Mười năm Liên minh châu Phi
15:30, ngày 26-07-2012
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao lần thứ 19 của Liên minh châu Phi (AU) trùng đúng vào thời điểm ngày sinh lần thứ 10 của tổ chức này.
Lẽ ra, Hội nghị được tổ chức ở Malawi nhưng vì Malawi không mời Tổng thống Sudan Al-Bashir, người vốn đang bị Toà án hình sự quốc tế truy nã và cũng bởi Malawi sau đó cũng đã xin rút đăng cai tổ chức Hội nghị AU nên Hội nghị lần này được tiến hành ở trụ sở của AU tại Addis Abeba (Ethiopia). Tổng thống Malawi Joyce Banda vì thế cũng bị tẩy chay ở hội nghị cấp cao này vì ông A.Bashir vẫn được mời tới dự.
Chỉ riêng điều đó đã đủ để cho thấy nội bộ AU hiện bị phân rẽ sâu sắc. Về bề ngoài, bất đồng quan điểm này xoay quanh việc ủng hộ hay không ủng hộ Tòa án hình sự quốc tế của Liên hợp quốc. Nhưng trong thực chất, đó là sự khác biệt về mức độ quan hệ giữa các nước châu Phi với phương Tây và sự ganh đua ảnh hưởng trong chính Liên minh AU. Sự phân rẽ ấy cũng biểu hiện sâu sắc tương tự trong việc bầu chọn Chủ tịch Ủy ban AU, cương vị lãnh đạo và đại diện cao nhất của tổ chức này.
Tại Hội nghị cấp cao trước đó, việc bầu chọn này đã không đạt kết quả vì sau 3 lần bầu không có ứng cử viên nào đạt đa số ít nhất hai phần ba. Về nhân sự, đó là sự lựa chọn giữa đương kim Chủ tịch Ủy ban AU Jean Ping (người Gabun) và bà Nkosazana Dlamini - Zuma, Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi. Nhưng phía sau đó là cuộc tranh giành ảnh hưởng trong AU giữa nhóm các thành viên sử dụng tiếng Pháp và nhóm thành viên sử dụng tiếng Anh.
Trên chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao này còn có những chủ đề nội dung thời sự khác nữa như tình hình ở Mali, xung đột vũ trang giữa Sudan và Nam Sudan cũng như những gì đang xảy ra ở Syria. Những chuyện nhân sự và khủng hoảng chính trị - an ninh đã lấn át mọi chủ đề nội dung khác về hợp tác kinh tế và thương mại, phát triển xã hội, xóa đói nghèo.....
Không thể nói Hội nghị cấp cao này không đạt được kết quả cụ thể gì. Ở lần bầu thứ 4, sau khi ông Jean Ping rút lui, Hội nghị đã bầu bà Dlamini-Zuma làm Chủ tịch Ủy ban AU. Việc một người phụ nữ được bầu vào cương vị lãnh đạo cao nhất đó cũng còn là bước ngoặt lịch sử đối với AU và cả châu lục. Nhưng qua đó cũng lại bộc lộ ảnh hưởng ngày càng tăng của Nam Phi trong AU. Với việc bầu bà Dlamini-Zuma, AU đã vứt bỏ điều cấm kị bất thành văn là những cương vị lãnh đạo cao nhất của AU đều do đại diện của các thành viên không thuộc diện lớn nhất và có nhiều tiềm lực nhất trong AU đảm nhiệm.
Hai kết quả đáng kể khác của Hội nghị là cuộc gặp giữa Tổng thống Sudan Bashir và Tổng thống Nam Sudan Kiir. Chẳng gì thì đây cũng là lần đầu tiên hai vị bắt tay nhau kể từ khi đụng độ vũ trang giữa quân đội hai nước bùng nổ và leo thang cách đây 4 tháng. Kết quả thứ hai là thỏa thuận về nguyên tắc giữa Rwandas và Congo triển khai quân đội nước ngoài để ngừng chiến sự ở miền đông của Cộng hòa Congo.
Những kết quả ấy không phải là quà xứng đáng mừng sinh nhật 10 năm của AU. Sau 10 năm, AU đã có được bước tiến đáng kể trên con đường thể chế hóa và hoàn thiện tổ chức, nhưng thành tựu thực sự về hợp tác và liên kết châu lục lại rất khiêm nhường nếu như không nói là ít ỏi. Những chương trình hợp tác chung cho cả châu lục được đề ra nhưng triển khai thực hiện lại chưa đâu vào đâu. Phần vì họ không đủ khả năng tài chính, phần vì những tiền đề về chính trị - an ninh và ổn định chưa được đảm bảo.
Châu Phi hiện vẫn là châu lục với nhiều xung đột, nội chiến và chính biến nhất mà AU gần như không đóng nổi vai trò đáng kể gì về xử lý, trung gian và ngăn chặn. Cũng chính vì thế mà AU phần nhiều vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng "hữu danh vô thực". Hội nghị cấp cao vào dịp 10 năm thành lập này cho thấy, AU chưa thể sớm là liên minh hữu danh hữu thực./.
Chỉ riêng điều đó đã đủ để cho thấy nội bộ AU hiện bị phân rẽ sâu sắc. Về bề ngoài, bất đồng quan điểm này xoay quanh việc ủng hộ hay không ủng hộ Tòa án hình sự quốc tế của Liên hợp quốc. Nhưng trong thực chất, đó là sự khác biệt về mức độ quan hệ giữa các nước châu Phi với phương Tây và sự ganh đua ảnh hưởng trong chính Liên minh AU. Sự phân rẽ ấy cũng biểu hiện sâu sắc tương tự trong việc bầu chọn Chủ tịch Ủy ban AU, cương vị lãnh đạo và đại diện cao nhất của tổ chức này.
Tại Hội nghị cấp cao trước đó, việc bầu chọn này đã không đạt kết quả vì sau 3 lần bầu không có ứng cử viên nào đạt đa số ít nhất hai phần ba. Về nhân sự, đó là sự lựa chọn giữa đương kim Chủ tịch Ủy ban AU Jean Ping (người Gabun) và bà Nkosazana Dlamini - Zuma, Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi. Nhưng phía sau đó là cuộc tranh giành ảnh hưởng trong AU giữa nhóm các thành viên sử dụng tiếng Pháp và nhóm thành viên sử dụng tiếng Anh.
Trên chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao này còn có những chủ đề nội dung thời sự khác nữa như tình hình ở Mali, xung đột vũ trang giữa Sudan và Nam Sudan cũng như những gì đang xảy ra ở Syria. Những chuyện nhân sự và khủng hoảng chính trị - an ninh đã lấn át mọi chủ đề nội dung khác về hợp tác kinh tế và thương mại, phát triển xã hội, xóa đói nghèo.....
Không thể nói Hội nghị cấp cao này không đạt được kết quả cụ thể gì. Ở lần bầu thứ 4, sau khi ông Jean Ping rút lui, Hội nghị đã bầu bà Dlamini-Zuma làm Chủ tịch Ủy ban AU. Việc một người phụ nữ được bầu vào cương vị lãnh đạo cao nhất đó cũng còn là bước ngoặt lịch sử đối với AU và cả châu lục. Nhưng qua đó cũng lại bộc lộ ảnh hưởng ngày càng tăng của Nam Phi trong AU. Với việc bầu bà Dlamini-Zuma, AU đã vứt bỏ điều cấm kị bất thành văn là những cương vị lãnh đạo cao nhất của AU đều do đại diện của các thành viên không thuộc diện lớn nhất và có nhiều tiềm lực nhất trong AU đảm nhiệm.
Hai kết quả đáng kể khác của Hội nghị là cuộc gặp giữa Tổng thống Sudan Bashir và Tổng thống Nam Sudan Kiir. Chẳng gì thì đây cũng là lần đầu tiên hai vị bắt tay nhau kể từ khi đụng độ vũ trang giữa quân đội hai nước bùng nổ và leo thang cách đây 4 tháng. Kết quả thứ hai là thỏa thuận về nguyên tắc giữa Rwandas và Congo triển khai quân đội nước ngoài để ngừng chiến sự ở miền đông của Cộng hòa Congo.
Những kết quả ấy không phải là quà xứng đáng mừng sinh nhật 10 năm của AU. Sau 10 năm, AU đã có được bước tiến đáng kể trên con đường thể chế hóa và hoàn thiện tổ chức, nhưng thành tựu thực sự về hợp tác và liên kết châu lục lại rất khiêm nhường nếu như không nói là ít ỏi. Những chương trình hợp tác chung cho cả châu lục được đề ra nhưng triển khai thực hiện lại chưa đâu vào đâu. Phần vì họ không đủ khả năng tài chính, phần vì những tiền đề về chính trị - an ninh và ổn định chưa được đảm bảo.
Châu Phi hiện vẫn là châu lục với nhiều xung đột, nội chiến và chính biến nhất mà AU gần như không đóng nổi vai trò đáng kể gì về xử lý, trung gian và ngăn chặn. Cũng chính vì thế mà AU phần nhiều vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng "hữu danh vô thực". Hội nghị cấp cao vào dịp 10 năm thành lập này cho thấy, AU chưa thể sớm là liên minh hữu danh hữu thực./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Đoàn Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao  (26/07/2012)
Năm Du lịch quốc gia 2013 tôn vinh “Văn minh sông Hồng”  (26/07/2012)
Kinh tế khu vực châu Âu tiếp tục khó khăn  (26/07/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên