉ được giao lưu, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Hoạt động này góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác về mọi mặt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước.
Hội hữu nghị Việt -Bỉ đã có nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân, đóng góp vào sự phát triển không ngừng của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam bà Jehanne Roccas đánh giá: Sau 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ ngày càng gắn kết thông qua hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, phát triển đến hợp tác về nghiên cứu và học thuật. Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước liên tục tăng trong những năm qua. Bỉ tự hào là nước xuất khẩu lớn thứ 6 đến Việt Nam trong Liên minh châu Âu và cũng là nước nhập khẩu lớn thứ 8 hàng hóa của Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, con số 2.000 cựu du học sinh Việt Nam từng học tập tại Bỉ và con số tương tự sinh viên tốt nghiệp Chương trình Thạc sỹ Solvay ở Việt Nam (Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ giữa Trường Kinh tế và Quản lý Solvay Brussels và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) là bằng chứng thuyết phục nhất cho sự hợp tác thành công trong lĩnh vực này...
Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển lần thứ 14
Nhận lời mời của Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), đoàn Việt Nam, do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh dẫn đầu, đã tham dự Hội nghị UNCTAD lần thứ 14 được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 22-7-2016 tại Nairobi, Kenya.
UNCTAD là diễn đàn liên chính phủ được thành lập năm 1964 nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên; đặc biệt hướng tới mục tiêu bảo đảm sự phát triển hài hòa về các mặt thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật. Hiện UNCTAD bao gồm 194 thành viên, trong đó có 155 nước (trong đó có Việt Nam) là thành viên của Ủy ban Thương mại và Phát triển. Tại Hội nghị này, Việt Nam đã giới thiệu các nỗ lực của chính phủ nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách, tăng cường chủ động hội nhập quốc tế, thúc đẩy cắt giảm hàng rào thương mại, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tích cực hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh thông qua hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên với một nhà tài trợ quốc tế; mong muốn các nước phát triển và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục tạo điều kiện và khuyến khích Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế này.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Trưởng đoàn Vũ Quang Minh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Kenya, Tiến sĩ Amina C. Mohamed; làm việc với ông Christopher Chika, Tổng Vụ trưởng Vụ châu Á, châu Đại Dương và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Kenya; làm việc với bà Arancha Gonzalez, Giám đốc Điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cơ quan do WTO và UNCTAD phối hợp thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại các nước đang phát triển; tham dự cuộc họp quan chức cao cấp và Hội nghị Bộ trưởng nhóm G77 và Trung Quốc, các hoạt động của Diễn đàn Hàng hóa toàn cầu (Global Commodities Forum), Diễn đàn Đầu tư thế giới (World Investment Forum), Diễn đàn Dịch vụ thế giới (World Service Forum) và của Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie)…
Kết thúc các cuộc họp của nhóm G77 và Trung Quốc, nhóm đã ra Tuyên bố lập trường tại UNCTAD 14 và Tuyên bố Bộ trưởng. Các Tuyên bố nhấn mạnh vai trò của UNCTAD trong hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất (LDCs), các nước không có đảo (LLDCs), các nước đảo nhỏ (SIDs) và châu Phi trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), kêu gọi tiếp tục thúc đẩy vòng đàm phán Doha trong WTO, hợp tác tránh trốn tránh thuế, tăng hiệu quả đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta dự lễ tang đồng chí Saman Viyaket tại Lào
Ngày 24-7-2016, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam tới thủ đô Viêng Chăn dự lễ tang đồng chí Saman Viyaket, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Công tác Tư tưởng, Lý luận và Văn hóa Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Lễ viếng được tổ chức trang trọng tại Nhà Quốc hội Lào. Vòng hoa của đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam mang dòng chữ: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Saman Viyaket. Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith; Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã thân mật tiếp đoàn.
Tại các cuộc tiếp, thay mặt Đảng, Nhà nước và gia quyến đồng chí Saman Viyaket, các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào bày tỏ cảm ơn sâu sắc về việc Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi Điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước Lào và cử đoàn đại biểu cấp cao sang Lào viếng đồng chí Saman Viyaket. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và Chủ tịch Quốc hội Lào cho rằng, trước tổn thất to lớn và mất mát đau thương của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, sự có mặt của đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam, những người bạn, người đồng chí, anh em thân thiết, là nguồn động viên, chia sẻ rất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, thể hiện mối quan hệ sâu đậm của tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung và hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam.
Đồng chí Tòng Thị Phóng trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam, tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào. Đồng chí Tòng Thị Phóng đánh giá cao vai trò và những đóng góp to lớn của đồng chí Saman Viyaket đối với sự nghiệp cách mạng Lào và nhấn mạnh đồng chí Saman Viyaket từ trần là tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Lào và gia quyến; Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mất một người bạn, người đồng chí anh em vô cùng thân thiết, đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào./.
Binh chủng Tăng thiết giáp: Hội thi “Nhà ăn, nhà bếp chính quy, an toàn, chất lượng và tăng gia sản xuất chế biến” năm 2016  (25/07/2016)
Đồng chí Trần Đại Quang trúng cử chức vụ Chủ tịch nước  (25/07/2016)
Trình Quốc hội khóa XIV nhân sự bầu chức danh Chủ tịch nước  (25/07/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18 đến ngày 24-7-2016  (25/07/2016)
Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên  (24/07/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam