Thông tấn xã Việt Nam kỷ niệm 65 năm ngày thành lập
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tiếp tục phát huy truyền thống hai lần Anh hùng, làm tốt hơn nữa sứ mệnh cao cả là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đóng góp ngày càng xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Ngày 15-9, tại Hà Nội, phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (15/9/1945-15/9/2010) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao cho TTXVN, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị TTXVN cần thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là làm tốt vai trò định hướng thông tin, giữ vững vị thế là dòng thông tin chủ lưu, góp phần tạo ra sức mạnh đồng thuận cao trong xã hội.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu TTXVN phải đi tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa nhanh các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, các chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ vào cuộc sống; phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề bức thiết đặt ra từ thực tiễn; đóng góp tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời là cầu nối quan trọng giúp bạn đọc trong nước hiểu biết nhiều hơn về tình hình khu vực và thế giới.
Thời đại toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình thông tin hiện đại, với tốc độ truyền tải thông tin nhanh chưa từng có, mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng có mặt tiêu cực; đó là sự lan tràn nhiều luồng thông tin khác nhau, đan xen giữa cái tốt và cái xấu. Trước tình hình ấy, TTXVN phải đi đầu trong việc cổ vũ, biểu dương cái đúng, cái tốt, cái đẹp; phê phán, ngăn chặn và đẩy lùi những thói hư tật xấu, những biểu hiện tiêu cực; đồng thời kiên quyết chủ động đấu tranh chống những quan điểm sai trái, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Với vai trò là kênh thông tin chính thống, Chủ tịch Quốc hội lưu ý TTXVN càng cần nâng cao tính chân thật, tính giáo dục, cân nhắc hiệu quả xã hội của thông tin, vì lợi ích chung, sự nghiệp chung, góp phần định hướng các giá trị xã hội, giúp mọi người, nhất là thế hệ trẻ, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp, đồng thời cần không ngừng đổi mới, cải tiến phương thức thông tin, nâng cao tính sinh động, hấp dẫn và sức lan tỏa; làm sao để thông tin được truyền tải nhanh nhất đến mọi tầng lớp nhân dân, cả ở trong nước và nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh để hoàn thành được những nhiệm vụ nêu trên, vấn đề quyết định là TTXVN phải có một đội ngũ những người làm báo giỏi, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết thực tiễn và làm chủ kỹ thuật hiện đại, luôn nêu cao trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên; chú trọng công tác phát hiện và bồi dưỡng những nhà báo giỏi của TTXVN hiện nay và cho rằng đó là một hướng đi đúng.
Đọc diễn văn ôn lại truyền thống 65 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành của TTXVN, Tổng Giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng nêu rõ ngày 15/9/1945, đúng 13 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với thế giới và quốc dân đồng bào, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đài phát sóng vô tuyến Bạch Mai (Hà Nội), Việt Nam Thông tấn xã đã phát đi toàn thế giới bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử cùng danh sách thành viên Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới. Thời khắc thiêng liêng ấy đã trở thành ngày truyền thống của TTXVN.
Trong hành trình vĩ đại cùng toàn thể dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước và giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với đội ngũ báo chí cả nước, lớp lớp các thế hệ cán bộ, phóng viên TTXVN đã nêu cao tinh thần dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, làm nên truyền thống vẻ vang của một cơ quan thông tấn Nhà nước hai lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Tham dự Lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập TTXVN hôm nay 15/9, có nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và nhiều địa phương trong cả nước; lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước; Sư đoàn 304 kết nghĩa; cùng đông đảo các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên TTXVN qua các thời kỳ.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tại Lễ Kỷ niệm, đại diện các thế hệ nhà báo TTXVN đã phát biểu, bày tỏ niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của ngành; ôn lại những giai đoạn khác nhau với những thuận lợi và cả khó khăn, trong quá trình 65 năm xây dựng và trưởng thành của TTXVN; đồng thời nêu rõ quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống hai lần Anh hùng của TTXVN./.
Nghìn năm ký, tản văn về Thăng Long - Hà Nội  (15/09/2010)
Hội thảo đánh giá về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Mỹ  (15/09/2010)
Giới thiệu chính sách mới số 209  (15/09/2010)
Những nội dung cần góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) trình Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng  (15/09/2010)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên