Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
TCCS - Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế thông thoáng, chính sách ưu đãi để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đến năm 2030 toàn tỉnh phát triển được 32 cụm công nghiệp, cần tiếp tục có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp.
Trong quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 phải hình thành 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 700ha và đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp còn dở dang, thu hút đầu tư lấp đầy 22 cụm công nghiệp đã được hình thành và thành lập. Để thực hiện mục tiêu này, từ năm 2018 đến năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 2 Nghị quyết số 50 và số 07 về việc hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021.
Thông qua các chính sách hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp về vốn đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hệ thống điện phục vụ cụm công nghiệp, đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 16 cụm công nghiệp được thành lập và 6 cụm công nghiệp được coi là hình thành; có 599 dự án và hộ kinh doanh cá thể đã được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động, trong đó, cụm công nghiệp Hương Canh và cụm công nghiệp Tân Tiến đã lấp đầy 100%. Không chỉ tăng số lượng các cụm công nghiệp đã được thành lập, đăng ký đầu tư trong 3 năm thực hiện nghị quyết lên gấp 2 lần so với 10 năm trước, các cụm công nghiệp hoàn thành, đi vào hoạt động đã và đang góp phần quan trọng tạo quỹ đất thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở lứa tuổi khác nhau và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, bên cạnh kết quả đạt được, số lượng các cụm công nghiệp được hưởng hỗ trợ theo nghị quyết vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn do người dân chưa ủng hộ, yêu cầu bồi thường vượt mức quy định của Nhà nước.
Mặt khác, hiện trạng diện tích quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhỏ, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào chưa hiện đại và thiếu đồng bộ dẫn đến suất đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp lớn hơn nhiều so với việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, kéo theo giá cho thuê mặt bằng sẽ cao, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính hạn chế, khó có thể thuê mặt bằng để sản xuất trong cụm công nghiệp.
Đến hết năm 2021, khi các nghị quyết hỗ trợ của Hội đồng nhân dân tỉnh hết hiệu lực, nếu không có cơ chế hỗ trợ về chi phí đầu tư hạ tầng để giảm giá thành, có giá cho thuê mặt bằng hợp lý sẽ rất khó khăn thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngày 26-11-2021, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã có tờ trình xin chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua nghị quyết về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2026 trong kỳ họp cuối năm 2021.
Theo đó, với tổng kinh phí khoảng 360 tỷ đồng, tỉnh sẽ thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đơn vị kinh doanh hạ tầng khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác hạ tầng cụm công nghiệp, như hỗ trợ 100% kinh phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật; rà, phá bom, mìn trong cụm công nghiệp; hỗ trợ 700 triệu đồng/ha vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; 30% kinh phí xây dựng hệ thống điện phục vụ cụm công nghiệp và xây dựng nhà điều hành, quản lý cụm công nghiệp, theo đơn giá xây dựng nhà nước. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, sẽ hỗ trợ 10% giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập theo quy định pháp luật; cá nhân và hộ gia đình có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được đầu tư bằng 100% vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình trong nước đầu tư trong cụm công nghiệp với thời gian hỗ trợ 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa 2 tỷ đồng/1 cơ sở sản xuất, kinh doanh…
Với những quy định cụ thể về đối tượng, nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ, khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, nghị quyết này được kỳ vọng sẽ đưa tỉnh Vĩnh Phúc sớm hoàn thành mục tiêu thu hút đầu tư lấp đầy 22 cụm công nghiệp đã được hình thành và thành lập; thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp còn lại theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất khu vực công nghiệp nông thôn./.
Vĩnh Phúc chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở đảng, tạo nguồn đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước  (06/12/2021)
Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: Để người lao động thêm yên tâm, gắn bó với công việc  (05/10/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực phát triển bền vững  (03/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay