Sau ba năm Quảng Trị thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
TCCS - Qua 3 năm thực hiện, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Quảng Trị được triển khai khá chặt chẽ, nghiêm túc, có tính sáng tạo và đạt kết quả thiết thực, có sức thuyết phục, lan tỏa ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Ngay từ đầu, các cấp ủy chủ động gắn kết chặt chẽ nội dung Cuộc vận động với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, với công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Do đó, Cuộc vận động đã nhanh chóng đi vào chiều sâu và tạo động lực mạnh mẽ cho các phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Nổi bật nhất là, Cuộc vận động đã tạo bước chuyển biến cơ bản, mạnh mẽ về nhận thức, tình cảm với Bác và hành động theo gương Bác của cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức từ thay đổi nếp nghĩ, cách làm đến tác phong công tác, thắt chặt quan hệ với nhân dân, nâng cao tinh thần tương thân, tương ái với đồng chí, đồng nghiệp, tận tụy trong công việc và gìn giữ tổ chức, kỷ luật... trong công tác hằng ngày. Đáng ghi nhận là, tinh thần và những giá trị đạo đức tốt đẹp đó đã thể hiện nổi bật trong đợt bão lụt số 9 vừa qua và đã để lại sự cảm phục, niềm tin yêu trong lòng nhân dân.
Từ thực hiện Cuộc vận động, xuất hiện ngày càng nhiều các điển hình tập thể, cá nhân làm theo tấm gương đạo đức của Bác trên tất cả các lĩnh vực: 22 tập thể và 43 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được biểu dương. Những tấm gương ấy có ý nghĩa thiết thực, khẳng định ý chí quyết tâm “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị.
Có thể khái quát kết quả bước đầu nổi bật sau 3 năm thực hiện Cuộc vận động:
Một là, Cuộc vận động thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác, phấn khởi, tích cực tham gia. Các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị chỉ đạo gắn thực hiện Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị; lấy việc hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra làm thước đo, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, khơi dậy tinh thần tự giác rèn luyện, phát huy trách nhiệm trong công việc được giao. Nhiều cơ quan, đơn vị đã nhanh chóng chuyển trọng tâm từ học tập sang làm theo, chọn đúng những chủ đề, mô hình phù hợp, giải quyết những việc trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá, vấn đề bức xúc để giải quyết, đem lại kết quả rõ rệt.
Ở địa bàn nông thôn, thông qua học tập, và thực hiện Cuộc vận động đã khơi dậy tình làng, nghĩa xóm, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa. Tình đoàn kết, tương thân, tương ái đối với đồng chí, đồng nghiệp, với cộng đồng được tăng cường, nhất là trong lúc khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, bão lụt. Nhờ đó góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, các đoàn thể ngay từ cơ sở.
Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức sáng tạo nhiều cách làm linh hoạt, cụ thể như chào cờ đầu tuần, báo công dâng Bác, đặt tượng, treo ảnh Bác... như ở Công an tỉnh, thị xã Quảng trị và các huyện: Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa... Nổi bật là, huyện Hướng Hóa đã tiết kiệm 37 triệu đồng để hỗ trợ người nghèo và dành một phần để mua ảnh Bác. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 85% số hộ gia đình treo ảnh Bác, trong đó có rất nhiều thôn, bản, khu phố đạt 100% số hộ gia đình.
Hai là, công cuộc cải cách hành chính phục vụ nhân dân, sửa đổi lề lối làm việc, giảm bớt phiền hà cho nhân dân đã có bước phát triển mới. Các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát lại các văn bản quản lý hành chính để giảm bớt các thủ tục không cần thiết, nhất là trong việc giao đất, cấp quyền sử dụng đất... để các công việc liên quan đến người dân giải quyết đúng đắn, rút ngắn về thời gian, thuận lợi, với 3 phương châm “Đúng chủ trương, đúng pháp luật và đúng hẹn”. Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn chặt với xây dựng, bồi dưỡng thái độ và trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với công việc, chấp hành kỷ luật lao động, tiết kiệm thời gian, không uống rượu bia trong giờ làm việc. Các cơ quan, đơn vị chọn chủ đề thiết thực, để làm theo, như: “Trung thành, sáng tạo, tận tâm với công việc, tận tụy với nhân dân” và mô hình “Một cửa liên thông” ở Ủy ban nhân dân thị xã Đông Hà, huyện Cam Lộ, Tòa án tỉnh và Đảng bộ Dân - Chính - Đảng; “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân” ở cơ quan Công an tỉnh. Cán bộ Liên minh hợp tác xã thực hiện phương châm 3 bám: “Bám đường lối, chủ trương để tuyên truyền vận động; bám các cơ quan, ban, ngành để tranh thủ, phối hợp; bám cơ sở để tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn”. Đoàn Thanh niên công chức tỉnh thực hiện 3 trách nhiệm “Trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm với cơ quan, trách nhiệm với bản thân”. Huyện Triệu Phong và Hải Lăng xây dựng mô hình “Xây dựng người cán bộ tận tụy, gương mẫu”, hướng về cơ sở.
Ba là, Cuộc vận động góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh, nhất là công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được củng cố và tăng cường; củng cố hơn mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, nên nhiều vụ việc được giải quyết thấu đáo, giảm đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều hoạt động phong phú có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
Bốn là, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị, địa phương, cơ quan xây dựng quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản, vật tư, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức tiêu hao nguyên liệu, với phương châm “Tiết kiệm tối đa”. Cán bộ, công chức nêu cao lối sống cần, kiệm, tiêu dùng hợp lý. Hội Liên hiệp Phụ nữ có phong trào “Heo đất tiết kiệm”, và “Hũ gạo tình thương”; Hội Nông dân duy trì tốt “Quỹ tình thương”, “Sổ tiết kiệm”. Công an tỉnh, Công ty Cao-su thực hiện tiết kiệm xăng xe, điện, nước, nguyên liệu, giấy, mực v.v..
Năm là, Cuộc vận động đã tạo động lực động viên mọi tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước lên một bước mới và đi vào chiều sâu, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày Vì người nghèo”; Đoàn Thanh niên triển khai phong trào “Tuổi trẻ Quảng Trị thi đua làm theo lời Bác”, đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, xây nhà tình nghĩa, vận động 100.000 ly nến tri ân ở các nghĩa trang liệt sỹ. Hội Phụ nữ với phong trào tích cực học tập, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; Liên đoàn Lao động với phong trào “Thi đua lao động giỏi, sáng tạo”; Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh với phong trào “Thi đua sản xuất giỏi” v.v..
Học tập và làm theo đức tính “Thương người như thể thương thân” của Bác, thông qua Cuộc vận động, nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện, chia sẻ khó khăn, thiếu thốn với người có hoàn cảnh khó khăn, khi thiên tai, hoạn nạn... được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, tạo một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng trong đời sống xã hội. Phong trào khuyến học, hỗ trợ trẻ em tàn tật lan tỏa bằng những việc làm: “Tiếp sức đến trường”, “Nối vòng tay lớn”... Chỉ trong năm 2009 đã cấp học bổng cho 525 cháu, mỗi suất trị giá 1,2- 1,4 triệu đồng...
Có thể nói, Cuộc vận động ngày càng lan tỏa, thấm sâu trên mọi lĩnh vực, tới mỗi địa phương, cơ sở trở thành hành động cụ thể của đông đảo nhân dân Quảng Trị. Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chưa thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động, nên chưa tổ chức triển khai một cách quyết liệt. Một số cấp ủy chưa chú trọng việc gắn kết chặt chẽ các nội dung của Cuộc vận động với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị, nên kết quả “làm theo” còn chưa thực sự rõ nét, chưa tạo ra phong trào tại địa phương, đơn vị.
Để Cuộc vận động ngày càng đi sâu vào đời sống xã hội, tạo động lực mạnh mẽ cho các phong trào thi đua yêu nước, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2010, Quảng Trị đang tập trung thực hiện tốt một số việc chủ yếu:
Thứ nhất, các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động và có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành với các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.
Thứ hai, triển khai đồng bộ hơn nữa các giải pháp thực hiện Cuộc vận động gắn chặt với nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 của cơ quan, đơn vị và tiến hành đồng bộ với các phong trào thi đua khác. Lồng ghép Cuộc vận động với các nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, công tác quốc phòng, an ninh và tiến hành bằng nhiều hình thức sinh động, phù hợp với thực tiễn, chức năng nhiệm vụ với các loại hình tổ chức, từng cơ quan, đơn vị và địa phương.
Thứ ba, nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt, trước hết là người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trước hết là nêu gương “Nói đi đôi với làm”, “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” để tạo niềm tin cho quần chúng noi theo. Đây là vấn đề cốt yếu nhất, có tính quyết định chất lượng, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động.
Thứ tư, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong việc tăng cường giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia và giám sát thực hiện Cuộc vận động, đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ở địa phương, đơn vị. Các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương điển hình về “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo ra một phong trào rộng lớn trong các ngành, lĩnh vực, các địa phương./.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng  (19/02/2010)
Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước ngăn chặn suy giảm kinh tế, hướng đến mục tiêu phục hồi tăng trưởng bền vững  (19/02/2010)
Vĩnh Phúc với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở  (18/02/2010)
Cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở " - động lực phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh  (18/02/2010)
Xã hội hóa lễ hội - hiệu quả và mặt trái  (18/02/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên