Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 31-12-2018 đến 06-01-2019)
22:48, ngày 09-01-2019
TCCSĐT - Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang tiến tới ngừng in các đồng tiền mệnh giá 500 euro, với phần lớn trong số 19 quốc gia trong khối này sẽ ngừng phát hành đồng tiền có mệnh giá này trong tháng tới.
Thị trường tiền tệ khép lại một năm ‘vượt thác’ thành công
Tháng cuối cùng của năm cũ đã khép lại trong tâm lý bất ổn của giới đầu tư quốc tế với làn sóng bán tháo cổ phiếu khiến các chỉ số chứng khoán lớn sụt giảm 10% - 20% đồng thời kéo giá “vàng đen” rơi về mức thấp kỳ lục trong vòng 16 tháng qua.
Tuy nhiên ở trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã sớm tung ra những giải pháp xử lý. Theo Báo cáo từ Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay bơm ròng 35.239 tỷ đồng riêng trong tháng 12, chủ yếu tại kênh tín phiếu khi có tới 28.960 tỷ đồng đáo hạn và có không phát hành thêm, điều này đã đưa số tín phiếu lưu hành về “0”. Thêm vào đó, kênh mua bán kỳ hạn vẫn rất sôi động và đạt bình quân 12.000 tỷ đồng cho mỗi chiều bơm/hút mỗi ngày. Và, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng qua kênh này tới 6.279 tỷ đồng, theo đó khối lượng lưu hành trên thị trường mở đạt 51.064 tỷ đồng.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND đã giảm mạnh trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 12. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm trên liên ngân hàng đã giảm từ vùng 4,6% - 4,9% (duy trì gần 2 tháng trước đó) đã về mức xấp xỉ 4,1%.
Quay lại thị trường chung, lãi suất huy động sau tăng mạnh (từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 12) cũng bình ổn trở lại ở mức 4,8% - 5,5% (kỳ hạn dưới 6 tháng), 5,55% - 7,6% (kỳ hạn từ 6 tháng – dưới 12 tháng) và 6,8% - 8.6% (kỳ hạn 12, 13 tháng).
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán - SSI: “Diễn biến trên cho thấy Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nội địa đã có sự phán đoán cũng như chuẩn bị rất tốt cho nhu cầu thanh khoản cao của thị trường vào thời điểm cuối năm trước bối cảnh nâng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED, ngày 19-12.
Điểm nhấn trong tháng 12 là Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá trung tâm thêm 75 đồng/USD và lên mức 22.825 đồng/USD (tương đương tăng 1,8% so với năm 2017). Tuy nhiên điều đáng nói, tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng và thị trường tự do lại quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, tỷ giá chính thức tại các ngân hàng giảm 110 đồng/USD về mức 23.165/23.255 đồng/USD và tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm 130 đồng - 135 đồng/USD về mức 23.270/23.290 đồng/USD.
Theo Báo cáo của SSI, lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2018 đạt là 15,9 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. Điều này đã giải tỏa áp lực ngoại hối về cuối năm với mức nhập siêu 200 triệu USD. Như vậy cả năm 2018, VND mất giá khoảng 2,2% - 2,3% so với USD và thấp hơn nhiều so với mức mất giá của euro, bảng Anh và nhân dân tệ lần lượt là 4,5%, 5,7% và 5,4%.
Bốn trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2019
Ngày 01-01 - ngày đầu tiên của năm mới 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Mục tiêu tổng quát kế hoạch năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả" với 4 trọng tâm chỉ đạo điều hành là:
Thứ nhất, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế. Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô; duy trì và khơi thông các động lực tăng trưởng; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Quyết liệt thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát huy có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ hai, xây dựng bộ máy kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ, tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Chú trọng cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động tư pháp.
Thứ ba, phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình và ổn định để phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Thứ tư, chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Tập trung tổng kết và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Doanh nghiệp Nhật Bản ít lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2019
Hãng tin Kyodo ngày 03-01 công bố kết quả khảo sát cho thấy khoảng 63% công ty lớn tại Nhật Bản dự đoán nền kinh tế đất nước Mặt Trời mọc sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải trong năm 2019.
Tỷ lệ này thấp hơn so với ghi nhận cách đây một năm, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực chống đỡ trước khả năng nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm sau khi thuế tiêu dùng ở Nhật Bản tăng vào tháng 10 năm nay.
Cuộc khảo sát đối với 115 công ty lớn, trong đó có Tập đoàn sản xuất ôtô Toyota, Tập đoàn điện tử Sony, được tiến hành từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 năm ngoái. Theo đó, 33% số công ty được hỏi cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ "giậm chân tại chỗ", trong khi 3% dự đoán tăng trưởng sẽ giảm nhẹ. Không có công ty nào dự đoán kinh tế đất nước sẽ tăng trưởng mạnh.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát một năm trước, có tới 82% số công ty dự đoán nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vừa phải hoặc mạnh mẽ trong năm 2018.
Cũng theo kết quả khảo sát mới nhất của Kyodo, 79% trong số công ty dự đoán kinh tế Nhật Bản tăng trưởng năm 2019 cho rằng việc tăng chi tiêu vốn công ty là yếu tố hàng đầu đóng góp cho tăng trưởng. Kế đến, 46% cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng tăng trước khi thuế tiêu dùng tăng từ 8% lên 10% vào ngày 01-10 tới cũng là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Đối với các công ty có quan điểm kém lạc quan hơn, 56% bày tỏ quan ngại về nguy cơ chi tiêu tiêu dùng giảm sút kể từ tháng 10 tới, trong khi 54% lo ngại về các tác động tiềm tàng từ những chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Liên quan câu hỏi về chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe, có 57% doanh nghiệp ủng hộ chính quyền đương nhiệm, chỉ có 2% bày tỏ quan điểm phản đối, trong khi 39% không đưa ra câu trả lời.
Về các chính sách của Thủ tướng Abe, 33% cho rằng khuyến khích thương mại là chính sách quan trọng hàng đầu trong các chính sách được đưa ra khảo sát. Khoảng 43% bày tỏ lo ngại hoặc thất vọng với các nỗ lực củng cố tài chính của Chính phủ, trong khi 30% cho rằng Thủ tướng Abe chưa tiến hành triệt để cuộc cải cách an sinh xã hội nhằm giải quyết những thách thức đặt ra trong xã hội đang già hóa và thực tế vật giá leo thang tại Nhật Bản.
Nhìn chung, kỳ vọng lớn được đặt vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chính thức có hiệu lực hôm 30-12 vừa qua, với 48% công ty cho rằng hiệp định này sẽ tác động tích cực tới doanh thu của họ.
CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Hiệp định sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
ECB: Eurozone sẽ ngừng phát hành đồng tiền mệnh giá 500 euro
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang tiến tới ngừng in các đồng tiền mệnh giá 500 euro, với phần lớn trong số 19 quốc gia trong khối này sẽ ngừng phát hành đồng tiền có mệnh giá này trong tháng tới.
Thông báo trên trang chủ của mình, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết đến ngày 27-01-2019, 17 trong số 19 ngân hàng trung ương thuộc Eurozone sẽ không còn tiếp tục phát hành đồng 500 euro. Tuy nhiên, theo ECB, Áo và Đức tiếp tục in đồng tiền này đến ngày 26-4 tới “nhằm bảo đảm thời kỳ chuyển tiếp êm thấm và vì các lý do liên quan đến dịch vụ hậu cần".
Hồi tháng 5-2016, ECB từng thông báo sẽ ngừng phát hành tiền mới có mệnh giá 500 euro, với thời điểm dự kiến tiến hành vào khoảng cuối năm 2018, do lo ngại đồng tiền có mệnh giá cao này có thể tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp.
Đồng 500 euro có mệnh giá lớn nhất tại Eurozone cũng là một trong những đồng tiền có giá trị nhất thế giới, cùng với tờ 1.000 franc Thụy Sĩ (1.017,888 euro). Do có giá trị cao và vận chuyển dễ dàng, giới chuyên gia nhận định rằng đồng 500 euro đã trở thành công cụ phục vụ hoạt động rửa tiền và thậm chí là tài trợ khủng bố.
Theo thống kê của ECB, số lượng tờ bạc mệnh giá 500 euro tuy chỉ chiếm 2,4% tổng lượng tiền được lưu thông, song chiếm trên 20% tổng giá trị lượng tiền đang lưu thông. Tính đến cuối tháng 11-2018. Có đến 521 triệu tờ bạc mệnh giá 500 euro được lưu thông.
Ngày 01-01-2019 cũng là ngày kỷ niệm 20 năm đồng euro ra đời (01-01-1999 - 01-01-2019). Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã dành nhiều lời ca ngợi đồng tiền chung này, coi đây là "một trong những câu chuyện thành công lớn nhất của EU".
Theo khảo sát hồi tháng 11-2018 của ECB, 74% công dân Eurozone cho rằng đồng euro mang đến lợi ích cho EU, trong khi có 64% ý kiến cho rằng đồng tiền này mang đến lợi ích cho từng quốc gia thành viên. Hiện euro là đơn vị tiền tệ được lưu hành phổ biến thứ hai thế giới, sau "đồng bạc xanh" của Mỹ.
Mỹ: Thành phố New York tăng lương tối thiểu cho người lao động
Thành phố New York, Mỹ, đã tăng mức lương tối thiểu của người lao động trong thành phố lên 15 USD/giờ trong năm 2019, một nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói tại thành phố phát triển nhất nhì nước Mỹ này. Quy định về mức lương tối thiểu mới có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp có ít nhất 11 nhân viên trở lên từ ngày 31-12-2018.
Trong khi đó, các doanh nghiệp có dưới 11 nhân viên sẽ áp dụng mức lương tối thiểu là 13,5 USD/giờ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, các doanh nghiệp có dưới 11 lao động cũng sẽ phải bắt đầu trả 15 USD/giờ cho các nhân viên của mình.
Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Thị trưởng New York Bill de Blasio hoan nghênh quyết định tăng lương này là "xứng đáng" đối với những người lao động đang nỗ lực từng ngày để giúp thành phố hoạt động và phát triển.
Việc New York tăng mức lương cơ bản được coi là một thành tựu cột mốc đối với chiến dịch yêu cầu tăng lương mang tên "Đấu tranh vì 15 USD" do các nhân viên bán thức ăn nhanh khởi xướng từ 6 năm trước. Chiến dịch này nhiều lần bị coi là một "giấc mơ không tưởng" của tầng lớp lao động Mỹ./.
Tháng cuối cùng của năm cũ đã khép lại trong tâm lý bất ổn của giới đầu tư quốc tế với làn sóng bán tháo cổ phiếu khiến các chỉ số chứng khoán lớn sụt giảm 10% - 20% đồng thời kéo giá “vàng đen” rơi về mức thấp kỳ lục trong vòng 16 tháng qua.
Tuy nhiên ở trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã sớm tung ra những giải pháp xử lý. Theo Báo cáo từ Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay bơm ròng 35.239 tỷ đồng riêng trong tháng 12, chủ yếu tại kênh tín phiếu khi có tới 28.960 tỷ đồng đáo hạn và có không phát hành thêm, điều này đã đưa số tín phiếu lưu hành về “0”. Thêm vào đó, kênh mua bán kỳ hạn vẫn rất sôi động và đạt bình quân 12.000 tỷ đồng cho mỗi chiều bơm/hút mỗi ngày. Và, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng qua kênh này tới 6.279 tỷ đồng, theo đó khối lượng lưu hành trên thị trường mở đạt 51.064 tỷ đồng.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND đã giảm mạnh trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 12. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm trên liên ngân hàng đã giảm từ vùng 4,6% - 4,9% (duy trì gần 2 tháng trước đó) đã về mức xấp xỉ 4,1%.
Quay lại thị trường chung, lãi suất huy động sau tăng mạnh (từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 12) cũng bình ổn trở lại ở mức 4,8% - 5,5% (kỳ hạn dưới 6 tháng), 5,55% - 7,6% (kỳ hạn từ 6 tháng – dưới 12 tháng) và 6,8% - 8.6% (kỳ hạn 12, 13 tháng).
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán - SSI: “Diễn biến trên cho thấy Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nội địa đã có sự phán đoán cũng như chuẩn bị rất tốt cho nhu cầu thanh khoản cao của thị trường vào thời điểm cuối năm trước bối cảnh nâng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED, ngày 19-12.
Điểm nhấn trong tháng 12 là Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá trung tâm thêm 75 đồng/USD và lên mức 22.825 đồng/USD (tương đương tăng 1,8% so với năm 2017). Tuy nhiên điều đáng nói, tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng và thị trường tự do lại quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, tỷ giá chính thức tại các ngân hàng giảm 110 đồng/USD về mức 23.165/23.255 đồng/USD và tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm 130 đồng - 135 đồng/USD về mức 23.270/23.290 đồng/USD.
Theo Báo cáo của SSI, lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2018 đạt là 15,9 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. Điều này đã giải tỏa áp lực ngoại hối về cuối năm với mức nhập siêu 200 triệu USD. Như vậy cả năm 2018, VND mất giá khoảng 2,2% - 2,3% so với USD và thấp hơn nhiều so với mức mất giá của euro, bảng Anh và nhân dân tệ lần lượt là 4,5%, 5,7% và 5,4%.
Bốn trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2019
Ngày 01-01 - ngày đầu tiên của năm mới 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Mục tiêu tổng quát kế hoạch năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả" với 4 trọng tâm chỉ đạo điều hành là:
Thứ nhất, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế. Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô; duy trì và khơi thông các động lực tăng trưởng; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Quyết liệt thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát huy có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ hai, xây dựng bộ máy kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ, tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Chú trọng cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động tư pháp.
Thứ ba, phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình và ổn định để phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Thứ tư, chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Tập trung tổng kết và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Doanh nghiệp Nhật Bản ít lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2019
Hãng tin Kyodo ngày 03-01 công bố kết quả khảo sát cho thấy khoảng 63% công ty lớn tại Nhật Bản dự đoán nền kinh tế đất nước Mặt Trời mọc sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải trong năm 2019.
Tỷ lệ này thấp hơn so với ghi nhận cách đây một năm, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực chống đỡ trước khả năng nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm sau khi thuế tiêu dùng ở Nhật Bản tăng vào tháng 10 năm nay.
Cuộc khảo sát đối với 115 công ty lớn, trong đó có Tập đoàn sản xuất ôtô Toyota, Tập đoàn điện tử Sony, được tiến hành từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 năm ngoái. Theo đó, 33% số công ty được hỏi cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ "giậm chân tại chỗ", trong khi 3% dự đoán tăng trưởng sẽ giảm nhẹ. Không có công ty nào dự đoán kinh tế đất nước sẽ tăng trưởng mạnh.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát một năm trước, có tới 82% số công ty dự đoán nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vừa phải hoặc mạnh mẽ trong năm 2018.
Cũng theo kết quả khảo sát mới nhất của Kyodo, 79% trong số công ty dự đoán kinh tế Nhật Bản tăng trưởng năm 2019 cho rằng việc tăng chi tiêu vốn công ty là yếu tố hàng đầu đóng góp cho tăng trưởng. Kế đến, 46% cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng tăng trước khi thuế tiêu dùng tăng từ 8% lên 10% vào ngày 01-10 tới cũng là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Đối với các công ty có quan điểm kém lạc quan hơn, 56% bày tỏ quan ngại về nguy cơ chi tiêu tiêu dùng giảm sút kể từ tháng 10 tới, trong khi 54% lo ngại về các tác động tiềm tàng từ những chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Liên quan câu hỏi về chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe, có 57% doanh nghiệp ủng hộ chính quyền đương nhiệm, chỉ có 2% bày tỏ quan điểm phản đối, trong khi 39% không đưa ra câu trả lời.
Về các chính sách của Thủ tướng Abe, 33% cho rằng khuyến khích thương mại là chính sách quan trọng hàng đầu trong các chính sách được đưa ra khảo sát. Khoảng 43% bày tỏ lo ngại hoặc thất vọng với các nỗ lực củng cố tài chính của Chính phủ, trong khi 30% cho rằng Thủ tướng Abe chưa tiến hành triệt để cuộc cải cách an sinh xã hội nhằm giải quyết những thách thức đặt ra trong xã hội đang già hóa và thực tế vật giá leo thang tại Nhật Bản.
Nhìn chung, kỳ vọng lớn được đặt vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chính thức có hiệu lực hôm 30-12 vừa qua, với 48% công ty cho rằng hiệp định này sẽ tác động tích cực tới doanh thu của họ.
CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Hiệp định sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
ECB: Eurozone sẽ ngừng phát hành đồng tiền mệnh giá 500 euro
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang tiến tới ngừng in các đồng tiền mệnh giá 500 euro, với phần lớn trong số 19 quốc gia trong khối này sẽ ngừng phát hành đồng tiền có mệnh giá này trong tháng tới.
Thông báo trên trang chủ của mình, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết đến ngày 27-01-2019, 17 trong số 19 ngân hàng trung ương thuộc Eurozone sẽ không còn tiếp tục phát hành đồng 500 euro. Tuy nhiên, theo ECB, Áo và Đức tiếp tục in đồng tiền này đến ngày 26-4 tới “nhằm bảo đảm thời kỳ chuyển tiếp êm thấm và vì các lý do liên quan đến dịch vụ hậu cần".
Hồi tháng 5-2016, ECB từng thông báo sẽ ngừng phát hành tiền mới có mệnh giá 500 euro, với thời điểm dự kiến tiến hành vào khoảng cuối năm 2018, do lo ngại đồng tiền có mệnh giá cao này có thể tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp.
Đồng 500 euro có mệnh giá lớn nhất tại Eurozone cũng là một trong những đồng tiền có giá trị nhất thế giới, cùng với tờ 1.000 franc Thụy Sĩ (1.017,888 euro). Do có giá trị cao và vận chuyển dễ dàng, giới chuyên gia nhận định rằng đồng 500 euro đã trở thành công cụ phục vụ hoạt động rửa tiền và thậm chí là tài trợ khủng bố.
Theo thống kê của ECB, số lượng tờ bạc mệnh giá 500 euro tuy chỉ chiếm 2,4% tổng lượng tiền được lưu thông, song chiếm trên 20% tổng giá trị lượng tiền đang lưu thông. Tính đến cuối tháng 11-2018. Có đến 521 triệu tờ bạc mệnh giá 500 euro được lưu thông.
Ngày 01-01-2019 cũng là ngày kỷ niệm 20 năm đồng euro ra đời (01-01-1999 - 01-01-2019). Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã dành nhiều lời ca ngợi đồng tiền chung này, coi đây là "một trong những câu chuyện thành công lớn nhất của EU".
Theo khảo sát hồi tháng 11-2018 của ECB, 74% công dân Eurozone cho rằng đồng euro mang đến lợi ích cho EU, trong khi có 64% ý kiến cho rằng đồng tiền này mang đến lợi ích cho từng quốc gia thành viên. Hiện euro là đơn vị tiền tệ được lưu hành phổ biến thứ hai thế giới, sau "đồng bạc xanh" của Mỹ.
Mỹ: Thành phố New York tăng lương tối thiểu cho người lao động
Thành phố New York, Mỹ, đã tăng mức lương tối thiểu của người lao động trong thành phố lên 15 USD/giờ trong năm 2019, một nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói tại thành phố phát triển nhất nhì nước Mỹ này. Quy định về mức lương tối thiểu mới có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp có ít nhất 11 nhân viên trở lên từ ngày 31-12-2018.
Trong khi đó, các doanh nghiệp có dưới 11 nhân viên sẽ áp dụng mức lương tối thiểu là 13,5 USD/giờ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, các doanh nghiệp có dưới 11 lao động cũng sẽ phải bắt đầu trả 15 USD/giờ cho các nhân viên của mình.
Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Thị trưởng New York Bill de Blasio hoan nghênh quyết định tăng lương này là "xứng đáng" đối với những người lao động đang nỗ lực từng ngày để giúp thành phố hoạt động và phát triển.
Việc New York tăng mức lương cơ bản được coi là một thành tựu cột mốc đối với chiến dịch yêu cầu tăng lương mang tên "Đấu tranh vì 15 USD" do các nhân viên bán thức ăn nhanh khởi xướng từ 6 năm trước. Chiến dịch này nhiều lần bị coi là một "giấc mơ không tưởng" của tầng lớp lao động Mỹ./.
Đảng ủy Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2019  (09/01/2019)
Tỉnh Lai Châu: Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn  (09/01/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên