*** Hồ sơ

- Cung điện, đền, đài: Xưa và nay

*** Vấn đề và bình luận

Việt Ân - Thăm cung điện hoàng gia duy nhất ở Mỹ

Cung điện Iolani sừng sững dưới ánh nắng nhiệt đới vàng rực chói chang và bầu trời xanh ngắt của Hawaii. Nếu ai đã quen với những hình ảnh về các hoàng cung châu Âu lộng lẫy nguy nga bằng cẩm thạch trắng, hay những hoàng cung châu Á trầm mặc bí ẩn, thì tòa nhà này lại mang dáng dấp kiến trúc khác hẳn - kiến trúc phục hưng Hawaii, kết hợp giữa các quy tắc thẩm mỹ của kiến trúc La Mã với những khái niệm của văn hóa bản địa.

Thảo Nguyên (st) - Nhà tạ - nét độc đáo trong kiến trúc cung đình Huế

Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cung đình mang nhiều nét tiêu biểu và đặc sắc. Một trong những loại hình kiến trúc rất quan trọng và đặc sắc đó là nhà tạ, nó góp phần tạo nên sự phong phú cùng vẻ đẹp thanh thoát, lãng mạn của quần thể kiến trúc cung đình Huế.

Tiểu Minh - Kỳ vĩ Cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông ở thành phố St. Petersburg, Nga, là một trong những công trình kiến trúc kỳ vĩ hàng đầu thế giới theo phong cách Baroque(Ba-rốc). Nó đã chứng kiến những đổi thay bão táp của lịch sử Nga suốt 3 thế kỷ và hiện là Bảo tàng Di sản Quốc gia Ê-mi-tác-giơ (Hermitage) với những bộ sưu tập hội họa và điêu khắc có một không hai, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Minh Phương - Hầm ngầm cung điện – nơi chôn giấu các bí mật

Do đặc trưng “ngầm”, hệ thống hầm ngầm dưới các cung điện luôn được bao phủ bởi một tấm màn bí ẩn. Rất ít người biết về chúng, bởi những công trình này đã bị chôn sâu dưới lòng đất cả ngàn năm, từ khi được kiến tạo.

*** Bên lề sự kiện

Tú Anh - Cung điện Versailles - kiệt tác của chủ nghĩa cổ điển Pháp

Tuân theo những quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, đáp ứng những chuẩn mực về mặt thiết kế kiến trúc, cung điện Versailles là một công trình ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỉ XVII và XVIII. Trong kiến trúc, cùng với số ít những cung điện khác, Versailles đã đi vào kinh điển, trở thành hình mẫu lý tưởng không chỉ cho các thiết kế đương thời mà còn trong cả các thiết kế hiện đại.

Minh Vũ - Độc đáo hoàng cung lớn nhất thế giới

Brunei giàu có, hẳn rồi, bởi quốc gia này dân số ít, lại có nguồn dầu mỏ khổng lồ. Brunei có nhiều công trình kiến trúc hồi giáo đầy ấn tượng, thu hút đông đảo du khách. Điều ấy không khó lý giải, bởi có tới hơn 70% dân số ở “vương quốc dầu mỏ” này theo đạo Hồi. Trong nhiều công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy ấy, Hoàng cung Istana Nurul Iman ở thủ đô Bandar Seri Begawan độc đáo hơn cả, không chỉ bởi đây là cung điện rộng nhất thế giới...

Mỹ An - Đền Taj Mahal: “Giọt lệ tạc trên đôi má thời gian”

Cao hơn 73m, ngôi đền Ta-gi Ma-han (Taj Mahal) tác tạo từ đá cẩm thạch trắng duyên dáng mà uy nghiêm vươn mình bên dòng sông Yumma tại thành phố Agra. Taj Mahal đã trở thành bất tử qua vần thơ kiệt xuất của đại thi hào Ấn Độ Ta-go (Tagor): “Giọt lệ tạc trên đôi má thời gian”. Công trình còn được ví như viên kim cương sáng nhất trên vương miện nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ.

*** Kinh tế và hội nhập

Minh Quân - Kinh tế châu Âu: Bên tối bên sáng 

Các nền kinh tế mới nổi ở khắp các châu lục đều lần lượt trở thành đầu tàu dẫn dắt sự phục hồi kinh tế của khu vực. Ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, còn ở châu Âu là Nga. Trong khi khu vực đồng ơ-rô ốm yếu đang cố gượng dậy thì đã xuất hiện không ít dự báo rằng sau 20 năm nữa, kinh tế Nga sẽ đứng đầu châu Âu và thứ 5 thế giới. Trong thập niên tới sẽ diễn ra cuộc cách mạng địa - chính trị trong nền kinh tế toàn cầu, cụ thể là nhóm 7 nền kinh tế mới (E-7) gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin (Brazil), Mê-hi-cô (Mexico), In-đô-nê-xi-a (Indonesia) và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế Nhóm G-7.

Hải Vũ - Nhập siêu 2009: Nhìn từ quy luật 80/20

Với rất nhiều người, khái niệm “quy luật 80/20” đã không còn xa lạ. Đây là quy luật mang tên nhà kinh tế học người Italia Vilfredo Pareto, người đã nghiên cứu và rút ra kết luận: phần lớn kết quả trong bất kỳ tình huống nào đều do một phần nhỏ nguyên nhân tạo ra, ví dụ 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Nhập siêu ở Việt Nam cũng vậy, chỉ một số ít mặt hàng và rất ít thị trường nhập khẩu đã tạo nên con số nhập siêu luôn ở mức “đáng báo động”.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

TS. Đỗ Sơn Hải - Trung Đông - “điểm nóng” không lối thoát?

Bài diễn văn của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barak Obama) tại Cairo (Ai Cập) ngày 4-6-2009 đã khiến không ít người hy vọng vào một sự thay đổi lớn tại Trung Đông, khu vực nóng bỏng nhất thế giới trong hàng thập kỷ qua. Thông điệp mà Tổng thống B.Obama, nhà lãnh đạo của một trong những quốc gia có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc tạo lập hòa bình tại đây, đã tạo ra cơ hội tìm kiếm một bước đột phá nhằm chấm dứt xung đột tại khu vực. Bởi lẽ, chính sách mà chính quyền G. Bu-sơ (Bush) đã tiến hành trong suốt hai nhiệm kỳ thực sự đã khiến Trung Đông đã “nóng” lại càng “nóng hơn”.

Minh Duy - “Cơn động đất” Hatoyama và những dư chấn

Mặc dù đang bị tụt điểm ủng hộ của dân chúng, nhưng Thủ tướng Yukio Hatoyama, từng được coi là “cơn địa chấn chính trị” ở Nhật Bản khi lên cầm quyền, vẫn là nguồn hy vọng cho sự phục hồi của đất nước Mặt trời mọc thời suy thoái. Sự cương quyết và bản lĩnh của vị thủ tướng này sẽ có thể giúp ông tại vị lâu hơn người tiền nhiệm, song khả năng lãnh đạo không chỉ ở việc tại nhiệm bao lâu mà còn ở việc tại nhiệm như thế nào.

*** Văn hóa - xã hội

Lam Châu - Lô Lô Chải: Hoang dã và huyền bí

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) không chỉ được biết đến với đỉnh Lũng Cú mà còn để lại trong lòng du khách nhiều điều độc đáo và hấp dẫn. Trong đó, bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú gây ấn tượng rất mạnh bởi nhiều nét đặc trưng về văn hóa của người Lô Lô đen. Đó là những ngôi nhà tường trình cũ kỹ, đậm dấu ấn thời gian, bộ trống đồng truyền thống, những điệu múa huyền bí và đặc biệt là những bộ trang phục rất độc đáo của đồng bào ở đây.

Vũ Anh - World Cup 2010: Lần đầu và những âu lo

World Cup đã qua 18 lần tranh hùng, nhưng các đại diện châu Phi chưa từng lọt vào đến bán kết. Năm nay, World Cup lần đầu được tổ chức trên “sân nhà” (từ ngày 11-6 đến ngày 11-7), các anh hào “lục địa đen” có thể mơ lần đầu tiến sâu vào giải? E là rất khó, mặc cho các “vị khách” đến từ cựu lục địa và tân thế giới có bị ám ảnh bởi khủng bố, điều kiện thời tiết, hay tiếng kèn Vuvuzela đinh tai nhức óc khắp các khán đài...

*** Văn học - nghệ thuật

Nguyễn Thanh Bình (thực hiện) - Nhà văn Y Ban: Tôi là ai đây? Đàn ông hay đàn bà?

Nhà văn Y Ban nổi tiếng với nhiều cuốn sách gây xao động văn đàn trong thời gian qua như “I am đàn bà”, “Xuân Từ Chiều” và những ngày cuối năm Kỷ Sửu, chị lại cho “ra lò” tập truyện “Hành trình của tờ tiền giả” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn). Văn chương chị hấp dẫn bởi một lối viết tưng tửng, nhưng đối thoại với Y Ban còn có nhiều chuyện tưng tửng hơn...

*** Nhân vật với lịch sử

Quang Duy - Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế phong kiến đầu tiên của Trung Quốc

“Tần Thủy Hoàng - Doanh Chính, vị vua đầu tiên của chế độ phong kiến Trung Quốc, người đầy tài năng và tham vọng, nhưng rất tàn bạo!. Tên tuổi của ông gắn liền với Vạn lý Trường thành, cung A Phòng, với sự kiện đốt sách giết Nho, là vị hoàng đế rất nhiều công lẫn tội”./.