Tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao, nhưng hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố đều duy trì đà phát triển, kết quả chung là tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt mức tăng trưởng bằng với cùng kỳ năm trước. GDP quý I/2008 ước thực hiện 54.621 tỉ đồng (theo giá thực tế), tăng 11% so cùng kỳ năm 2007 (tốc độ tăng của năm 2006: 9,5%, năm 2007:11%). Trong mức tăng chung 11% của GDP:

- Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp 6,61% (chiếm 60%);

- Khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 4,36% (chiếm 39,6%);

- Khu vực nông lâm thủy đóng góp 0,06% (chiếm 0,4%).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP)

 

 

GDP Quý I/2008

(Tỉ đồng)

Tốc độ phát triển quý I

so cùng kỳ (%)

Giá so sánh

Giá thực tế

2006

2007

2008

Tổng số

22.865

54.621

109,5

111,0

111,0

Nông lâm thủy sản

252

492

98,2

107,3

104,9

Công nghiệp và xây dựng

9.419

24.277

109,9

110,4

110,5

Công nghiệp

8.220

21.962

110,8

110,0

111,0

Xây dựng

1.199

2.315

104,0

113,0

107,5

Dịch vụ

13.195

29.852

109,5

111,5

111,5

Thương nghiệp

3.479

7.794

113,0

113,2

112,7

Khách sạn-nhà hàng

1.636

4.010

110,6

110,3

110,0

Vận tải-bưu điện

2.790

5.609

105,9

114,0

111,9

Các ngành khác

5.290

12.439

109,0

109,5

111,0

Khu vực nông lâm thủy đạt 492 tỉ tăng 4,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 24.277 tỉ, tăng 10,5%, chiếm44,4% GDP; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế: 29.852 tỉ đồng, chiếm 54,7% tăng 11,5%. Trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được tốc độ tăng như: thương mại tăng 12,7%, khách sạn - nhà hàng tăng 10% và vận tải bưu điện 11,9%.

CÔNG NGHIỆP

Mức tăng trưởng sản xuất của toàn ngành công nghiệp quý I/2008 đạt là 13% (cao hơn mức tăng quý I/2007 là 12%). Trong đó; công nghiệp nhà nước có mức tăng thấp nhất (4,5%), và tăng cao nhất là khu vực đầu tư nước ngoài (17,3%).

Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất

(Tỉ đồng - giá thực tế)

% so sánh

Tháng 3

3 tháng

Tháng 3 so với tháng 2

3 tháng so với cùng kỳ 2007

Tổng số (I+II)

30.612

89.645

117,2

113,0

I. Khu vực trong nước

18.576

55.286

116,3

111,0

1. Trung ương

5.405

15.812

116,1

104,5

2. Địa phương

13.171

39.474

116,4

114,9

- Nhà nước

1.569

4.547

123,6

104,4

- Ngoài nhà nước

11.602

34.927

115,3

116,6

II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

12.036

34.359

119,0

117,3

Xét theo ngành: có 23/27 ngành sản xuất tăng, trong đó có 12 ngành tăng cao hơn mức bình quân chung. Bốn ngành giảm: khai thác than, chế biến gỗ, sản xuất kim loại và tái chế.

Giá trị sản xuất công nghiệp trung ương 3 tháng đạt 15.812 tỉ đồng tăng 4,5% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 5,9%). Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tăng 5%, doanh nghiệp cổ phần tăng 4,4%, công ty TNHH một thành viên giảm 10,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước địa phương 3 tháng đạt 4.547 tỉ đồng tăng 4,4% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 4,3 %). Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tăng 5,9%; doanh nghiệp cổ phần giảm 28,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước 3 tháng đạt 34.927 tỉ đồng tăng 16,6% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 16,1%). Trong đó hợp tác xã tăng 37,4%; doanh nghiệp tư nhân tăng 21,8%; công ty TNHH tăng 14,9%; công ty cổ phần tư nhân tăng 19%; công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% tăng 7,3% ; cá thể tăng 8,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài quý I đạt 34.359 tỉ đồng tăng 17,3% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 14,7%).

XÂY DỰNG

Dự kiến giá trị sản xuất xây dựng quý I/2008 đạt 7.467 tỉ đồng (theo giá thực tế) bằng 39% mức thực hiện của quý IV/2007 và tăng 21,9% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 21,1%). Kinh tế nhà nước tăng 6,1%; ngoài nhà nước tăng 26% ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 173,5%. Các chỉ số tương ứng của cùng kỳ 2007 là 8,2%; 28,2% và 102%. Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong giá trị sản lượng như sau: nhà nước 30,2%; ngoài nhà nước 65,4% và đầu tư nước ngoài 4,4%.

NÔNG LÂM NGHIỆP THỦY SẢN

Ước tính giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản quí I/2008 tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng của quí I/2007 là 0,3%), riêng giá trị thủy sản tiếp tục giảm do chi phí đánh bắt và thức ăn đầu vào cuả sản phẩm tăng cao.

Giá trị sản xuất nông nghiệp

GTSX quý I/2008
(Tỉ đồng – giá so sánh)

% So sánh

Quý I/2007 với quý I/2006

Quý I/2008 với quý I/2007

Tổng số

604,6

100,3

105,3

Nông nghiệp

456,9

108,9

109,0

Lâm nghiệp

7,2

97,8

102,9

Thủy sản

140,5

82,0

94,9

NÔNG NGHIỆP

Trồng trọt

Diện tích gieo trồng luá đông xuân đạt 6.979 ha, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rau đạt 4.000 ha, tăng 8,1% và diện tích hoa kiểng đạt 1.012 ha, tăng 20,6%.

Chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm của thành phố được kiểm soát chặt chẽ về dịch bệnh. Chi Cục Thú y tăng cường kiểm tra giám sát các trường hợp vận chuyển và giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn hạn chế tối đa mầm mống dịch bệnh lây lan từ các tỉnh lân cận.

Thủy sản

Sản lượng thủy hải sản quý I ước thực hiện 10.609 tấn, xấp xỉ sản lượng cùng kỳ năm trước. Sản lượng đánh bắt 2.450 tấn, giảm 40,2%. Sản lượng nuôi trồng 8.159 tấn, tăng 25,5% và chủ yếu tăng ở loại sản phẩm có giá trị thấp (nuôi trồng nghêu, chiếm 62,1% sản lượng).

ĐẦU TƯ

Đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý I năm 2008 ước thực hiện 9.194 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 13,2% (quý I/2007 tăng 13,3%); so với kế hoạch năm đạt 11,8%. Trong đó; vốn đầu tư từ ngân sách thành phố quý I/2008 ước thực hiện 1.051,4 tỉ đồng, đạt 11,5% kế hoạch năm và tăng 5,8% so với cùng kỳ (quý I/2007 tăng 6,3%). Cấp thành phố ước thực hiện 732,5 tỉ đồng, chiếm 69,7%; cấp quận huyện ước thực hiện 318,9 tỉ đồng, chiếm 30,3%.

Vốn đầu tư từ ngân sách thành phố

Thực hiện quý I

(Tỉ đồng)

% thực hiện so với

Kế hoạch

Quý I/ 2007

Tổng vốn đầu tư

1051,4

11,5

105,8

Trong đó: Vốn sửa chữa lớn

70,7

10,2

82,8

Cấp thành phố

732,5

9,7

96,9

Trong đó: Vốn sửa chữa lớn

30,6

9,0

64,5

Cấp quận huyện

318,9

19,9

136,1

Trong đó: Vốn sửa chữa lớn

40,1

11,5

105,8

Quyết định đầu tư

Từ đầu năm đến 10-03-2008, toàn thành phố có 31 quyết định đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và có tính chất ngân sách nhà nước với tổng vốn dự toán 553,6 tỉ đồng. So cùng kỳ giảm 6 quyết định, tổng dự toán tăng 166,9 tỉ đồng. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 537,4 tỉ đồng, chiếm 97,1%. Vốn đầu tư vào ngành vận tải kho bãi thông tin liên lạc 475,2 tỉ đồng (chiếm 85,8%), giáo dục và đào tạo 62 tỉ đồng (chiếm 11,2%), hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 11,3 tỉ (chiếm 2%).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ đầu năm đến ngày 18-3-2008, có 95 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký 1.847 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự án đạt 19,4 triệu USD. Trong đó, liên doanh 27 dự án với vốn đăng ký 889,3 triệu USD (48,2%), 68 dự án 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký 957,6 triệu USD (51,2%). Trong đó ngành kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn 51 dự án đầu tư, tổng vốn 1.817,1 triệu USD (chiếm 98,4% tổng vốn đầu tư).

Có 22 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn được điều chỉnh tăng thêm 70,5 triệu USD. Trong đó 13 dự án thuộc ngành công nghiệp.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 18-3-2008 đạt 1.917,5 triệu USD (cùng thời điểm năm 2007 là 103,1 triệu USD, năm 2006là 693,3 triệu USD).

Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn 2.731 dự án với tổng vốn đầu tư 19.206,3 triệu USD; so với cùng thời điểm năm 2007 tăng 22,8% về số dự án và 31% về vốn. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đạt 7.399,2 triệu USD chiếm 38,5%; ngành kinh doanh bất động sản và hoạt động dịch vụ tư vấn đạt 6.062,3 triệu USD, chiếm 31,6%; ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc đạt 1.707,84 triệu USD, chiếm 8,9%,…. Các nhà đầu tư Hàn Quốc có số dự án còn liệu lục cao nhất hiện nay là 601 dự án, vốn đầu tư 2.844,4 triệu USD (chiếm 14,8%), Hồng Kông 175 dự án, vốn 3.425,9 triệu USD (chiếm 17,8%),..

Đầu tư trong nước

Từ 18-2 tới ngày 18-3 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép thành lập mới 1.618 doanh nghiệp ngoài nhà nuớc, với số vốn đăng ký là 9.289 tỉ đồng. Như vậy từ đầu năm đến nay, đã có 3.952 doanh nghiệp thành lập mớivới tổng vốn đăng ký là 12.084 tỉ đồng; trong đó: 320 doanh nghiệp tư nhân, 725 công ty cổ phần và 2.907 công ty TNHH. So với cùng kỳ năm 2007 số doanh nghiệp cấp mới tăng 32,2% (962 doanh nghiệp) với nguồn vốn đăng ký hoạt động tăng 77,8% (5.288 tỉ đồng).

Cấp giấy phép và sửa chữa lớn nhà ở tư nhân

Tính đến nay, toàn thành phố đã cấp 4.136 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở tư nhân, với diện tích sàn 837,1 ngàn m2. Trong đó cấp cho xây dựng mới 3.635 giấy phép, với diện tích 815,4 ngàn m2 và 501 giấy phép sửa chữa lớn, với diện tích 21,6 ngàn m2. So với cùng kỳ tăng 14% về giấy phép (+ 509) và tăng 10,1% về diện tích (+ 77 ngàn m2).

THƯƠNG MẠI, GIÁ CẢ

Nội thương:

Dự ước quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 52.548 tỉ đồng, tăng 40,3% so với quý I/2007 (cùng kỳ năm trước tăng 35,9%).

+ Kinh tế nhà nước 11.505 tỉ đồng, tăng 102,7%.

+ Kinh tế ngoài nhà nước 39.444 tỉ đồng , tăng 29,5%;

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.599 tỉ đồng, tăng 21,3%.

Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ phân theo ngành hàng

Ước thực hiện quý I
(Tỉ đồng)

% so sánh quý I so với

quý I/2007

Trên địa bàn

Kinh tế trong nước

Kinh tế có vốn ĐTNN

Trên địa bàn

Kinh tế trong nước

Kinh tế có vốn ĐTNN

Tổng mức

52.548

50.949

1.599

140,3

141,0

121,3

Trong đó: Thương nghiệp

43.099

42.989

110

140,3

140,4

98,7

Khách sạn

1.643

351

1.292

142,0

127,7

146,4

Nhà hàng

3.629

3.620

9

121,8

122,5

36,9

Dịch vụ du lịch lữ hành

2.604

2.439

165

197,1

232,9

60,3

Mức giá hàng hóa năm nay biến động tăng cao. Nếu như loại trừ yếu tố biến động giá, lượng hàng tiêu dùng trong quý I tăng 20,3% so với quý I/2007 (thấp hơn mức tăng 29,2% của cùng kỳ năm trước).

Giá cả

Khác với qui luật cuả các năm, sau khi giá cả tiêu dùng tăng cao vào tháng Tết, tháng tiếp sau sẽ điều chỉnh giảm nhưng năm nay giá tiếp tục tăng và đã tăng 1,92% so với tháng 2 (tháng 3-2007 giảm 1,56% so tháng 2); khu vực thành thị tăng 1,76 %, khu vực nông thôn tăng 3,08%. Trừ nhóm hàng hóa khác giảm 6,45% còn lại 9 nhóm hàng đều có mức tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và tỷ giá USD tháng 3-2008

%

So với
tháng 2-2008

So với tháng 12-2007

So với tháng tháng 3-2007

1. Chỉ số chung

101,92

107,20

119,82

Ăn và dịch vụ ăn uống

101,88

110,87

130,75

Trong đó: Lương thực

110,82

119,62

136,35

Thực phẩm

99,80

108,44

128,78

Uống và thuốc lá

100,67

102,61

106,47

May mặc, mũ nón giày dép

102,49

103,71

116,06

Nhà ở, điện, nước , chất đốt và VLXD

103,22

107,42

121,99

Thiết bị và đồ dùng gia đình

102,51

103,65

110,80

Dược phẩm và dịch vụ y tế

100,57

100,17

110,41

Đi lại và bưu điện

104,50

106,00

110,31

Trong đó: Bưu chính viễn thông

99,70

90,68

86,88

Giáo dục

100,19

100,19

100,60

Văn hoá và giải trí

100,67

105,82

110,14

Hàng hóa và dịch vụ khác

93,55

103,90

115,61

2. Chỉ số giá vàng

106,29

118,79

145,49

3. Chỉ số giá USD

98,47

98,14

98,53

So với tháng 3-2007 chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,82% (cùng kỳ năm trước tăng 6,99%). Một số nhóm, mặt hàng có mức tăng cao hơn mức tăng chỉ số chung là: thóc, gạo tăng 24,37%; thịt gia súc tươi sống tăng 59,11%; thủy hải sản tươi sống tăng 24,13%; bơ, sữa tăng 22,77%; dịch vụ nuớc sinh hoạt tăng 41,15%; gas và các loại chất đốt tăng 33,2%; xăng dầu tăng 27,4% .

So với tháng 12-2007, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,2%, cao hơn mức tăng 2,63% của quý I/2007 (bình quân 1 tháng tăng 2,34%, cùng kỳ là 0,87%).

Giá vàng tăng 6,29% so với tháng truớc, tăng 45,49% so với tháng 3-2007. Ngược lại tỷ giá USD giảm 1,53% so với tháng trước và giảm 1,86% so với tháng 12-2007.

XUẤT, NHẬP KHẨU

Xuất khẩu

Trong quý I, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 5.113,2 triệu USD, tăng 26,8% so với quý I/2007; Loại trừ trị giá dầu thô, tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 2.594,7 triệu USD, tăng 14,4% (cao hơn mức tăng mức tăng 4,8% của cùng kỳ năm trước).

Mức xuất khẩu của các thành phần kinh tế

Kim ngạch

(Triệu USD)

% so sánh

Tháng 3

3 tháng

Tháng 3 với tháng 2

3 tháng với cùng kỳ 2007

Tổng số

1.744,0

5.113,2

106,9

126,8

Kinh tế Nhà nước

1.023,1

2.992,9

110,3

137,5

Kinh tế tập thể

1,7

5,2

101,3

102,9

Kinh tế tư nhân

278,0

818,2

100,8

115,9

K.tế có vốn đầu tư nước ngoài

441,2

1.297,0

103,5

113,3

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực kinh tế trong nước trong 3 tháng đầu năm: Gạo ước xuất khẩu được 240 ngàn tấn, giảm 31,8%; kim ngạch đạt 86,8 triệu USD, chiếm 6,7% trong kim ngạch xuất khẩu của khu vực không gồm dầu (cùng kỳ năm trước chiếm 8,5%), giảm 9,5%; hàng thủy sản 81,9 triệu USD, chiếm 6,3%, tăng 8,6%; hàng may mặc 373,8 triệu USD, chiếm 28,8%, tăng 14,1%; hàng giày dép 81,4 triệu USD, chiếm 6,3%, tăng 6,6%; dầu thô 3.439 ngàn tấn, giảm 11,5% so cùng kỳ, kim ngạch tăng 42,8%, (giá bình quân tăng 61,2%)…

Nhập khẩu

Ước tính quý I kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước thực hiện 4.111,7 triệu USD, tăng 16,9% so cùng kỳ năm trước (mức tăng quý I/2007 là 10,4%).

Mức nhập khẩu của các thành phần kinh tế

Kim ngạch

(Triệu USD)

% so sánh

Tháng 3

3 tháng

Tháng 3 với tháng 2

3 tháng với cùng kỳ 2007

Tổng số

1.398,4

4.111,7

103,1

116,9

Kinh tế nhà nước

1.068,4

3.143,9

103,2

117,8

Kinh tế tập thể

457,4

1.357,3

104,7

119,1

Kinh tế tư nhân

0,9

2,8

101,1

105,6

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

610,0

1.783,9

102,1

116,8

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 3 tháng của khu vực kinh tế trong nước: Sữa và sản phẩm sữa ước thực hiện 47,3 triệu USD, bằng 3,2 lần; nhiên liệu 570,5 triệu USD, tăng 79,6 %; nguyên phụ liệu may 165,5 triệu USD, tăng 20%; sắt thép 99,2 triệu USD, tăng 48,3%; phụ liệu giày dép 27,7 triệu USD, tăng 4 %; tân dược đạt 70,5 triệu USD, tăng 13,9 %; Tơ và sợi dệt đạt 7,2 triệu USD, giảm 26,5%...

VẬN TẢI

Vận tải hàng hóa và hành khách: Tổng doanh thu vận tải (thuần túy) của 3 tháng đạt 4.202,7 tỉ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2007 tăng 21,5%); trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 35,2%, tăng 82,9%.

Doanh thu vận chuyển hàng hóa và hành khách 3 tháng đầu năm

Doanh thu
(Tỉ đồng)

% so sánh 3 tháng với cùng kỳ 2007

Hàng
hóa

Hành khách

Hàng
hóa

Hành khách

Tổng số

3.056,6

1.146,1

126,6

114,6

*Phân theo khu vực kinh tế

Kinh tế nhà nước

1.032,8

447,2

220,9

131,0

Kinh tế ngoài nhà nước

1.929,7

674,9

111,6

106,4

Kinh tế có vốn nước ngoài

94,1

24,1

43,2

98,9

*Phân theo phương tiện vận tải

Trong đó : Đường bộ

1.820,2

777,0

120,2

106,1

Đường sông

104,7

14,4

79,8

142,8

Đường biển

1.121,9

-

150,0

-

Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 3.056,6 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 72,7% trong tổng doanh thu vận chuyển, tăng 26,6% (quý I/2007 tăng 21,7%). Doanh thu ngành vận tải đường biển chiếm tỷ trọng 36,7% trong doanh thu vận chuyển hàng hóa và tăng 50% so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hành khách đạt 1.146,1 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 27,3% trong tổng doanh thu vận chuyển, tăng 14,6% so với cùng kỳ (quý I/2007 tăng 10,5%). Vận tải đường sông tăng 42,8% song chiếm tỷ trọng không đáng kể (1,3%), đường bộ chiếm 67,8% doanh thu của ngành này và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng hóa qua cảng: Tổng lượng hàng hoá thông qua cảng sông và cảng biển ba tháng ước đạt 13.476,3 nghìn tấn, tăng 9,7% so với 3 tháng cùng kỳ năm trước (quý I/2007 tăng 17,9%).; trong đó hàng hóa xuất ngoại 4.668,2 ngàn tấn, chiếm 34,6%, tăng 1,5%; hàng nhập ngoại 7.170,6 ngàn tấn, chiếm 53,2%, tăng 14,8%. Hàng qua cảng biển chiếm 96,5% sản lượng và cảng sông chiểm chiếm 3,5%.

Hàng hóa thông qua cảng

Ước thực hiện
(Nghìn tấn)

% so sánh

Tháng 3

3 tháng

Tháng 3 so tháng 2

3 tháng so cùng kỳ 2007

Tổng số

4.332,2

13.476,3

108,7

109,7

* Phân theo loại cảng

Cảng biển

4.174,2

12.999,1

110,2

109,0

Cảng sông

158,0

477,3

80,3

134,2

* Phân theo loại hàng bốc xếp

Hàng xuất khẩu

1.441,2

4.668,2

107,2

101,5

Hàng nhập khẩu

2.337,0

7.170,6

111,8

114,8

Hàng nội địa

554,0

1.637,5

100,4

114,5

Doanh thu bốc xếp hàng hoá dự ước 3 tháng đầu năm đạt 814,6 tỉ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2007 tăng 37%)

Bưu chính và viễn thông: Doanh nghiệp viễn thông do địa phương quản lý trong quý I phát triển mới 99 ngàn số điện thoại thuê bao (trong đó điện thoại cố định là 2 ngàn số), tăng 12,6% so với quý I/2007 và 1,9 ngàn số thuê bao Internet (tăng 29,2%).

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Tài chính: Tổng thu ngân sách trên địa bàn quý I ước thực hiện 29.541,3 tỉ, đạt 29,9% dự toán cả năm, tăng 68,8% so cùng kỳ năm trước (quý I/2007 tăng 15,3%). Thu ngân sách không kể dầu thô đạt 28.030,3 tỉ đạt 31,4% dự toán và tăng 73% so cùng kỳ. Trong đó thu nội địa đạt: 16.527,7 tỉ, đạt 33% dự toán cả năm, tăng 90,1% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 13,2%). Thu từ dầu thô đạt 1.511,1 tỉ, đạt 15,8% dự toán, tăng 15,6% so cùng kỳ (quý I/2007 giảm 31,8%). Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 54,5 % (quý I/2007 tăng 25,2%).

Thu ngân sách trên địa bàn




Năm 2008 (Tỉ đồng)

% thực hiện quý I
so với

Dự toán

năm 2008

Ước TH quý I

Dự toán

Cùng kỳ năm 2007

Tổng thu

98.890,2

29.541,3

29,9

168,8

I- Thu nội địa

50.043,0

16.527,7

33,0

190,1

Trong đó:

1. Doanh nghiệp nhà nước

14.320,0

3.895,2

27,2

167,3

2. Khu vực ngoài nhà nước

13.200,0

4.066,8

30,8

193,0

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

12.115,0

3.544,1

29,3

189,3

II- Thu hoạt động xuất nhập khẩu

37.475,0

11.242,9

30,0

154,5

III- Thu từ dầu thô

9.580,0

1.511,1

15,8

115,6

Thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 23,6% tổng thu nội địa, tăng 67,3% so cùng kỳ. Thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương ước thực hiện 2.292 tỉ, đạt 26% dự toán, tăng 55,3%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 1.603,2 tỉ đạt 29,2% dự toán, tăng 88,2% so cùng kỳ. Khu vực ngoài nhà nước nộp ngân sách 4.066,8 tỉ, chiếm 24,6% thu nội địa, tăng 93% so cùng kỳ. Thu từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 3.544,1 tỉ, chiếm 21,4% thu nội địa, tăng 89,3% so cùng kỳ. Một số khoản thu khác tăng so cùng kỳ như: thuế thu nhập cá nhân tăng 40,7%, thu thuế chuyển quyền sử dụng đất gấp 2,4 lần cùng kỳ, thu lệ phí trước bạ tăng 87,9%...

Chi ngân sách địa phương

Năm 2008 (Tỉ đồng)

(%) thực hiện quý I
so với

Dự toán

Ước TH quý I

Dự toán

Cùng kỳ
năm 2007

Tổng chi

18.594,7

7.080,2

38,1

138,6

Trong đó:

I- Chi đầu tư phát triển

7.531,7

2.360,9

31,3

127,7

Trong đó: trả lãi và vốn vay

3.755,0

1.251,4

33,3

1.070,1

II- Chi thường xuyên

10.042,5

1.827,7

18,2

125,4

Trong đó:

Sự nghiệp kinh tế

2.207,8

276,0

12,5

101,0

Sự nghiệp giáo dục đào tạo

2.217,5

504,4

22,7

122,0

Sự nghiệp y tế

1.202,0

174,7

14,5

149,5

Quản lý hành chánh

1.226,2

260,2

21,2

120,2

Tổng chi ngân sách địa phương quý I ước thực hiện 7.080,2 tỉ, đạt 38,1% dự toán, tăng 38,6% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 2.360,9 tỉ, đạt 31,3% dự toán, tăng 27,7% so cùng kỳ (quý I/2007 tăng 2,25 lần). Chi thường xuyên 1.827,7 tỉ đạt 18,2% dự toán, tăng 25,4%; trong đó, chi sự nghiệp kinh tế 276 tỉ, đạt 12,5% dự toán, tăng 1%; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 504,4 tỉ, đạt 22,7% dự toán, tăng 22%; chi sự nghiệp y tế 174,7 tỉ, tăng 49,5%; chi quản lý hành chính tăng 20,2%.

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Tình hình chung ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ngân hàng

Thị trường tài chính trên địa bàn trong quý I chịu ảnh hưởng bởi nhiều chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả của Ngân hàng nhà nước. Những chính sách trên đã tác động trực tiếp đến cung cầu vốn trên thị trường làm cho nhu cầu vốn của các ngân hàng thương mại tăng cao và các ngân hàng này đã đi đầu trong việc tăng lãi suất thu hút nguồn vốn để đáp ứng tính thanh khoản, thực hiện dự trữ bắt buộc và cho kế hoạch mua tín phiếu.

So với cuối năm 2007, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại đã tăng đáng kể. Đặc biệt lãi suất huy động trong tháng 2 có thời điểm lên đến 14,2%/năm (hiện nay phần lớn mức lãi suất huy động đều đạt 12%/năm áp dụng đối với nhiều kỳ hạn khác nhau). Đối với lãi suất cho vay tùy theo đối tượng vay và kỳ hạn mà các ngân hàng có mức lãi suất khác nhau trong khoảng 15,6%/năm đến 24%/năm.

Các chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động ngân hàng

Vốn huy động đến cuối tháng 03 ước đạt 518.500 tỉ đồng, tăng 52% so cùng kỳ, tăng 6,5% so đầu năm (các chỉ số này ở cùng kỳ năm trước là 60,2% và 11,8%). Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 25% tổng vốn huy động, tăng 42,9% so cùng kỳ. Vốn huy động VND tăng 55,3% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu ước đạt 243.700 tỉ đồng, tăng 70,4% so cùng kỳ, chiếm 47% tổng vốn huy động.

Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng ước đạt 460.000 tỉ đồng, tăng 73% so cùng kỳ, tăng 13,2% so đầu năm (các chỉ số này ở cùng kỳ năm trước là 37,8% và 5,5%). Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt 133.400 tỉ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 53,3% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 83% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 41% tổng dư nợ, tăng 83,1% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 66,6% so cùng kỳ.

Các chỉ số trên cho thấy tăng trưởng của vốn huy động đã có dấu hiệu chậm hơn tăng trưởng của vốn cho vay.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong quý I có nhiều biến động do ảnh hưởng trực tiếp bởi những chính sách kinh tế vĩ mô, cùng sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu đã kéo theo sự sụt giảm tại thị trường chứng khoán thành phố, chỉ số VN-index liên tục giảm trong quý I, đạt mức thấp nhất 583,45 điểm vào ngày 7-3 và cũng mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2006. Giá của hầu hết các cổ phiếu đều giảm so đầu năm và so cùng kỳ.

Tính đến ngày 18-3 toàn thị trường có 150 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ. Tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đạt 113.037 tỉ, trong đó: cổ phiếu đạt 42.863 tỉ (37,9%), trái phiếu: 68.640 tỉ (60,6%), chứng chỉ quỹ: 1.714 tỉ (1,5%). Giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm ngày 18-3 đạt 262.560 tỉ đồng, giảm 28,2% so đầu năm.

Tính từ đầu năm đến ngày 18-3 đã có 616,8 triệu chứng khoán được giao dịch với tổng giá trị đạt 48.652 tỉ đồng. (Cùng thời điểm này năm 2007 có 561,3 triệu cổ phiếu được giao dịch với tổng giá trị 58.930,4 tỉ đồng).

Tóm lại, chỉ số VN-index đến thời điểm này so với cùng kỳ năm trước chỉ bằng 50% điểm nhưng số lượng và giá trị chứng khoán giao dịch khớp lệnh từ đầu năm đến cùng thời điểm này vẫn cao hơn so cùng kỳ năm trước.

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ: trong quý I, đã triển khai 33 đề tài, dự án khoa học và công nghệ, trong đó 10 đề tài được nghiệm thu, đang thực hiện 23 đề tài. Tỷ lệ đặt hàng nghiên cứu 27%. Một số đề tài nghiệm thu đạt kết quả tốt có khả năng ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ XÃ HỘI

Y tế

Tình hình dịch bệnh: Một số dịch bệnh tăng cao như: Sốt Dengue: 386 ca, tăng 306,3% (291 ca); Sốt rét: 11 ca, tăng 57,1% (4 ca); Sốt xuất huyết: 1.120 ca, tăng 19,8% (185 ca) trong đó có 1 ca tử vong; nhiễm trùng huyết: 57 ca, tăng 29,5% (13 ca); bệnh lao: 34 ca, tăng 6,3% (2 ca).

Vệ sinh thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra 2 vụ với 492 người, không có tử vong. So với cùng kỳ, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể giảm 1 vụ, số người bị ngộ độc thực phẩm cũng giảm (492/532). Các vụ ngộ độc trên đều do các bếp ăn tập thể cung cấp.

Giáo dục và đào tạo

Giáo dục phổ thông: Toàn thành phố hiện có 612 trường mầm non và mẫu giáo, 837 trường phổ thông. Cô nuôi dạy trẻ: 2.838 cô so với cùng kỳ năm trước tăng 4,9% (đạt trình độ chuẩn 2.356 cô, chiếm 83,0%); Giáo viên mẫu giáo: 9.037 giáo viên so với cùng kỳ năm trước tăng 7,4% (đạt trình độ chuẩn 8.402 giáo viên, chiếm 93,0%); Giáo viên phổ thông: 37.135 giáo viên, trong đó có 27.296 nữ giáo viên, so cùng kỳ năm trước tăng 4,4% (đạt trình độ chuẩn 36.564 giáo viên, chiếm 98,5%).

Số giáo viên và học sinh giữa năm học

Năm học 2006-2007

Năm học 2007-2008

(%)

So sánh

I. Số giáo viên (người)

Cô nuôi dạy trẻ

2.706

2.838

104,9

Mẫu giáo

8.412

9.037

107,4

Phổ thông

35.561

37.135

104,4

Cấp I

14.209

14.590

102,7

Cấp II

13.684

14.232

104,0

Cấp III

7.668

8.313

108,4

II. Số học sinh (học sinh)

Số cháu đi nhà trẻ

34.594

35.891

103,7

Mẫu giáo

180.659

193.764

107,2

Phổ thông

906.921

923.286

101,8

Cấp I

418.257

424.423

101,5

Cấp II

321.702

324.267

100,8

Cấp III

166.962

174.596

104,6

Tình hình đào tạo: Tính đến 31-12-2007 toàn thành phố có 36 trường đại học, 25 trường cao đẳng và 26 trường trung học chuyên nghiệp với tổng số cán bộ giảng dạy (không kể các trường dạy nghề) 13.007 người (trong đó nữ 4.920 người). So với năm 2006 tăng 18% (2.030 người), chủ yếu tăng thêm một số trường và ở các trường có qui mô mở rộng thêm một số khoa, có ngành học mới. Số cán bộ giảng dạy chia ra các trình độ: Trên đại học 5.498 người, chiếm tỉ trọng 42%; Đại học, Cao đẳng: 6.940 người, chiếm 53%; Trung học chuyên nghiệp 67 người, chiếm 0,5% và trình độ khác 502 người, chiếm 4,5%.

Trật tự an toàn xã hội (Từ ngày 1-12-2007 đến 29-02-2008)

Chống tội phạm kinh tế: Đã phát hiện, xử lý 128 vụ vi phạm kinh tế (giảm 86 vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó chủ yếu là kinh doanh hàng ngoại không có chứng từ: 75 vụ, kinh doanh trái phép, kinh doanh trốn thuế: 15 vụ, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả 27 vụ; thu giữ hàng hóa trị giá 10,5 tỉ đồng, đề nghị truy thu thuế 242,9 triệu đồng.

Chống tội phạm hình sự: Đã xảy ra 1.821 vụ phạm pháp hình sự, tăng 13,3% (213 vụ) so với cùng kỳ làm chết 34 người (giảm 1 người so với cùng kỳ), bị thương 175 người (tăng 84 so với cùng kỳ), thiệt hại tài sản trị giá trên 25 tỉ đồng. Đã khám phá 938 vụ, chiếm 51,5%, bắt 1.223 tên.

Hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội

Ma túy: Đã khám phá 246 vụ buôn bán, tàng trữ chất ma túy; 66 vụ sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ 1.548 gram, 410 tép heroin; 538,9 gram, 816 viên ma túy tổng hợp; 30 gram cần sa; 1,5 gram thuốc phiện; 9 cân tiểu ly; 238 xe gắn máy; 214 điện thoại di động; 276 triệu đồng; 106 USD; 1.000 won Hàn Quốc; 500 ria Campuchia và một số dụng cụ, phương tiện khác. Đã khởi tố 213 vụ, 304 tên; xử lý hành chính 99 vụ, 359 tên; lập hồ sơ tập trung 413 đối tượng vào các Trung tâm cai nghiện, cơ sở chữa bệnh và giáo dục tại địa phương. Qua đấu tranh mở rộng chuyên án, CATP đã triệt phá 9 điểm tàng trữ mua bán chất ma tuý, bắt 38 đối tượng (thu 1.057,2 gram heroin; 369,9 gram, 444 viên ma túy tổng hợp và một số phương tiện công cụ phạm tội).

Mại dâm và các tệ nạn xã hội khác: Đã triệt phá 11 ổ mại dâm, tạm giữ 57 đối tượng chủ chứa, môi giới và gái mại dâm. Tập trung 81 gái mại dâm hoạt động trên các tuyến đường, 482 đối tượng lang thang, xin ăn, ma túy. Kiểm tra và lập biên bản 1.445 cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí vi phạm quy định.

Cờ bạc, cá độ: xử lý 379 vụ cờ bạc, bắt giữ 1.372 đối tượng; thu giữ trên 6,4 tỉ đồng, 49.899 USD, 200 Euro và một số dụng cụ phương tiện.

Trật tự an toàn giao thông: đã xử lý 338.148 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, chuyển kho bạc nhà nước 46 tỷ đồng, tạm giữ 27.980 xe các loại; tước giấy phép lái xe 1.371 trường hợp; xử lý 18.474 trường hợp vi phạm về nón bảo hiểm; xử lý qua hình ảnh 31.550 trường hợp.

Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 279 vụ tai nạn, giảm 99 vụ so với cùng kỳ làm chết 222 người (giảm 96 người so với cùng kỳ năm trước), bị thương 118 người (giảm 133 người so với cùng kỳ năm trước).

Tai nạn giao thông đường thủy: xảy ra 3 vụ, không gây thiệt hại về người, trong đó có 2 vụ tai nạn xảy ra trên tuyến hàng hải do cảng Sài Gòn thụ lý.

Tai nạn giao thông đường sắt: xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Tai nạn cháy: xảy ra 71 vụ cháy (giảm 37 vụ so với cùng kỳ) làm 2 người chết, bị thương 16 người và thiệt hại tài sản khoảng 8 tỉ.

Giải quyết việc làm

Từ đầu năm đến nay, đã giải quyết việc làm cho 28.091 người, đạt 10,4% kế hoạch năm. Trong đó: số người có việc làm ổn định là 18.589 người, chiếm tỷ lệ 66,2%; tạo việc làm mới cho 15.765 lao động, đạt 13,1% kế hoạch.

Theo báo cáo của quận huyện, hiện nay tổng số lao động chưa có việc làm là 270 ngàn người, trong đó số lao động chưa có việc làm có nhu cầu làm việc là 116 ngàn người, chiếm tỷ lệ 80%.

Lao động chưa có việc làm

Số người
(Nghìn người)

- Sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường, thôi bỏ học

87

- Người đến tuổi lao động

88

- Bộ đội, thanh niên xung phong xuất ngũ

5

- Số lao động thôi việc, mất việc làm hàng năm

42

- Lao động chưa có việc làm năm trước chuyển sang

48

 
Trong quý I/2008, tổng số lao động được các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động đưa đi làm tại thị trường lao động nước ngoài là 764 người. Chủ yếu đi lao động tại các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Ca-ta.
 
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2008, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh