Mục lục tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 30 (25-2-2008)
Biên giới quốc gia - bất khả xâm phạm
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc, trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tổ không thể tách rời. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.
Tranh chấp Nam Cực cuộc chiến chưa có hồi kết
Nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, Bắc Cực và Nam Cực đang ngày một trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới; đồng thời, giữa các bên cũng đã xảy ra không ít cuộc tranh chấp giành vùng lãnh thổ lạnh giá xa xôi này.
Nga và Trung Quốc với việc giải quyết vấn đề biên giới
Từ tranh chấp biên giới đến giải quyết tranh chấp biên giới trong quan hệ hai nước, thế nhưng hiện nay có thể nói rằng Nga và Trung Quốc đã giải quyết xong vấn đề này để trở thành “đối tác chiến lược” của nhau. Vậy Nga và Trung Quốc đã dàn xếp những tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa họ như thế nào? Việc Nga và Trung Quốc sau mấy chục năm đàm phán kiên trì và cam go đã phân định xong đường biên giới chung dài 4.380 km được xem là một thành công ngoại giao lớn của cả hai nước.
Dai dẳng tranh chấp biên giới Trung - Ấn
Mặc dù thương mại giữa hai quốc gia láng giềng đông dân nhất nhì thế giới đang bùng nổ với kim ngạch thương mại dự kiến sẽ tăng đến 40 tỉ USD vào năm 2010, mặc dù mới đây hai nước lần đầu tiên đã tiến hành tập trận chung nhằm thao dượt chống khủng bố, mặc dù được dư luận đánh giá là hai cường quốc đang cố gằng biến “tình hữu nghị thận trọng” sang “mối quan hệ tin cậy lẫn nhau”... song những nỗ lực đó dường như chưa khỏa lấp được những tranh chấp về biên giới kéo dài mấy thập niên qua trong quan hệ Trung - Ấn.
Tam giác phát triển và vấn đề hợp tác ba nước Đông Dương
Tam giác phát triển là vùng tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia giữ vị trí quan trọng trên cả về phương diện địa - chính trị, địa - kinh tế. Mục tiêu của tam giác phát triển hướng tới đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ xã hội trên cơ sở khai thác những tiềm năng lợi thế của mỗi nước.
Bắc Cực là của ai?
Cuộc chạy đua tranh giành lãnh thổ ở Bắc Cực nổ ra từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Ca-na-đa là quốc gia đầu tiên tuyên bố chủ quyền của mình ở Bắc Cực. Sau khi NaTO thành lập, Mỹ cũng công khai thiết lập hệ thống phòng chống tên lửa từ An-xca tới Băng Đảo và bố trí lực lượng quân sự rất hùng mạnh. Năm 2003, một đoàn các nhà khảo sát khoa học Đan Mạch đã cắm cờ trên đảo Han-xơ ở Bắc Băng Dương để khẳng định chủ quyền của Đan Mạch ở Bắc Cực. Còn Nga thì luôn khẳng định đáy biển Bắc Cực và vùng Xi-bê-ri của mình là một thềm lục địa thống nhất... Nguyên nhân nào khiến Bắc Cực trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các cường quốc?
Bế tắc trong giải quyết tranh chấp quần đảo Cu-rin
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Cu-rin giữa Nga và Nhật Bản hiện nay, là một loại tranh chấp rất khó giải quyết, không những vì hai bên khó tìm được tiếng nói chung, mà còn vì cách giải quyết các vấn đề quốc tế sau Đại chiến II của các nước liên quan rất không triệt để và rõ ràng. Chính vì sự không rõ ràng này đã tạo ra những tranh chấp chủ quyền phức tạp về sau đối với các vùng lãnh thổ.
Tranh chấp quần đảo Điếu Ngư - Sen-ka-ku giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Quần đảo Điếu Ngư, Sen-ka-ku thuộc Đông Hải - vùng biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản, gồm Điếu Ngư và 6 đảo lớn nhỏ khác, tuy tổng diện tích chỉ khoảng 6,3 km2 (đảo Điếu Ngư 4,3 km2 ) nhưng lại là một vị trí chiến lược quan trọng đối với hai nước. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Sen-ka-ku là vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, trở thành một trong những trở ngại quan trọng nhất trong quan hệ giữa hai nước.
Trung Đông và những cuộc chiến thay đổi biên giới
Trung Đông, miền đất được xem là một trong những chiếc nôi của nhân loại, nơi phát sinh đạo Do Thái, đạo Thiên Chúa và đạo Hồi, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhưng cũng là nơi mà biên giới tuân theo “chủ nghĩa giang hồ xê dịch”. Sau cuộc chiến lần 1, cuộc chiến kênh Xuy-ê, chiến tranh sáu ngày, và cuộc chiến lần 4, thì biên giới của Trung Đông một lần nữa lại bị thay đổi.
“Tắc-xi” hai bánh thời @
Sau hơn 2 năm hoạt động thương hiệu CoKbi - một loại hình dịch vụ vận tải bằng xe máy được ví như chiếc tắc-xi hai bánh đã được người dân Thủ đô biết tới. Đây là dịch vụ vận chuyển hành khách, đưa đón tận nhà người già, trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức đi làm; đưa đón khách du lịch; vận chuyển hàng hóa, chuyển phát tài liệu; hoa tiên dẫn đường cho khách ngoại tỉnh; các dịch vụ vận chuyển khác... Đến nay, CoKbi đã phát triển với gần 200 chiếc, đỗ rải rác tại các điểm đông đúc dân cư trong thành phố Hà Nội, sẵn sàng đón khách và vận chuyển hàng hóa.
Những giai điệu mùa xuân biên giới
Từ khi nước Việt Nam mới ra đời, đã có ngay những người lính đến với miền biên giới và cùng những người dân nơi đây bảo vệ từng cột mốc chủ quyền của đất nước. Và các loại hình nghệ thuật trong đó có âm nhạc đã không ngớt ngợi ca hình tượng người lính biên cương nhất là giữa mùa xuân đầy hoa rừng nhưng xa nhà. Tìm vào kho tàng những bài hát Việt Nam, ta không khỏi ngạc nhiên và xúc động khi thấy những giai điệu biên giới vang lên theo thời gian tưởng như không dứt.
Xung quanh việc bình trọn 10 bộ phim hay nhất
Cuộc đình công kéo dài và lớn nhất kể từ 20 năm trở lại đây của Hiệp hội các nhà biên kịch Mỹ. Lễ trao giải Quả Cầu vàng, một giải tiền Oscar uy tín nhất thế giới lần đầu đã bị hủy bỏ vì đình công, đã gây náo loạn, ảnh hưởng đến toàn cảnh ngành công nghiệp giải trí Hoa Kỳ và ngành điện ảnh thế giới.
Thiểu số gương mẫu và sự can thiệp của truyền thông Mỹ
Trên các trang Web “tìm bạn tình” hoặc “tìm bạn đời” của Mỹ đầy rẫy những câu như “ Tìm người phụ nữ châu Á cho bạn”, “Bạn cần phụ nữ châu Á?... Và cũng rất nhiều đàn ông Mỹ chỉ chực nhắm đến phụ nữ châu Á, dù là người Mỹ gốc Á hay người châu Á “trăm phần trăm”.
Du xuân nơi chốn cửa “thiền”
Ở Việt Nam, dịp đầu xuân đi lễ chùa đã thành một phong tục lâu đời. Sau một năm lao động vất vả mọi người lên chùa cầu phúc “gột rửa bụi trần” cho lòng thanh thản, hy vọng năm mới sẽ gặp đựoc nhiều điều tốt lành, may mắn.
Tổng thống Nga V.Pu-tin được báo Mỹ chọn là “Người của năm 2007” - Tại sao?
Trong giới lãnh đạo Nga những năm gần đây và hiện nay, V.Pu-tin không hẳn là nguời nói hay, nói giỏi, có phong thái hấp dẫn. Tuy nhiên, V.Pu-tin là người hầu như không lẩn tránh bất cứ vấn đề gì, ông luôn trả lời khúc chiết, rõ ràng, thẳng thắn những vấn đề mà người nói chuyện với ông đưa ra. Với báo chí, đây là điều kiện tuyệt vời để làm sáng tỏ những nghi vấn của phương Tây.
Mỹ - I-ran: vì sao luôn đối đầu
Đã có nhiều bình luận cho rằng, năm 2007 vừa qua và thời gian tới, quan hệ giữa Mỹ và I-ran vẫn tiếp tục nổi cộm trên chính trường thế giới, bởi đây là một trong những mối quan hệ phức tạp, nan giải nhất liên quan đến hòa bình khu vực Trung Đông mà căn nguyên cơ bản là Oa-sinh-tơn và Tê-hê-ran luôn đối đầu.
Mục lục tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 28-29 (25-1-2008)  (14/03/2008)
Mục lục tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 28-29 (25-1-2008)  (14/03/2008)
Bà Hi-la-ri tiếp tục thua ở bang Mi-xi-xi-pi  (14/03/2008)
Hướng về cơ sở, thông tin nhiều chiều, tích cực đối thoại, giải đáp những vấn đề bức xúc đặt ra trong cuộc sống  (14/03/2008)
Việt Nam xác lập “chỗ đứng” trên không gian vũ trụ  (13/03/2008)
Trung Quốc giảm tăng trưởng kinh tế xuống 8%  (13/03/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên