Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 16-11 đến ngày 22-11-2015)
08:29, ngày 24-11-2015
TCCSĐT - Tiếp tục phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm, sự đóng góp của Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan một lần nữa khẳng định trách nhiệm của Việt Nam vào công việc và thành công chung của Hiệp hội, thúc đẩy ASEAN ngày càng phát triển cường thịnh, cũng như khẳng định uy tín, vai trò, vị thế quan trọng của ASEAN ở khu vực và trên toàn cầu.
Thủ tướng New Zealand John Phillip Key kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng New Zealand John Phillip Key đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 17-11-2015. Trong thời gian ở thăm, Thủ tướng John Phillip Key và Đoàn đã dự lễ đón, hội đàm và chiêu đãi trọng thể do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì; chào xã giao Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Giôn Key cũng tham dự một số sự kiện với doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực hàng không và giáo dục.
Năm 2015 đánh dấu 40 năm Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước được thiết lập năm 2009 tiếp tục phát triển tốt đẹp, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Hai nước duy trì quan hệ chính trị tốt đẹp, thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Hai bên đang tích cực triển khai các cam kết đạt được trong chuyến thăm chính thức New Zealand tháng 3-2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như Chương trình hành động giai đoạn 2013-2016. Hợp tác về kinh tế, thương mại song phương những năm gần đây tăng mạnh, trong đó kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều năm 2014 đạt hơn 860 triệu USD; hai bên phấn đấu nâng lên 1,7 tỷ USD vào năm 2020. Về đầu tư, đến hết tháng 8 vừa qua, New Zealand có 25 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 82,12 triệu USD.
Chuyến thăm của Thủ tướng John Phillip Key là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định hai nước coi trọng thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - New Zealand phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Hai bên cam kết ủng hộ và khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Australia - New Zealand - ASEAN (AANZFTA) nhằm duy trì tăng trưởng thương mại, hướng tới đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1,7 tỷ USD vào năm 2020. Trên cơ sở các kế hoạch làm việc hai nước ký kết trong thời gian gần đây, hai bên sẽ ưu tiên hợp tác thúc đẩy việc loại bỏ các hàng rào thương mại đối với các sản phẩm nông, thuỷ sản của mỗi nước; đồng thời tiếp tục tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới. Kết quả chuyến thăm lần này của Thủ tướng John Phillip Key tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ đối tác toàn diện song phương, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị APEC lần thứ 23
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines Benigno Aquino III, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 23 tổ chức tại Manila, Philippines từ ngày 17 đến ngày 19-11-2015. Với chủ đề “Phát triển kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 23 góp phần đề cao hơn nữa vai trò của APEC với tư cách là một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng khu vực và liên kết kinh tế khu vực, đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế thành viên đạt được mục tiêu nâng cao trình độ phát triển và hợp tác trong khu vực.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục chuyển biến nhanh và phức tạp. Hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, song cạnh tranh, cọ sát giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt. Xu thế liên kết kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ, với những kết quả mang tính bước ngoặt. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo, biến động tài chính - tiền tệ gia tăng. Vòng đàm phán Đô-ha vẫn trì trệ; châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, song tiếp tục là địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Vì thế tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận 4 nội dung.
Một là, các nền kinh tế thành viên đã thông qua 2 Tuyên bố cấp cao, 1 Tuyên bố bộ trưởng và 6 văn kiện kèm theo, với mục tiêu xuyên suốt là tăng trưởng bền vững, bao trùm. Đây là bước chuyển mới, nâng tầm hiệu quả hợp tác Diễn đàn APEC, mở rộng sang các lĩnh vực mới, gắn với mục tiêu phát triển. Hai là, các thành viên nhất trí củng cố liên kết kinh tế khu vực và thúc đẩy xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu. Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10, khẳng định giá trị và tầm quan trọng của WTO, đặc biệt đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập. Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định quyết tâm thúc đẩy hình thành Khu vực thương mại tự do toàn châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) toàn diện, chất lượng cao, đáp ứng các vấn đề thương mại-đầu tư thế hệ mới trên cơ sở các liên kết hiện có ở khu vực. Ba là, APEC thiết lập một số cơ chế và mục tiêu mới, phản ánh hợp tác APEC ngày càng mở rộng và thực chất. Đó là cải thiện 10% môi trường kinh doanh vào năm 2018; hình thành thị trường cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ APEC, Mạng lưới tài chính phát triển cơ sở hạ tầng, Nhóm đặc trách tự cường năng lượng, và quỹ hỗ trợ triển khai các dự án, sáng kiến của APEC. Bốn là, Cuộc họp cấp cao lần thứ 6 Hiệp định TPP đã diễn ra trong dịp này, khẳng định quyết tâm của 12 nền kinh tế thành viên sớm ký kết, phê chuẩn Hiệp định nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân ở khu vực.
Với những kết quả đó, Hội nghị Cấp cao lần này đánh dấu hợp tác APEC bước sang một giai đoạn mới “vì phát triển bền vững," phản ánh vai trò của APEC đi đầu triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Những đóng góp nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị APEC 23
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, tham gia Tuần lễ cấp cao APEC lần này với một tâm thế mới. Chủ tịch nước ta là khách mời đặc biệt và diễn giả chính tại nhiều phiên thảo luận quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC và Phiên thảo luận thứ nhất về “Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm thông qua liên kết kinh tế". Đoàn cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc, gặp gỡ rộng rãi với các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên trao đổi sâu rộng các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và phối hợp tại các diễn đàn đa phương, trong đó có chủ nhà Philippines, Nga, Canada, Malaysia, Peru, Papua New Guinea...
Đặc biệt là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống nước chủ nhà Philippines đã có cuộc hội đàm và chứng kiến lễ ký kết Tuyên bố chung về việc thiết lập Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines, nâng tầm quan hệ hợp tác và sự tin cậy chính trị giữa hai nước. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu cũng đã tích cực trao đổi với các thành viên là chủ nhà APEC giai đoạn 2015 - 2022, đặc biệt là Peru và Papua New Guinea, chủ nhà APEC 2016 và 2018, nhằm tăng cường phối hợp, bảo đảm các Hội nghị cấp cao sắp tới, đặc biệt là Năm APEC Việt Nam 2017, thành công. Chủ tịch nước cũng dành nhiều thời gian tiếp xúc với các tập đoàn kinh tế hàng đầu khu vực và toàn cầu, chuyển thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam tiếp tục đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng với việc vừa kết thúc đàm phán hàng loạt các FTA, đặc biệt là TPP với sự tham gia của 12 trên 21 nền kinh tế thành viên APEC. Thành công của Hội nghị Cấp cao APEC 23 mở ra nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương đồng thời, tạo cơ sở tốt cho Việt Nam đóng góp hiệu quả vào tiến trình phát triển của APEC với tư cách là chủ nhà của Năm APEC 2017.
Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật
Trong 02 ngày 18 và ngày 19-10-2015, tại Hà Nội, Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật đã được tổ chức. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Campuchia Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Chủ tịch Phân ban hợp tác Campuchia - Việt Nam Hô Nam Hông đồng chủ trì Kỳ họp. Tại kỳ họp, hai bên nhất trí cho rằng, việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm viếng lẫn nhau trong thời gian qua như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Campuchia (tháng 12-2014); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Campuchia (tháng 01-2014); Chủ tịch Quốc hội Campuchia Hêng Xom-rin thăm chính thức Việt Nam (tháng 8-2014)... đã góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí cho rằng, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 167 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đạt 3,46 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 đạt 3,3 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2015 đạt gần 2,5 tỷ USD. Hợp tác về giáo dục - đào tạo, viễn thông, nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, hàng không, năng lượng, dầu khí… được quan tâm đẩy mạnh. Hai bên đã trao đổi và thỏa thuận về phương hướng và các biện pháp nhằm gia tăng hơn nữa hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới. Theo đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các dự án đã được cấp phép và sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác mới. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như: Tài nguyên môi trường, nông - lâm - ngư nghiệp, năng lượng, dầu khí, lao động, y tế… và triển khai kết nối hai nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực giao thông, viễn thông, tài chính, ngân hàng và du lịch. Lãnh đạo hai nước đã ký Biên bản thỏa thuận của kỳ họp làm cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, địa phương hai bên tiếp tục triển khai hợp tác trong thời gian tới, đưa mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước ngày càng phát triển bền vững.
Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Cộng hòa Séc
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Cộng hòa Séc do ngài Milan Stech, Chủ tịch Thượng viện dẫn đầu và Phu nhân đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 20-11-2015. Trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milan Stech hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; chào xã giao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tham quan một số địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch tại Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại các cuộc hội đàm, gặp gỡ, trên tinh thần hợp tác, phát triển, hai bên thống nhất tăng cường hợp tác nghị viện, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và song phương, cũng như hợp tác chặt chẽ trong thực hiện Tuyên bố của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác toàn diện, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân hai nước tăng cường trao đổi hợp tác; mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân... Việt Nam và Czech có quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp, bên cạnh quan hệ tốt đẹp giữa hai nhà nước là quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Hiện tại ở Czech có một cộng đồng lớn người Việt Nam đang học tập, sinh sống, đóng góp tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hòa nhập tốt với xã hội sở tại, thành đạt trong công việc và cuộc sống. Hợp tác song phương giữa hai nước sẽ phát triển, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với khu vực EU và giữa Séc với khu vực ASEAN, đồng thời mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh phục vụ cho sự phát triển của mỗi nước.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Thượng viện Cộng hòa Séc đúng dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ là dấu mốc đặc biệt quan trọng, củng cố mối quan hệ truyền thống, hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 20 đến ngày 21-11-2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác đã có một chương trình nghị sự dày đặc các hoạt động, thông qua hàng chục hội nghị cấp cao, các cuộc gặp, các sự kiện quan trọng liên quan. Tại các Hội nghị, đã có gần 60 văn kiện được ký kết, thông qua, ghi nhận, trong đó có 3 văn kiện được ký kết, gồm: Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, Tuyên bố Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Một trong những sự kiện quan trọng và được mong đợi nhất tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 là việc các nhà lãnh đạo ASEAN ký Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 và cùng với đó là thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 làm cơ sở và khuôn khổ cho liên kết ASEAN trong 10 năm tới. Tuyên bố được ký kết đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử mới trong quá trình phát triển của ASEAN, phản ánh được sự lớn mạnh của ASEAN sau gần 48 năm hình thành, phát triển và vươn lên trở thành một cộng đồng liên kết chặt chẽ trên cả 3 trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội với vị thế ngày càng cao ở cả khu vực và thế giới; một sự kiện mà theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 là: “Dấu mốc lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc nâng liên kết và hợp tác lên tầm cao mới, phản ánh sự trưởng thành mạnh mẽ của Hiệp hội sau 48 năm phát triển, khẳng định giá trị của đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN”.
Bên cạnh đó, thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh kết quả triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015), đề cao ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, coi đó là dấu mốc lịch sử trong tiến trình liên kết khu vực, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược của ASEAN và khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới ở tầm cao hơn của ASEAN. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN là một tiến trình liên tục, nhất trí rằng ASEAN cần tiếp tục củng cố và đưa liên kết ASEAN lên tầm cao mới trên cơ sở tiếp nối và phát huy các thành tựu đã đạt được. Theo đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và ba kế hoạch tổng thể triển khai Tầm nhìn trên 3 trụ cột với chủ đề "ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước" định hướng và tạo cơ sở và khuôn khổ cho liên kết của ASEAN trong 10 năm tới. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết triển khai hiệu quả các văn kiện này, đồng thời cũng nhất trí cần tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể về kết nối và Sáng kiến liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển để hỗ trợ cho tiến trình xây dựng cộng đồng.
Các hoạt động cấp cao liên quan đến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
Cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, các Hội nghị Cấp cao liên quan gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) với 8 nước đối thoại, các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên hợp quốc và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-New Zealand. Tại các Hội nghị nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN, lãnh đạo các nước, tổ chức đối tác đã tập trung kiểm điểm tình hình hợp tác và đề ra các định hướng nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác trong thời gian tới, trong đó tập trung vào những lĩnh vực các bên có lợi ích chung như kinh tế, thương mại, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó các thách thức phi truyền thống và xuyên biên giới. Các đối tác khẳng định sự coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt với ASEAN.
Đặc biệt, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, các quốc gia thành viên của Hiệp hội đã thảo luận, nhất trí và đạt sự thống nhất cao với quan điểm cần tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong đẩy mạnh quan hệ với các đối tác, nâng cao hiệu quả của các tiến trình hiện có, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong quan hệ với các đối tác cũng như trong việc định hình cấu trúc khu vực. Qua các hội nghị lần này, quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ và ASEAN-New Zealand đã chính thức được nâng lên tầm đối tác chiến lược, đưa tổng số đối tác chiến lược của ASEAN từ 5 nước lên 7 nước (các nước đã là đối tác chiến lược của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia) và đồng thời Kế hoạch Hành động ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hoa Kỳ và ASEAN-New Zealand giai đoạn 2016-2020 với các nội dung và biện pháp hợp tác cụ thể cũng đã được thông qua. Đây là dấu mốc mới, bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác của mình.
Tình hình khu vực và quốc tế cũng đã được các nhà lãnh đạo trao đổi hết sức sâu rộng, thẳng thắn tại các hội nghị, trong đó vấn đề khủng bố quốc tế, các thách thức an ninh biển, tình hình Biển Đông là những chủ đề lớn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo các quốc gia. Tận dụng từng khoảng trống thời gian bên lề các Hội nghị trong chương trình nghị sự dày đặc các hoạt động, từ sáng sớm tới tận tối muộn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp song phương với nhiều nhà lãnh đạo các nước, như: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Liên bang Nga Medvedev, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha;… Tại các cuộc tiếp xúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp và xây dựng quy mô lớn đã gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và an ninh khu vực; nhấn mạnh các bên cần tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc về kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; đề nghị các bên cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là cụ thể hóa Điều 5 và đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); hoan nghênh các đề xuất và đóng góp xây dựng của các nước nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Phát biểu hoặc đề cập về vấn đề Biển Đông ở các mức độ khác nhau, song hầu hết lãnh đạo các quốc gia ASEAN, các đối tác đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến phức tạp ở Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp phải bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng kêu gọi các bên tự kiềm chế và không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp tình hình hoặc gia tăng căng thẳng, nhất trí cần phát huy hơn nữa vai trò của ASEAN trong việc xử lý vấn đề này. Đồng thời, chia sẻ lo ngại về tình hình Biển Đông thời gian qua diễn biến phức tạp, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, không tiến hành quân sự hoá Biển Đông.
Tiếp tục phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan lần này một lần nữa khẳng định sự đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc và thành công chung của Hiệp hội, thúc đẩy ASEAN gắn kết chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn, vì một cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển cường thịnh, vững mạnh cũng như khẳng định uy tín, vai trò, vị thế quan trọng của ASEAN ở khu vực và trên toàn cầu./.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng New Zealand John Phillip Key đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 17-11-2015. Trong thời gian ở thăm, Thủ tướng John Phillip Key và Đoàn đã dự lễ đón, hội đàm và chiêu đãi trọng thể do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì; chào xã giao Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Giôn Key cũng tham dự một số sự kiện với doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực hàng không và giáo dục.
Năm 2015 đánh dấu 40 năm Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước được thiết lập năm 2009 tiếp tục phát triển tốt đẹp, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Hai nước duy trì quan hệ chính trị tốt đẹp, thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Hai bên đang tích cực triển khai các cam kết đạt được trong chuyến thăm chính thức New Zealand tháng 3-2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như Chương trình hành động giai đoạn 2013-2016. Hợp tác về kinh tế, thương mại song phương những năm gần đây tăng mạnh, trong đó kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều năm 2014 đạt hơn 860 triệu USD; hai bên phấn đấu nâng lên 1,7 tỷ USD vào năm 2020. Về đầu tư, đến hết tháng 8 vừa qua, New Zealand có 25 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 82,12 triệu USD.
Chuyến thăm của Thủ tướng John Phillip Key là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định hai nước coi trọng thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - New Zealand phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Hai bên cam kết ủng hộ và khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Australia - New Zealand - ASEAN (AANZFTA) nhằm duy trì tăng trưởng thương mại, hướng tới đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1,7 tỷ USD vào năm 2020. Trên cơ sở các kế hoạch làm việc hai nước ký kết trong thời gian gần đây, hai bên sẽ ưu tiên hợp tác thúc đẩy việc loại bỏ các hàng rào thương mại đối với các sản phẩm nông, thuỷ sản của mỗi nước; đồng thời tiếp tục tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới. Kết quả chuyến thăm lần này của Thủ tướng John Phillip Key tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ đối tác toàn diện song phương, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị APEC lần thứ 23
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines Benigno Aquino III, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 23 tổ chức tại Manila, Philippines từ ngày 17 đến ngày 19-11-2015. Với chủ đề “Phát triển kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 23 góp phần đề cao hơn nữa vai trò của APEC với tư cách là một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng khu vực và liên kết kinh tế khu vực, đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế thành viên đạt được mục tiêu nâng cao trình độ phát triển và hợp tác trong khu vực.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục chuyển biến nhanh và phức tạp. Hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, song cạnh tranh, cọ sát giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt. Xu thế liên kết kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ, với những kết quả mang tính bước ngoặt. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo, biến động tài chính - tiền tệ gia tăng. Vòng đàm phán Đô-ha vẫn trì trệ; châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, song tiếp tục là địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Vì thế tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận 4 nội dung.
Một là, các nền kinh tế thành viên đã thông qua 2 Tuyên bố cấp cao, 1 Tuyên bố bộ trưởng và 6 văn kiện kèm theo, với mục tiêu xuyên suốt là tăng trưởng bền vững, bao trùm. Đây là bước chuyển mới, nâng tầm hiệu quả hợp tác Diễn đàn APEC, mở rộng sang các lĩnh vực mới, gắn với mục tiêu phát triển. Hai là, các thành viên nhất trí củng cố liên kết kinh tế khu vực và thúc đẩy xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu. Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10, khẳng định giá trị và tầm quan trọng của WTO, đặc biệt đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập. Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định quyết tâm thúc đẩy hình thành Khu vực thương mại tự do toàn châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) toàn diện, chất lượng cao, đáp ứng các vấn đề thương mại-đầu tư thế hệ mới trên cơ sở các liên kết hiện có ở khu vực. Ba là, APEC thiết lập một số cơ chế và mục tiêu mới, phản ánh hợp tác APEC ngày càng mở rộng và thực chất. Đó là cải thiện 10% môi trường kinh doanh vào năm 2018; hình thành thị trường cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ APEC, Mạng lưới tài chính phát triển cơ sở hạ tầng, Nhóm đặc trách tự cường năng lượng, và quỹ hỗ trợ triển khai các dự án, sáng kiến của APEC. Bốn là, Cuộc họp cấp cao lần thứ 6 Hiệp định TPP đã diễn ra trong dịp này, khẳng định quyết tâm của 12 nền kinh tế thành viên sớm ký kết, phê chuẩn Hiệp định nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân ở khu vực.
Với những kết quả đó, Hội nghị Cấp cao lần này đánh dấu hợp tác APEC bước sang một giai đoạn mới “vì phát triển bền vững," phản ánh vai trò của APEC đi đầu triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Những đóng góp nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị APEC 23
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, tham gia Tuần lễ cấp cao APEC lần này với một tâm thế mới. Chủ tịch nước ta là khách mời đặc biệt và diễn giả chính tại nhiều phiên thảo luận quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC và Phiên thảo luận thứ nhất về “Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm thông qua liên kết kinh tế". Đoàn cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc, gặp gỡ rộng rãi với các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên trao đổi sâu rộng các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và phối hợp tại các diễn đàn đa phương, trong đó có chủ nhà Philippines, Nga, Canada, Malaysia, Peru, Papua New Guinea...
Đặc biệt là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống nước chủ nhà Philippines đã có cuộc hội đàm và chứng kiến lễ ký kết Tuyên bố chung về việc thiết lập Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines, nâng tầm quan hệ hợp tác và sự tin cậy chính trị giữa hai nước. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu cũng đã tích cực trao đổi với các thành viên là chủ nhà APEC giai đoạn 2015 - 2022, đặc biệt là Peru và Papua New Guinea, chủ nhà APEC 2016 và 2018, nhằm tăng cường phối hợp, bảo đảm các Hội nghị cấp cao sắp tới, đặc biệt là Năm APEC Việt Nam 2017, thành công. Chủ tịch nước cũng dành nhiều thời gian tiếp xúc với các tập đoàn kinh tế hàng đầu khu vực và toàn cầu, chuyển thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam tiếp tục đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng với việc vừa kết thúc đàm phán hàng loạt các FTA, đặc biệt là TPP với sự tham gia của 12 trên 21 nền kinh tế thành viên APEC. Thành công của Hội nghị Cấp cao APEC 23 mở ra nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương đồng thời, tạo cơ sở tốt cho Việt Nam đóng góp hiệu quả vào tiến trình phát triển của APEC với tư cách là chủ nhà của Năm APEC 2017.
Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật
Trong 02 ngày 18 và ngày 19-10-2015, tại Hà Nội, Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật đã được tổ chức. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Campuchia Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Chủ tịch Phân ban hợp tác Campuchia - Việt Nam Hô Nam Hông đồng chủ trì Kỳ họp. Tại kỳ họp, hai bên nhất trí cho rằng, việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm viếng lẫn nhau trong thời gian qua như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Campuchia (tháng 12-2014); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Campuchia (tháng 01-2014); Chủ tịch Quốc hội Campuchia Hêng Xom-rin thăm chính thức Việt Nam (tháng 8-2014)... đã góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí cho rằng, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 167 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đạt 3,46 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 đạt 3,3 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2015 đạt gần 2,5 tỷ USD. Hợp tác về giáo dục - đào tạo, viễn thông, nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, hàng không, năng lượng, dầu khí… được quan tâm đẩy mạnh. Hai bên đã trao đổi và thỏa thuận về phương hướng và các biện pháp nhằm gia tăng hơn nữa hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới. Theo đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các dự án đã được cấp phép và sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác mới. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như: Tài nguyên môi trường, nông - lâm - ngư nghiệp, năng lượng, dầu khí, lao động, y tế… và triển khai kết nối hai nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực giao thông, viễn thông, tài chính, ngân hàng và du lịch. Lãnh đạo hai nước đã ký Biên bản thỏa thuận của kỳ họp làm cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, địa phương hai bên tiếp tục triển khai hợp tác trong thời gian tới, đưa mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước ngày càng phát triển bền vững.
Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Cộng hòa Séc
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Cộng hòa Séc do ngài Milan Stech, Chủ tịch Thượng viện dẫn đầu và Phu nhân đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 20-11-2015. Trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milan Stech hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; chào xã giao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tham quan một số địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch tại Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại các cuộc hội đàm, gặp gỡ, trên tinh thần hợp tác, phát triển, hai bên thống nhất tăng cường hợp tác nghị viện, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và song phương, cũng như hợp tác chặt chẽ trong thực hiện Tuyên bố của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác toàn diện, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân hai nước tăng cường trao đổi hợp tác; mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân... Việt Nam và Czech có quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp, bên cạnh quan hệ tốt đẹp giữa hai nhà nước là quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Hiện tại ở Czech có một cộng đồng lớn người Việt Nam đang học tập, sinh sống, đóng góp tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hòa nhập tốt với xã hội sở tại, thành đạt trong công việc và cuộc sống. Hợp tác song phương giữa hai nước sẽ phát triển, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với khu vực EU và giữa Séc với khu vực ASEAN, đồng thời mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh phục vụ cho sự phát triển của mỗi nước.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Thượng viện Cộng hòa Séc đúng dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ là dấu mốc đặc biệt quan trọng, củng cố mối quan hệ truyền thống, hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 20 đến ngày 21-11-2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác đã có một chương trình nghị sự dày đặc các hoạt động, thông qua hàng chục hội nghị cấp cao, các cuộc gặp, các sự kiện quan trọng liên quan. Tại các Hội nghị, đã có gần 60 văn kiện được ký kết, thông qua, ghi nhận, trong đó có 3 văn kiện được ký kết, gồm: Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, Tuyên bố Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Một trong những sự kiện quan trọng và được mong đợi nhất tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 là việc các nhà lãnh đạo ASEAN ký Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 và cùng với đó là thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 làm cơ sở và khuôn khổ cho liên kết ASEAN trong 10 năm tới. Tuyên bố được ký kết đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử mới trong quá trình phát triển của ASEAN, phản ánh được sự lớn mạnh của ASEAN sau gần 48 năm hình thành, phát triển và vươn lên trở thành một cộng đồng liên kết chặt chẽ trên cả 3 trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội với vị thế ngày càng cao ở cả khu vực và thế giới; một sự kiện mà theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 là: “Dấu mốc lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc nâng liên kết và hợp tác lên tầm cao mới, phản ánh sự trưởng thành mạnh mẽ của Hiệp hội sau 48 năm phát triển, khẳng định giá trị của đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN”.
Bên cạnh đó, thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh kết quả triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015), đề cao ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, coi đó là dấu mốc lịch sử trong tiến trình liên kết khu vực, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược của ASEAN và khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới ở tầm cao hơn của ASEAN. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN là một tiến trình liên tục, nhất trí rằng ASEAN cần tiếp tục củng cố và đưa liên kết ASEAN lên tầm cao mới trên cơ sở tiếp nối và phát huy các thành tựu đã đạt được. Theo đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và ba kế hoạch tổng thể triển khai Tầm nhìn trên 3 trụ cột với chủ đề "ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước" định hướng và tạo cơ sở và khuôn khổ cho liên kết của ASEAN trong 10 năm tới. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết triển khai hiệu quả các văn kiện này, đồng thời cũng nhất trí cần tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể về kết nối và Sáng kiến liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển để hỗ trợ cho tiến trình xây dựng cộng đồng.
Các hoạt động cấp cao liên quan đến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
Cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, các Hội nghị Cấp cao liên quan gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) với 8 nước đối thoại, các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên hợp quốc và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-New Zealand. Tại các Hội nghị nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN, lãnh đạo các nước, tổ chức đối tác đã tập trung kiểm điểm tình hình hợp tác và đề ra các định hướng nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác trong thời gian tới, trong đó tập trung vào những lĩnh vực các bên có lợi ích chung như kinh tế, thương mại, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó các thách thức phi truyền thống và xuyên biên giới. Các đối tác khẳng định sự coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt với ASEAN.
Đặc biệt, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, các quốc gia thành viên của Hiệp hội đã thảo luận, nhất trí và đạt sự thống nhất cao với quan điểm cần tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong đẩy mạnh quan hệ với các đối tác, nâng cao hiệu quả của các tiến trình hiện có, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong quan hệ với các đối tác cũng như trong việc định hình cấu trúc khu vực. Qua các hội nghị lần này, quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ và ASEAN-New Zealand đã chính thức được nâng lên tầm đối tác chiến lược, đưa tổng số đối tác chiến lược của ASEAN từ 5 nước lên 7 nước (các nước đã là đối tác chiến lược của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia) và đồng thời Kế hoạch Hành động ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hoa Kỳ và ASEAN-New Zealand giai đoạn 2016-2020 với các nội dung và biện pháp hợp tác cụ thể cũng đã được thông qua. Đây là dấu mốc mới, bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác của mình.
Tình hình khu vực và quốc tế cũng đã được các nhà lãnh đạo trao đổi hết sức sâu rộng, thẳng thắn tại các hội nghị, trong đó vấn đề khủng bố quốc tế, các thách thức an ninh biển, tình hình Biển Đông là những chủ đề lớn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo các quốc gia. Tận dụng từng khoảng trống thời gian bên lề các Hội nghị trong chương trình nghị sự dày đặc các hoạt động, từ sáng sớm tới tận tối muộn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp song phương với nhiều nhà lãnh đạo các nước, như: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Liên bang Nga Medvedev, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha;… Tại các cuộc tiếp xúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp và xây dựng quy mô lớn đã gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và an ninh khu vực; nhấn mạnh các bên cần tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc về kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; đề nghị các bên cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là cụ thể hóa Điều 5 và đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); hoan nghênh các đề xuất và đóng góp xây dựng của các nước nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Phát biểu hoặc đề cập về vấn đề Biển Đông ở các mức độ khác nhau, song hầu hết lãnh đạo các quốc gia ASEAN, các đối tác đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến phức tạp ở Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp phải bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng kêu gọi các bên tự kiềm chế và không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp tình hình hoặc gia tăng căng thẳng, nhất trí cần phát huy hơn nữa vai trò của ASEAN trong việc xử lý vấn đề này. Đồng thời, chia sẻ lo ngại về tình hình Biển Đông thời gian qua diễn biến phức tạp, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, không tiến hành quân sự hoá Biển Đông.
Tiếp tục phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan lần này một lần nữa khẳng định sự đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc và thành công chung của Hiệp hội, thúc đẩy ASEAN gắn kết chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn, vì một cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển cường thịnh, vững mạnh cũng như khẳng định uy tín, vai trò, vị thế quan trọng của ASEAN ở khu vực và trên toàn cầu./.
Khai mạc hội thảo quốc tế về vấn đề an ninh ở khu vực Biển Đông  (23/11/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển sản phẩm đặc thù gắn với đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch vùng Tây Bắc  (23/11/2015)
VietinBank tài trợ 13,2 tỷ đồng cho tỉnh Ninh Bình  (23/11/2015)
Bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của ASEAN  (23/11/2015)
Bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của ASEAN  (23/11/2015)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay