Hội nghị Ô-xlô: Những thách thức tăng trưởng, việc làm và cố kết xã hội
TCCSĐT - Ngày 13-9-2010, tại Ô-xlô (Na-uy, dưới sự bảo trợ của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Thủ tướng Na-uy Gien Xtôn-ten-béc (Jens Stoltenberg) đã chủ trì tổ chức hội nghị mang tính lịch sử với chủ đề “Thách thức tăng trưởng, việc làm và cố kết xã hội”. Lãnh đạo thuộc các chính phủ, tổ chức lao động, khối doanh nghiệp và giới học thuật đã tới tham dự nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả với vấn nạn thất nghiệp và dư thừa nhân công phát sinh từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Tây Ban Nha Hô-xê lu-ít Rô-đri-ghết Xa-pa-tê-rô (Jose Luis Rodríguez Zapatero) nhấn mạnh: “Khủng hoảng việc làm là vấn đề trầm trọng nhất mà cả thế giới đang phải đối mặt ngay lúc này”. Còn Giám đốc điều hành của IMF Đô-mi-ních Xtrau-x-Can (Dominique Strauss-Kahn) trong diễn văn khai mạc hội nghị đã nhận định: “Kinh tế toàn cầu sau cơn khủng hoảng không còn giống như trước. Vì thế, rõ ràng là chúng ta cần tư duy khác đi”. Ông Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can cho rằng, tương lai của hàng triệu con người và sự phồn vinh của cả thế giới đang rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính vì vậy, tại Hội nghị, các quan chức cấp cao của IMF, ILO, cùng một số vị lãnh đạo khác, đã kêu gọi một cam kết quốc tế với chính sách tạo thêm nhiều công ăn việc làm nhằm đưa cộng đồng thế giới vượt qua cơn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Toàn cầu hóa đúng hướng…
Với 3 mục tiêu chính là thảo luận về các chính sách phức tạp được đưa ra do nạn thất nghiệp gia tăng năm 2008; mở rộng thảo luận sang các vấn đề cơ bản như việc làm và tính cố kết xã hội nhằm tập trung chính phủ các quốc gia, các cơ quan quốc tế, lãnh đạo tổ chức lao động và doanh nghiệp cũng như giới học thuật vào một diễn đàn và lấy tinh thần nhất trí về những hành động cụ thể nhằm giải quyết khủng hoảng việc làm, tại Hội nghị Ô-xlô, Giám đốc điều hành IMF Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can hi vọng Hội nghị lần này sẽ nhận chân được một phương thức tư duy mới về những gì mà hành tinh của chúng ta có thể làm để cùng nhau chung tay góp sức gây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Ông Xtrau-xơ Can đã nói: “nếu thành công, có thể bốn hay năm năm nữa thôi, chúng ta có thể thốt lên: tôi đã có mặt ở Ô-xlô, nơi mà tất cả những điều này được khởi nguồn”.
Tổng giám đốc ILO Gioan Xô-ma-vi-a (Juan Somavia) lại cho hay. “Tốc độ tăng trưởng không đồng đều là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu bền vững. Đây là bài học tối quan trọng về khủng hoảng. Việc tạo thêm thật nhiều công ăn việc làm nên là mục tiêu cơ bản của điều chỉnh kinh tế vĩ mô bên cạnh mục tiêu giảm lạm phát và duy trì ổn định ngân sách. Chúng ta cần lái “con thuyền” toàn cầu hóa đi đúng hướng.”
Tại cuộc họp, Thủ tướng Li-bê-ri-a Xơ-li-phơ (Sirleaf) cũng cảnh báo về những tác động nghiêm trọng mà vấn nạn thất nghiệp có thể gây ra cho một số nước đang phát triển, trong đó, tính cố kết xã hội tại Li-bê-ri-a có thể bị nguy hại. Trong khi Thủ tướng Hi Lạp Gioóc-giơ Pa-pan-đrê-u (George Papandreou) phát biểu tại một cuộc họp báo bên thềm hội nghị Ô-xlô nói, “chúng ta cần nhân đạo hóa nền kinh tế toàn cầu”.
… để tránh một thảm họa
Bàn về những tác động nảy sinh từ khủng hoảng, Giám đốc điều hành IMF Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can nói: “Hiện nay, thị trường lao động đang bị thu hẹp tới mức tàn khốc. Cuộc đại suy thoái đã bỏ lại một hoang mạc việc làm, và thảm họa này đang đe dọa đến sinh kế, đến an ninh, và đến phẩm giá của triệu triệu người dân trên khắp thế giới”.
Tuy nhiên, ông cho rằng cái giá mà nhân loại phải trả sau cuộc khủng hoảng mới là thảm họa thật sự, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. “Khủng hoảng tác động vô cùng nghiêm trọng đến họ. Chúng ta không thể đánh giá hết được cái viễn cảnh khiến con người ta dễ nhụt chí, cái viễn cảnh mà chúng ta có thể phải hứng chịu: một thế hệ bị lãng phí, sự gián đoạn với thị trưởng lao động, kèm theo đó là mất mát không ngừng tăng những kỹ năng và động lực”.
Chưa kể, thất nghiệp còn để lại nhiều vết sẹo khó lành. Giám đốc điều hành IMF Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can đã đưa ra một loạt những hệ lụy mà thất nghiệp gây ra. “Nếu chúng ta mất việc, chúng ta có thể phải chịu đựng các vấn đề về sức khỏe, thậm chí qua đời khi tuổi còn trẻ. Nếu chúng ta mất việc, chuyện học hành của con cái chúng ta có thể sẽ tệ hơn. Nếu chúng ta mất việc, chúng ta có thể sẽ giảm bớt niềm tin vào các tổ chức cộng đồng và chế độ dân chủ”.
Theo ông Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can, thế hệ trẻ (nằm trong độ tuổi từ 15-24) hiện chiếm ¼ lực lượng lao động của thế giới. Mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong nhiều năm nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao, chạm mốc 13% năm 2009, tương đương 81 triệu người.
Và giúp hàng triệu người đi làm trở lại
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Crít-xtin La-gác-đơ (Christine Lagarde) và Bộ trưởng Bộ Lao động Anh I-a-in Đun-can Xmít (Iain Duncan Smith) đã chỉ ra vai trò trọng yếu của việc bảo vệ xã hội và sự cần thiết tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Tuy nhiên ông I-a-in Đun-can Xmít cho rằng, yếu tố cơ bản ở đây là tái kiểm tra độ tuổi nghỉ hưu vì tại nhiều nơi diễn ra tình trạng cho về hưu “non”. Giám đốc điều hành IMF khẳng định, Hội nghị tại Ô-xlô lần này có mục đích đưa hàng triệu người quay lại góp mặt trong lực lượng lao động. “Giải quyết khủng hoảng việc làm không chỉ là nhiệm vụ sống còn đối với quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình và tính cố kết xã hội”. Vì thế, tại Hội nghị, IMF và ILO đều đồng thuận sẽ hợp tác với nhau triển khai các chính sách trên hai khía cạnh chính:
Một là, đồng thuận áp dụng khái niệm nền tảng bảo vệ xã hội (social protection floor) cho những người sống trong đói nghèo và hoàn cảnh nguy hiểm, trong khuôn khổ các chính sách kinh tế vĩ mô bền vững và chiến lược phát triển trung và dài hạn.
Hai là, tập trung vào các chính sách tạo thêm nhiều việc làm.
Đây là lần đầu tiên IMF và ILO hợp tác theo cách bảo trợ một hội nghị. Giám đốc IMF Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can nhấn mạnh: “Chúng ta cần biến hệ thống tài chính thành công cụ hỗ trợ hữu ích cho nền kinh thế. Chúng ta cần tận dụng sự hợp tác giữa IMF và ILO trong công cuộc thúc đẩy quan hệ quốc tế.”
Thông tấn xã Việt Nam kỷ niệm 65 năm ngày thành lập  (15/09/2010)
Nghìn năm ký, tản văn về Thăng Long - Hà Nội  (15/09/2010)
Hội thảo đánh giá về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Mỹ  (15/09/2010)
Giới thiệu chính sách mới số 209  (15/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay