Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 31-12-2018 đến ngày 06-01-2019)
00:36, ngày 09-01-2019
TCCSĐT - Chống tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và quy hoạch cán bộ; Những dấu ấn của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phấn đấu đưa Việt Nam vào tốp 15 quốc gia nông nghiệp phát triển nhất trong 10 năm nữa; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm ngành công an; Trưởng ban Dân vận Trung ương: Bảo đảm người dân tham gia quá trình giám sát vấn đề liên quan đến đời sống; Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành xây dựng; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Yên Bái về công tác phòng, chống tham nhũng; Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam; Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Lào Cai; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm, tặng quà công nhân lao động tại Bắc Giang;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Kinh tế - xã hội Việt Nam 2018: Sự lan tỏa của những gam màu sáng
Sự lan tỏa của những gam màu sáng trong phát triển, của quyết tâm đổi mới, sáng tạo cùng sự trở lại của niềm tin, động lực mới từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân là những nét nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2018.
Những kết quả đó càng trở nên đặc biệt khi chúng ta đặt trong những hoàn cảnh và thời điểm mà cả đất nước đã thực sự đứng trước các khó khăn, thách thức rất lớn cả trong nước và quốc tế, không nằm trong mọi kịch bản hay dự đoán.
Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; bên cạnh đó là nhiều con số tăng trưởng kỷ lục đáng chú ý.
Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn.
Đặc biệt, con số 7,08% của tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu 6,7% Quốc hội đã đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Trước đó, nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín trong năm 2018 đã tin tưởng vào thành công và có những dự báo tích cực đối với Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay là 6,8%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiếp tục dự báo khoảng 6,9%... Tuy nhiên trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động, thử thách, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có những lo lắng cho việc đảm bảo mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam. Nhưng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số 7,08%, vượt qua cả các dự báo.
Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017... Điều đó cho thấy Chính phủ không chỉ tập trung cho con số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý nữa là, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu trên 7 tỷ USD. Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được. Như vậy, Việt Nam đã có ba năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Ngoài những con số tăng trưởng kỷ lục, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế còn ấn tượng hơn với Việt Nam trong năm 2018 về sự tăng trưởng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực; với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Nhìn chung, mô hình tăng trưởng đã chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển khoa học và công nghệ, có nhiều chuyển biến tích cực. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2018, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn nhấn mạnh tinh thần "không chủ quan, thoả mãn; không quá say sưa với thành tích, thắng lợi" và "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế".
Bởi vì, đất nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội còn nặng nề, gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội, phải khắc phục trong một quá trình dài. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Tội phạm, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn.
Trong thời gian tới, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu. Đó là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chống tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và quy hoạch cán bộ
Chiều 02-01, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng tháng 01-2019 để đánh giá tình hình, kết quả công tác tổ chức xây dựng đảng tháng 12 và quý IV-2018, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng 1 và quý I-2019.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các vị lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu Quốc hội; thường trực các tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo, chuyên viên ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 71 điểm cầu trên cả nước.
Đề cập tới một số nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong quý I-2019, đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ, toàn ngành tiếp tục tham mưu tổ chức triển khai, thực hiện tích cực, có hiệu quả các nghị quyết Trung ương 4, 6, 7, 8 Khóa XII: Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI, XII, Kế hoạch 04-KH/TW về xây dựng, chỉnh đốn đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kế hoạch 07-KH/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, làng xã chưa đủ tiêu chí theo Nghị quyết của Quốc hội và Kết luận số 34 của Bộ Chính trị gắn với tình hình thực tế địa phương, cơ quan, đơn vị; Nghị quyết số 26-NQ/TW và Kế hoạch 10-KH/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; thực hiện Quy định 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nếp văn hóa của mỗi cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc quy định của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên.
Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng triển khai Kế hoạch, phương hướng thực hiện chương trình công tác năm 2019. Trong đó, theo dự kiến chương trình công tác năm 2019, trong quý I-2019, toàn Ngành triển khai thực hiện bốn đề án, nhiệm vụ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tập trung tham mưu chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức hội nghị toàn quốc Ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2019.
Tham mưu tổ chức triển khai hoạt động của các tiểu ban chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ban tổ chức cấp ủy các cấp tham mưu thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội đại biểu của cấp mình, đồng thời, tham gia tích cực các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.... Ngành tập trung tổng kết công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này, tập trung tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, XI gắn với thực hiện Chỉ thị 05 và nghiên cứu tổng kết Điều lệ Đảng- đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ.
Toàn ngành tiếp tục rà soát đánh giá cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XII, các quy định của Đảng mới ban hành và nắm chắc tình hình cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý nhằm kịp thời tham mưu nhân sự thay thế cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ công tác, đồng thời chuẩn bị tốt công tác nhân sự nhiệm kỳ tới.
Đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ cần phải nắm chắc công tác cán bộ để tổ chức kiện toàn, đặc biệt chống tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và quy hoạch cán bộ đồng thời khẩn trương thực hiện hoàn thành việc kiểm điểm tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương năm 2018; việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, nhất là theo Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, đảm bảo đánh giá chính xác sự phấn đấu và hiệu quả của tổ chức đảng, đảng viên.
Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng tiếp tục tham mưu thực hiện và giải quyết đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo phân cấp, nhất là các chế độ, chính sách Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh, nhất là triển khai Kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ sát với tình hình thực tế.
Những dấu ấn của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018
Bằng nhiều nỗ lực, năm 2018, ngành Tài nguyên và Môi trường đã chủ động triển khai nhiệm vụ, thực hiện các giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, trong năm 2018, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Đây chính là cơ sở vững chắc để toàn ngành bước vào năm mới 2019 với sự tự tin, góp phần dựng xây đất nước ngày một phồn thịnh.
Năm 2018, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01-01-2018 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch trọng tâm đã đề ra.
Bộ đã hoàn thành việc tổng kết, sơ kết và điều chỉnh hầu hết các chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm phát huy các nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững.
Toàn ngành triển khai hiệu quả việc thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội. Cụ thể, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đo đạc và bản đồ; tập trung sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật sửa đổi nội dung về quy hoạch trong các Luật liên quan; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường, trong đó giải quyết các vấn đề vướng mắc đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lấy năm 2018 là năm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” làm trọng tâm hành động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã theo sát tình hình thực tiễn, dự báo chính xác các xu thế, yêu cầu phát triển để tập trung chỉ đạo các vấn đề trọng tâm.
Một dấu ấn nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018 là tập trung tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ; trong đó đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh, chiếm khoảng 62,6%; cắt giảm 38/74 hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, đạt 51,3%; bãi bỏ, đơn giản hóa 14/15 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (đạt 93,3%, vượt 43,3%).
Ngành Tài nguyên và Môi trường cũng đã đổi mới trong công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư, khoa học và công nghệ, ưu tiên cho việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, thực hiện thanh tra, kiểm tra, công tác điều tra cơ bản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công sở; xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường phiên bản 2.0; hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống một cửa, một cửa liên thông nhằm tăng cường cải cách hành chính, rút ngắn được thời gian luân chuyển hồ sơ, tiết kiệm chi phí.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phấn đấu đưa Việt Nam vào tốp 15 quốc gia nông nghiệp phát triển nhất trong 10 năm nữa
Ngày 03-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội nghị đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thành công các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ với tinh thần “tăng tốc, bứt phá”.
Năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Lĩnh vực trụ đỡ của nền kinh tế đã trở thành một động lực tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 3,76%, được xem là cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
Với những bước phát triển kỷ lục, Việt Nam khẳng định vị thế là cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 và đã xuất khẩu sang thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ). Năm 2018, cả nước có 2.200 doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, tăng hơn 12% so với 2017.
Phát biểu tại Hội nghị, nhắc lại ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ và địa phương vừa qua đặt ra yêu cầu “năm 2019 phải hơn năm 2018”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị làm rõ những “nút thắt” trong ngành nông nghiệp để trên cơ sở đó, có những giải pháp tháo gỡ và tăng trưởng bứt phá hơn.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, không chỉ xử lý vấn đề làm sao để 100 triệu dân có thực phẩm an toàn, đời sống nâng lên, nông dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước mà điều quan trọng là hướng vào xuất khẩu, nâng kim ngạch hơn so với năm 2018, một mục tiêu rất khó khi con số hiện nay đã ở mức cao.
Đánh giá tổng quan hiện trạng nông nghiệp Việt Nam năm vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, ngành đã đạt kết quả vượt bậc, có nhiều điểm sáng, điểm mới, có những bứt phá ngoạn mục, đạt thành tích xuất sắc, toàn diện.
Thủ tướng cho rằng nhờ tái cơ cấu đúng hướng nên nhiều loại sản phẩm có sản lượng lớn đã xuất hiện ở Việt Nam; đồng thời đóng góp vào xuất khẩu vượt mức kế hoạch và đứng thứ 2 Đông Nam Á về xuất khẩu nông nghiệp. Đi liền với đó là thị trường tiêu thụ được mở rộng. Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp, nhất là 18 nhà máy chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động.
Thủ tướng cũng đánh giá cao việc đã hình thành được chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 1.096 chuỗi cho hơn 1.400 sản phẩm. Bộ đã cắt giảm 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt 50%), đúng với yêu cầu của Chính phủ.
Ghi nhận những nỗ lực của ngành nông nghiệp, Thủ tướng biểu dương lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với phong cách “miệng nói tay làm, kề vai sát cánh, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, hiệu quả, đề xuất kịp thời, có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, các bộ, chỉ đạo có uy tín, trách nhiệm”.
Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập cần khắc phục trong lĩnh vực nông nghiệp như: Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn lớn (khoảng 38%). Cơ cấu lại nông nghiệp được triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh tế hộ nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao. Môi trường nông thôn còn là vấn đề lớn. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra. Thất thoát sau thu hoạch còn có tỷ lệ cao.
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu: Ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào tốp 10 của thế giới. Phải phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản hàng đầu thế giới, là nơi sản xuất tôm lớn của thế giới.
Thủ tướng đặt chỉ tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2019 phải đạt cao, ít nhất là 3%, xuất khẩu khoảng 42 tỷ - 43 tỷ USD và đề nghị cán bộ, công chức ngành nông nghiệp suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để “đạt cao hơn mục tiêu đưa ra”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm ngành công an
Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 đã khai mạc vào sáng 03-01, tại Hà Nội, nhằm tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả các mặt Công an năm 2018; nhìn lại kết quả nửa nhiệm kỳ 2016 - 2018 và tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2018.
Hội nghị tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu Công an nhân dân trong tình hình mới; quán triệt, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2019 và đến hết nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng; phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2019 trong lực lượng Công an nhân dân.
Hội nghị vinh dự được đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 có nhiệm vụ đánh giá, kiểm điểm đúng thực trạng tình hình, kết quả đạt được và làm rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác công an năm 2018 và nửa nhiệm kỳ qua.
Bên cạnh đó, Hội nghị đánh giá kết quả công tác tham mưu; nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị của Bộ Công an về nhiệm vụ công tác năm 2019 và đến hết nhiệm kỳ.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng và đóng góp to lớn của lực lượng công an nhân dân vào thành tựu chung của đất nước; ghi nhận và tôn vinh những tấm gương cán bộ, chiến sỹ Công an thực sự “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, mưu trí, dũng cảm, không quản hiểm nguy, chấp nhận hy sinh, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lực lượng công an đã chủ động nắm, phân tích, dự báo sát đúng tình hình; thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước trong hoạch định các chủ trương, chính sách, hoàn thiện thể chế và huy động các nguồn lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh, an toàn xã hội, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giữ được ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước.
Lực lượng công an đã tích cực triển khai thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp theo các Nghị quyết số 04, 18 và 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; chủ động tham mưu, đề xuất để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22, Chính phủ ban hành Nghị định số 01, Quốc hội thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi), tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, củng cố, xây dựng lực lượng, tạo điều kiện để lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn, khoa học hơn.
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chủ động đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng phong cách làm việc gần dân, sâu sát cơ sở; khẩn trương sắp xếp đội ngũ cán bộ đồng thời với việc đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy; thẳng thắn chỉ ra, xử lý và đề xuất xử lý một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật; xử lý nhiều vấn đề tồn tại về công tác cán bộ từ những năm trước, nhiệm kỳ trước, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chỉ huy cao cấp, bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại ngành công an cần khắc phục trong thời gian tới, như công tác nắm, dự báo và xử lý tình hình, nhất là ở một số công an địa phương vẫn còn hạn chế; một số vụ việc chưa được phát hiện, báo cáo kịp thời, dẫn đến lúng túng trong xử lý, giải quyết. Công tác đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ chưa đạt kết quả như mong muốn; còn để xẩy ra nhiều vụ cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ ở một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; việc đánh giá, bố trí cán bộ một số trường hợp chưa được quan tâm đúng mức.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, công tác quản lý cán bộ, bảo vệ nội bộ vẫn còn sơ hở, để xảy ra một số vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, một số cán bộ trong ngành bị xử lý kỷ luật, bị tước danh hiệu, xử lý hình sự, làm ảnh hướng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân.
Trên cơ sở phân tích thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với ngành công an trong năm 2019 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh năm nhiệm vụ trọng tâm ngành công an cần tập trung thực hiện tốt.
Trước hết, ngành công an cần tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VI; nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng trong công an các cấp, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy Công an Trung ương với các tỉnh ủy, thành ủy; làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, giới thiệu nhân sự công an tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, để bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với công an nhân dân.
Toàn ngành phát huy vai trò nòng cốt giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; tuyệt đối không chủ quan, để bị động, bất ngờ; chủ động dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình; nhận diện rõ các nguy cơ, mối đe dọa lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách, giải pháp lớn có tính chiến lược trong xử lý các vấn đề về an ninh, trật tự.
Trưởng ban Dân vận Trung ương: Bảo đảm người dân tham gia quá trình giám sát vấn đề liên quan đến đời sống
Sáng 03-01, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân vận khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương năm 2018.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng cao, trên cơ sở sự đồng thuận, phát huy ý kiến, quyền lợi của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tiếp tục quan tâm, đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường hướng về cơ sở, sát với nhiệm vụ chính trị được Đảng giao phó, đóng góp tích cực cho mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại năm 2019; tạo sự đồng thuận, mở rộng dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền; trên cơ sở đó củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, quan hệ mật thiết của Đảng với nhân dân. Thông qua các phong trào, cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động làm tốt công tác phối hợp, làm gia tăng sức mạnh từ quần chúng tham gia đóng góp cho quá trình phát triển đất nước, đem lại lợi ích cho đời sống nhân dân.
Theo Trưởng ban Dân vận Trung ương, năm 2019 là năm đất nước sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên bình diện chung, thu nhập của người dân có cơ hội nâng cao, dân chủ được mở rộng…; tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức lớn như sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo; chênh lệch thu nhập giữa các khu vực tạo nên sự bất bình đẳng, thiếu đồng đều trong phát triển giữa các vùng, miền; nguồn lực hạn hẹp; vấn đề di cư, chuyển dịch cơ cấu lao động; ô nhiễm môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; sự chống phá, lợi dụng phá hoại của các thế lực thù địch…
Từ thực tiễn đó, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần chủ động đổi mới, sáng tạo trong các phương thức hoạt động để bắt kịp với sự thay đổi của tiến trình. Với tư cách là những tổ chức đại diện cho quyền lợi của đoàn viên, hội viên, nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội cần tích cực vận động, tuyên truyền, đi sâu vào từng đối tượng cụ thể; đồng thời tạo điều kiện bảo đảm để người dân được tham gia vào quá trình giám sát, phản biện các vấn đề liên quan đến đời sống.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành xây dựng
Ngày 04-01, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành xây dựng. Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh 3 nội dung “bứt phá” của ngành xây dựng, gồm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh; về chất lượng đô thị, công trình xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng và bứt phá về nhà ở xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng, năm 2018, giá trị sản xuất xây dựng tăng 9,2%, cao hơn so với kế hoạch và bình quân chung cả nước. Trong số 14 chỉ tiêu của năm 2018, có 03 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Điểm nhấn trong kết quả công tác của Bộ Xây Dựng là công tác xây dựng thể chế; cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính. Cụ thể, Bộ kiến nghị bãi bỏ 5 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ 41,3%, đơn giản hóa 47,3% và giữ nguyên 15% trên tổng số 215 điều kiện đầu tư kinh doanh. Bộ Xây dựng là đơn vị đầu tiên trong 22 bộ, ngành chính thức triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo mô hình Bộ phận một cửa. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được xếp thứ 3 trong các nước ASEAN về Chỉ tiêu cấp phép xây dựng (bao gồm cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan); đứng thứ 20/190 nền kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành xây dựng phải thực hiện “bứt phá” trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh; bứt phá về chất lượng đô thị, công trình xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng và bứt phá về nhà ở xã hội. Cụ thể, Bộ Xây Dựng cần dành ưu tiên cao cho việc hoàn thiện thể chế và các công cụ quản lý nhà nước; đồng thời, tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và bảo đảm quá trình thực hiện quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật….; kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch; tiếp tục quản lý có hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đối với thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành phải có cơ chế bảo đảm quản lý chặt chẽ, phát triển hài hòa, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp; có chính sách khuyến khích phát triển nhà cho thuê, nhà ở giá thấp; kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành để phát triển nhà ở xã hội. Đối với thị trường vật liệu xây dựng, ngành xây dựng phải nắm chắc diễn biến; bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường, nhất là các vật liệu chủ yếu; đẩy mạnh Chương trình phát triển vật liệu không nung, vật liệu xây dựng mới.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Yên Bái về công tác phòng, chống tham nhũng
Chiều 04-01, tại Yên Bái, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh năm 2018.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nêu rõ: Đây là hoạt động kiểm tra thường xuyên của Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với địa bàn được giao quản lý, chỉ đạo theo sự phân công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Đồng chí Trương Hòa Bình nêu rõ, tình hình tham nhũng vẫn còn biểu hiện và diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, mua sắm, quản lý tài sản công… còn để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí.
Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng chống tham nhũng vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều trường hợp còn chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Chưa kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa được phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương.
Theo đồng chí Trương Hòa Bình, để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương thì trước hết phải là sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương. Hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là rất quan trọng và cần thiết nhưng không thể làm thay vai trò tổ chức thực hiện của các địa phương.
Đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh, thông qua việc kiểm tra này, Đoàn công tác sẽ cùng địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tìm ra nguyên nhân của tồn tại, yếu kém, sơ hở trong quản lý để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019
Ngày 04-01-2019, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cho biết: Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tiếp tục đạt được nhiều kết quả mang tính toàn diện, đáng ghi nhận, với 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt, hai chỉ tiêu chưa được xác định là chỉ số PCI, PAPI đang chờ đánh giá, 1 chỉ tiêu chưa đạt theo kế hoạch đề ra, đó là việc cấp phép thành lập doanh nghiệp mới đạt 44.126 doanh nghiệp (kế hoạch đề ra là 46.000 doanh nghiệp).
Điểm đáng ghi nhận nữa là, công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị đã có chuyển biến, diện mạo đô thị ngày càng hiện đại. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa - xã hội, an toàn thực phẩm, gắn kết đầu tư với mở rộng hội nhập, hợp tác với khu vực và thế giới, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ,… được quan tâm. Việc giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại tố cáo được tập trung thực hiện có hiệu quả, tạo niềm tin trong dư luận. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt 378.000 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch, thu hút đầu tư đạt 7,39 tỷ USD.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần tập trung tháo gỡ trong năm 2019, đó là: Môi trường đầu tư của Thành phố vẫn gặp nhiều cạnh tranh trong và ngoài nước; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Đáng chú ý, việc tăng dân số cơ học quá nhanh, tạo nên nhiều thách thức cho chính quyền Thành phố. Hiện nay, bình quân trên 200.000 người/năm, trong khi đó, so với sự phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội, hạ tầng đô thị không kịp đáp ứng nhu cầu; các thiết chế văn hóa - xã hội, vui chơi giải trí còn thiếu so với nhu cầu thực tế của người dân. Vấn đề tạo nên bức xúc trong cuộc sống của người dân Thành phố, đó là việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh do ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, cùng với việc đánh giá cao những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố năm 2019, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém cần sớm khắc phục để ổn định dư luận xã hội. Trong đó, Bí thư Thành ủy Thành phố chỉ đạo các cơ quan hữu quan cần quyết liệt trong việc giải quyết một số dự án trọng điểm trên địa bàn đang gặp vướng mắc như dự án chống ngập, dự án tàu điện ngầm - nhất là tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam
Chiều 04-01, tại Trụ sở Chính phủ, gặp mặt lãnh đạo Đoàn đại biểu Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong mọi thời đại, vấn đề giáo dục luôn là quan trọng, nhất là giáo dục về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc việc giáo dục chăm sóc sức khỏe rất quan trọng trong từng gia đình, bản làng, thôn ấp.
Tại cuộc gặp mặt, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam Nguyễn Hồng Quân cho biết, với tinh thần “Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”, Hội đã xác định đây là sự nghiệp có phạm vi hoạt động rất rộng lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả dân tộc, có ý nghĩa chính trị, nhân văn, đạo lý sâu sắc.
Sau 10 năm hoạt động, đến nay, Hội đã thành lập được 4 viện nghiện cứu, 22 Trung tâm và hàng nghìn chi hội, câu lạc bộ với hàng chục vạn hội viên. Hội đã vận động, quy tụ hàng chục các tổ chức, công ty có nhiệt tình và tâm huyết với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng tham gia làm hội viên, thành viên.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc ra đời Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao tổ chức, thành phần Hội quy tụ nhiều người tài, chuyên môn giỏi; hệ thống tổ chức đa dạng, phong phú, lớn mạnh; huy động được nguồn lực xã hội hoá mạnh mẽ; có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, được xã hội và nhân dân đánh giá cao. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao hoạt động của Hội trong thời gian qua, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, hoạt động của Hội cần tập trung hướng vào các đối tượng người cao tuổi (có khoảng 400 nghìn người cao tuổi chưa có thẻ bảo hiểm y tế); trẻ em; đồng bào dân tộc. Hội cần phát huy tinh hoa y học cổ truyền dân tộc để áp dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; rút kinh nghiệm trong công tác để phát huy hoạt động hiệu quả tốt hơn, nhất là tích cực thu hút các nguồn lực xã hội hóa mạnh mẽ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; phát huy thế mạnh là mạng lưới cơ sở đang hoạt động mạnh mẽ với hàng nghìn câu lạc bộ trên cả nước.
Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Lào Cai
Những kết quả đó càng trở nên đặc biệt khi chúng ta đặt trong những hoàn cảnh và thời điểm mà cả đất nước đã thực sự đứng trước các khó khăn, thách thức rất lớn cả trong nước và quốc tế, không nằm trong mọi kịch bản hay dự đoán.
Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; bên cạnh đó là nhiều con số tăng trưởng kỷ lục đáng chú ý.
Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn.
Đặc biệt, con số 7,08% của tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu 6,7% Quốc hội đã đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Trước đó, nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín trong năm 2018 đã tin tưởng vào thành công và có những dự báo tích cực đối với Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay là 6,8%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiếp tục dự báo khoảng 6,9%... Tuy nhiên trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động, thử thách, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có những lo lắng cho việc đảm bảo mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam. Nhưng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số 7,08%, vượt qua cả các dự báo.
Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017... Điều đó cho thấy Chính phủ không chỉ tập trung cho con số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý nữa là, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu trên 7 tỷ USD. Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được. Như vậy, Việt Nam đã có ba năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Ngoài những con số tăng trưởng kỷ lục, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế còn ấn tượng hơn với Việt Nam trong năm 2018 về sự tăng trưởng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực; với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Nhìn chung, mô hình tăng trưởng đã chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển khoa học và công nghệ, có nhiều chuyển biến tích cực. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2018, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn nhấn mạnh tinh thần "không chủ quan, thoả mãn; không quá say sưa với thành tích, thắng lợi" và "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế".
Bởi vì, đất nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội còn nặng nề, gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội, phải khắc phục trong một quá trình dài. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Tội phạm, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn.
Trong thời gian tới, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu. Đó là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chống tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và quy hoạch cán bộ
Chiều 02-01, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng tháng 01-2019 để đánh giá tình hình, kết quả công tác tổ chức xây dựng đảng tháng 12 và quý IV-2018, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng 1 và quý I-2019.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các vị lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu Quốc hội; thường trực các tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo, chuyên viên ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 71 điểm cầu trên cả nước.
Đề cập tới một số nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong quý I-2019, đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ, toàn ngành tiếp tục tham mưu tổ chức triển khai, thực hiện tích cực, có hiệu quả các nghị quyết Trung ương 4, 6, 7, 8 Khóa XII: Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI, XII, Kế hoạch 04-KH/TW về xây dựng, chỉnh đốn đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kế hoạch 07-KH/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, làng xã chưa đủ tiêu chí theo Nghị quyết của Quốc hội và Kết luận số 34 của Bộ Chính trị gắn với tình hình thực tế địa phương, cơ quan, đơn vị; Nghị quyết số 26-NQ/TW và Kế hoạch 10-KH/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; thực hiện Quy định 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nếp văn hóa của mỗi cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc quy định của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên.
Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng triển khai Kế hoạch, phương hướng thực hiện chương trình công tác năm 2019. Trong đó, theo dự kiến chương trình công tác năm 2019, trong quý I-2019, toàn Ngành triển khai thực hiện bốn đề án, nhiệm vụ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tập trung tham mưu chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức hội nghị toàn quốc Ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2019.
Tham mưu tổ chức triển khai hoạt động của các tiểu ban chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ban tổ chức cấp ủy các cấp tham mưu thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội đại biểu của cấp mình, đồng thời, tham gia tích cực các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.... Ngành tập trung tổng kết công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này, tập trung tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, XI gắn với thực hiện Chỉ thị 05 và nghiên cứu tổng kết Điều lệ Đảng- đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ.
Toàn ngành tiếp tục rà soát đánh giá cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XII, các quy định của Đảng mới ban hành và nắm chắc tình hình cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý nhằm kịp thời tham mưu nhân sự thay thế cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ công tác, đồng thời chuẩn bị tốt công tác nhân sự nhiệm kỳ tới.
Đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ cần phải nắm chắc công tác cán bộ để tổ chức kiện toàn, đặc biệt chống tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và quy hoạch cán bộ đồng thời khẩn trương thực hiện hoàn thành việc kiểm điểm tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương năm 2018; việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, nhất là theo Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, đảm bảo đánh giá chính xác sự phấn đấu và hiệu quả của tổ chức đảng, đảng viên.
Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng tiếp tục tham mưu thực hiện và giải quyết đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo phân cấp, nhất là các chế độ, chính sách Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh, nhất là triển khai Kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ sát với tình hình thực tế.
Những dấu ấn của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018
Bằng nhiều nỗ lực, năm 2018, ngành Tài nguyên và Môi trường đã chủ động triển khai nhiệm vụ, thực hiện các giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, trong năm 2018, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Đây chính là cơ sở vững chắc để toàn ngành bước vào năm mới 2019 với sự tự tin, góp phần dựng xây đất nước ngày một phồn thịnh.
Năm 2018, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01-01-2018 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch trọng tâm đã đề ra.
Bộ đã hoàn thành việc tổng kết, sơ kết và điều chỉnh hầu hết các chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm phát huy các nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững.
Toàn ngành triển khai hiệu quả việc thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội. Cụ thể, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đo đạc và bản đồ; tập trung sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật sửa đổi nội dung về quy hoạch trong các Luật liên quan; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường, trong đó giải quyết các vấn đề vướng mắc đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lấy năm 2018 là năm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” làm trọng tâm hành động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã theo sát tình hình thực tiễn, dự báo chính xác các xu thế, yêu cầu phát triển để tập trung chỉ đạo các vấn đề trọng tâm.
Một dấu ấn nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018 là tập trung tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ; trong đó đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh, chiếm khoảng 62,6%; cắt giảm 38/74 hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, đạt 51,3%; bãi bỏ, đơn giản hóa 14/15 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (đạt 93,3%, vượt 43,3%).
Ngành Tài nguyên và Môi trường cũng đã đổi mới trong công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư, khoa học và công nghệ, ưu tiên cho việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, thực hiện thanh tra, kiểm tra, công tác điều tra cơ bản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công sở; xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường phiên bản 2.0; hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống một cửa, một cửa liên thông nhằm tăng cường cải cách hành chính, rút ngắn được thời gian luân chuyển hồ sơ, tiết kiệm chi phí.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phấn đấu đưa Việt Nam vào tốp 15 quốc gia nông nghiệp phát triển nhất trong 10 năm nữa
Ngày 03-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội nghị đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thành công các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ với tinh thần “tăng tốc, bứt phá”.
Năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Lĩnh vực trụ đỡ của nền kinh tế đã trở thành một động lực tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 3,76%, được xem là cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
Với những bước phát triển kỷ lục, Việt Nam khẳng định vị thế là cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 và đã xuất khẩu sang thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ). Năm 2018, cả nước có 2.200 doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, tăng hơn 12% so với 2017.
Phát biểu tại Hội nghị, nhắc lại ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ và địa phương vừa qua đặt ra yêu cầu “năm 2019 phải hơn năm 2018”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị làm rõ những “nút thắt” trong ngành nông nghiệp để trên cơ sở đó, có những giải pháp tháo gỡ và tăng trưởng bứt phá hơn.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, không chỉ xử lý vấn đề làm sao để 100 triệu dân có thực phẩm an toàn, đời sống nâng lên, nông dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước mà điều quan trọng là hướng vào xuất khẩu, nâng kim ngạch hơn so với năm 2018, một mục tiêu rất khó khi con số hiện nay đã ở mức cao.
Đánh giá tổng quan hiện trạng nông nghiệp Việt Nam năm vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, ngành đã đạt kết quả vượt bậc, có nhiều điểm sáng, điểm mới, có những bứt phá ngoạn mục, đạt thành tích xuất sắc, toàn diện.
Thủ tướng cho rằng nhờ tái cơ cấu đúng hướng nên nhiều loại sản phẩm có sản lượng lớn đã xuất hiện ở Việt Nam; đồng thời đóng góp vào xuất khẩu vượt mức kế hoạch và đứng thứ 2 Đông Nam Á về xuất khẩu nông nghiệp. Đi liền với đó là thị trường tiêu thụ được mở rộng. Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp, nhất là 18 nhà máy chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động.
Thủ tướng cũng đánh giá cao việc đã hình thành được chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 1.096 chuỗi cho hơn 1.400 sản phẩm. Bộ đã cắt giảm 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt 50%), đúng với yêu cầu của Chính phủ.
Ghi nhận những nỗ lực của ngành nông nghiệp, Thủ tướng biểu dương lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với phong cách “miệng nói tay làm, kề vai sát cánh, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, hiệu quả, đề xuất kịp thời, có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, các bộ, chỉ đạo có uy tín, trách nhiệm”.
Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập cần khắc phục trong lĩnh vực nông nghiệp như: Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn lớn (khoảng 38%). Cơ cấu lại nông nghiệp được triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh tế hộ nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao. Môi trường nông thôn còn là vấn đề lớn. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra. Thất thoát sau thu hoạch còn có tỷ lệ cao.
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu: Ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào tốp 10 của thế giới. Phải phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản hàng đầu thế giới, là nơi sản xuất tôm lớn của thế giới.
Thủ tướng đặt chỉ tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2019 phải đạt cao, ít nhất là 3%, xuất khẩu khoảng 42 tỷ - 43 tỷ USD và đề nghị cán bộ, công chức ngành nông nghiệp suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để “đạt cao hơn mục tiêu đưa ra”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm ngành công an
Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 đã khai mạc vào sáng 03-01, tại Hà Nội, nhằm tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả các mặt Công an năm 2018; nhìn lại kết quả nửa nhiệm kỳ 2016 - 2018 và tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2018.
Hội nghị tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu Công an nhân dân trong tình hình mới; quán triệt, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2019 và đến hết nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng; phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2019 trong lực lượng Công an nhân dân.
Hội nghị vinh dự được đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 có nhiệm vụ đánh giá, kiểm điểm đúng thực trạng tình hình, kết quả đạt được và làm rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác công an năm 2018 và nửa nhiệm kỳ qua.
Bên cạnh đó, Hội nghị đánh giá kết quả công tác tham mưu; nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị của Bộ Công an về nhiệm vụ công tác năm 2019 và đến hết nhiệm kỳ.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng và đóng góp to lớn của lực lượng công an nhân dân vào thành tựu chung của đất nước; ghi nhận và tôn vinh những tấm gương cán bộ, chiến sỹ Công an thực sự “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, mưu trí, dũng cảm, không quản hiểm nguy, chấp nhận hy sinh, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lực lượng công an đã chủ động nắm, phân tích, dự báo sát đúng tình hình; thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước trong hoạch định các chủ trương, chính sách, hoàn thiện thể chế và huy động các nguồn lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh, an toàn xã hội, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giữ được ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước.
Lực lượng công an đã tích cực triển khai thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp theo các Nghị quyết số 04, 18 và 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; chủ động tham mưu, đề xuất để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22, Chính phủ ban hành Nghị định số 01, Quốc hội thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi), tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, củng cố, xây dựng lực lượng, tạo điều kiện để lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn, khoa học hơn.
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chủ động đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng phong cách làm việc gần dân, sâu sát cơ sở; khẩn trương sắp xếp đội ngũ cán bộ đồng thời với việc đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy; thẳng thắn chỉ ra, xử lý và đề xuất xử lý một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật; xử lý nhiều vấn đề tồn tại về công tác cán bộ từ những năm trước, nhiệm kỳ trước, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chỉ huy cao cấp, bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại ngành công an cần khắc phục trong thời gian tới, như công tác nắm, dự báo và xử lý tình hình, nhất là ở một số công an địa phương vẫn còn hạn chế; một số vụ việc chưa được phát hiện, báo cáo kịp thời, dẫn đến lúng túng trong xử lý, giải quyết. Công tác đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ chưa đạt kết quả như mong muốn; còn để xẩy ra nhiều vụ cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ ở một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; việc đánh giá, bố trí cán bộ một số trường hợp chưa được quan tâm đúng mức.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, công tác quản lý cán bộ, bảo vệ nội bộ vẫn còn sơ hở, để xảy ra một số vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, một số cán bộ trong ngành bị xử lý kỷ luật, bị tước danh hiệu, xử lý hình sự, làm ảnh hướng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân.
Trên cơ sở phân tích thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với ngành công an trong năm 2019 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh năm nhiệm vụ trọng tâm ngành công an cần tập trung thực hiện tốt.
Trước hết, ngành công an cần tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VI; nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng trong công an các cấp, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy Công an Trung ương với các tỉnh ủy, thành ủy; làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, giới thiệu nhân sự công an tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, để bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với công an nhân dân.
Toàn ngành phát huy vai trò nòng cốt giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; tuyệt đối không chủ quan, để bị động, bất ngờ; chủ động dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình; nhận diện rõ các nguy cơ, mối đe dọa lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách, giải pháp lớn có tính chiến lược trong xử lý các vấn đề về an ninh, trật tự.
Trưởng ban Dân vận Trung ương: Bảo đảm người dân tham gia quá trình giám sát vấn đề liên quan đến đời sống
Sáng 03-01, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân vận khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương năm 2018.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng cao, trên cơ sở sự đồng thuận, phát huy ý kiến, quyền lợi của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tiếp tục quan tâm, đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường hướng về cơ sở, sát với nhiệm vụ chính trị được Đảng giao phó, đóng góp tích cực cho mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại năm 2019; tạo sự đồng thuận, mở rộng dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền; trên cơ sở đó củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, quan hệ mật thiết của Đảng với nhân dân. Thông qua các phong trào, cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động làm tốt công tác phối hợp, làm gia tăng sức mạnh từ quần chúng tham gia đóng góp cho quá trình phát triển đất nước, đem lại lợi ích cho đời sống nhân dân.
Theo Trưởng ban Dân vận Trung ương, năm 2019 là năm đất nước sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên bình diện chung, thu nhập của người dân có cơ hội nâng cao, dân chủ được mở rộng…; tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức lớn như sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo; chênh lệch thu nhập giữa các khu vực tạo nên sự bất bình đẳng, thiếu đồng đều trong phát triển giữa các vùng, miền; nguồn lực hạn hẹp; vấn đề di cư, chuyển dịch cơ cấu lao động; ô nhiễm môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; sự chống phá, lợi dụng phá hoại của các thế lực thù địch…
Từ thực tiễn đó, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần chủ động đổi mới, sáng tạo trong các phương thức hoạt động để bắt kịp với sự thay đổi của tiến trình. Với tư cách là những tổ chức đại diện cho quyền lợi của đoàn viên, hội viên, nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội cần tích cực vận động, tuyên truyền, đi sâu vào từng đối tượng cụ thể; đồng thời tạo điều kiện bảo đảm để người dân được tham gia vào quá trình giám sát, phản biện các vấn đề liên quan đến đời sống.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành xây dựng
Ngày 04-01, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành xây dựng. Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh 3 nội dung “bứt phá” của ngành xây dựng, gồm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh; về chất lượng đô thị, công trình xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng và bứt phá về nhà ở xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng, năm 2018, giá trị sản xuất xây dựng tăng 9,2%, cao hơn so với kế hoạch và bình quân chung cả nước. Trong số 14 chỉ tiêu của năm 2018, có 03 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Điểm nhấn trong kết quả công tác của Bộ Xây Dựng là công tác xây dựng thể chế; cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính. Cụ thể, Bộ kiến nghị bãi bỏ 5 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ 41,3%, đơn giản hóa 47,3% và giữ nguyên 15% trên tổng số 215 điều kiện đầu tư kinh doanh. Bộ Xây dựng là đơn vị đầu tiên trong 22 bộ, ngành chính thức triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo mô hình Bộ phận một cửa. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được xếp thứ 3 trong các nước ASEAN về Chỉ tiêu cấp phép xây dựng (bao gồm cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan); đứng thứ 20/190 nền kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành xây dựng phải thực hiện “bứt phá” trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh; bứt phá về chất lượng đô thị, công trình xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng và bứt phá về nhà ở xã hội. Cụ thể, Bộ Xây Dựng cần dành ưu tiên cao cho việc hoàn thiện thể chế và các công cụ quản lý nhà nước; đồng thời, tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và bảo đảm quá trình thực hiện quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật….; kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch; tiếp tục quản lý có hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đối với thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành phải có cơ chế bảo đảm quản lý chặt chẽ, phát triển hài hòa, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp; có chính sách khuyến khích phát triển nhà cho thuê, nhà ở giá thấp; kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành để phát triển nhà ở xã hội. Đối với thị trường vật liệu xây dựng, ngành xây dựng phải nắm chắc diễn biến; bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường, nhất là các vật liệu chủ yếu; đẩy mạnh Chương trình phát triển vật liệu không nung, vật liệu xây dựng mới.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Yên Bái về công tác phòng, chống tham nhũng
Chiều 04-01, tại Yên Bái, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh năm 2018.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nêu rõ: Đây là hoạt động kiểm tra thường xuyên của Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với địa bàn được giao quản lý, chỉ đạo theo sự phân công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Đồng chí Trương Hòa Bình nêu rõ, tình hình tham nhũng vẫn còn biểu hiện và diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, mua sắm, quản lý tài sản công… còn để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí.
Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng chống tham nhũng vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều trường hợp còn chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Chưa kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa được phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương.
Theo đồng chí Trương Hòa Bình, để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương thì trước hết phải là sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương. Hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là rất quan trọng và cần thiết nhưng không thể làm thay vai trò tổ chức thực hiện của các địa phương.
Đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh, thông qua việc kiểm tra này, Đoàn công tác sẽ cùng địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tìm ra nguyên nhân của tồn tại, yếu kém, sơ hở trong quản lý để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019
Ngày 04-01-2019, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cho biết: Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tiếp tục đạt được nhiều kết quả mang tính toàn diện, đáng ghi nhận, với 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt, hai chỉ tiêu chưa được xác định là chỉ số PCI, PAPI đang chờ đánh giá, 1 chỉ tiêu chưa đạt theo kế hoạch đề ra, đó là việc cấp phép thành lập doanh nghiệp mới đạt 44.126 doanh nghiệp (kế hoạch đề ra là 46.000 doanh nghiệp).
Điểm đáng ghi nhận nữa là, công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị đã có chuyển biến, diện mạo đô thị ngày càng hiện đại. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa - xã hội, an toàn thực phẩm, gắn kết đầu tư với mở rộng hội nhập, hợp tác với khu vực và thế giới, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ,… được quan tâm. Việc giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại tố cáo được tập trung thực hiện có hiệu quả, tạo niềm tin trong dư luận. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt 378.000 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch, thu hút đầu tư đạt 7,39 tỷ USD.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần tập trung tháo gỡ trong năm 2019, đó là: Môi trường đầu tư của Thành phố vẫn gặp nhiều cạnh tranh trong và ngoài nước; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Đáng chú ý, việc tăng dân số cơ học quá nhanh, tạo nên nhiều thách thức cho chính quyền Thành phố. Hiện nay, bình quân trên 200.000 người/năm, trong khi đó, so với sự phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội, hạ tầng đô thị không kịp đáp ứng nhu cầu; các thiết chế văn hóa - xã hội, vui chơi giải trí còn thiếu so với nhu cầu thực tế của người dân. Vấn đề tạo nên bức xúc trong cuộc sống của người dân Thành phố, đó là việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh do ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, cùng với việc đánh giá cao những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố năm 2019, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém cần sớm khắc phục để ổn định dư luận xã hội. Trong đó, Bí thư Thành ủy Thành phố chỉ đạo các cơ quan hữu quan cần quyết liệt trong việc giải quyết một số dự án trọng điểm trên địa bàn đang gặp vướng mắc như dự án chống ngập, dự án tàu điện ngầm - nhất là tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam
Chiều 04-01, tại Trụ sở Chính phủ, gặp mặt lãnh đạo Đoàn đại biểu Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong mọi thời đại, vấn đề giáo dục luôn là quan trọng, nhất là giáo dục về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc việc giáo dục chăm sóc sức khỏe rất quan trọng trong từng gia đình, bản làng, thôn ấp.
Tại cuộc gặp mặt, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam Nguyễn Hồng Quân cho biết, với tinh thần “Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”, Hội đã xác định đây là sự nghiệp có phạm vi hoạt động rất rộng lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả dân tộc, có ý nghĩa chính trị, nhân văn, đạo lý sâu sắc.
Sau 10 năm hoạt động, đến nay, Hội đã thành lập được 4 viện nghiện cứu, 22 Trung tâm và hàng nghìn chi hội, câu lạc bộ với hàng chục vạn hội viên. Hội đã vận động, quy tụ hàng chục các tổ chức, công ty có nhiệt tình và tâm huyết với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng tham gia làm hội viên, thành viên.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc ra đời Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao tổ chức, thành phần Hội quy tụ nhiều người tài, chuyên môn giỏi; hệ thống tổ chức đa dạng, phong phú, lớn mạnh; huy động được nguồn lực xã hội hoá mạnh mẽ; có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, được xã hội và nhân dân đánh giá cao. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao hoạt động của Hội trong thời gian qua, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, hoạt động của Hội cần tập trung hướng vào các đối tượng người cao tuổi (có khoảng 400 nghìn người cao tuổi chưa có thẻ bảo hiểm y tế); trẻ em; đồng bào dân tộc. Hội cần phát huy tinh hoa y học cổ truyền dân tộc để áp dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; rút kinh nghiệm trong công tác để phát huy hoạt động hiệu quả tốt hơn, nhất là tích cực thu hút các nguồn lực xã hội hóa mạnh mẽ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; phát huy thế mạnh là mạng lưới cơ sở đang hoạt động mạnh mẽ với hàng nghìn câu lạc bộ trên cả nước.
Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Lào Cai
Sáng 05-01-2018, tại Lào Cai, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lào Cai về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017-2018.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ đây là hoạt động kiểm tra thường xuyên của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đối với địa bàn được giao quản lý, chỉ đạo theo sự phân công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, thời gian gần đây công tác phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến mạnh mẽ, đạt được kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Điều này đã tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế -xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Phó Thủ tướng cho rằng Lào Cai có nhiều thế mạnh, các chỉ số đánh giá đối với cấp tỉnh đạt thứ hạng cao như chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số hiệu quả năng lực quản trị hành chính công… Tuy những biểu hiện vi phạm, tham nhũng không nhiều nhưng không phải là không có và càng đòi hỏi cấp ủy, lãnh đạo địa phương không được chủ quan, phải kiên trì, liên tục thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng để duy trì và phát huy tốt những thành tích đã đạt được.
Một số lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản... còn để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Chưa kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa được phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương.
Theo Phó Thủ tướng, để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương thì trước hết phải là sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương. Hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là rất quan trọng và cần thiết nhưng không thể làm thay vai trò, tổ chức thực hiện của các địa phương.
“Thông qua việc kiểm tra này, tôi mong rằng sẽ cùng địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện, tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tìm ra nguyên nhân của tồn tại, yếu kém, sơ hở trong quản lý để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong cho biết Tỉnh uỷ Lào Cai đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động kiểm tra, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, xây dựng và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch đề ra.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề có nội dung phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giao cho Ban Nội chính Tỉnh uỷ chủ trì thành lập Đoàn rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, việc thi hành án các vụ việc liên quan đến án tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm, tặng quà công nhân lao động tại Bắc Giang
Sáng 06-01, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến thăm, tặng quà công nhân lao động tại Công ty may xuất khẩu Hà Phong, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cùng đi có các đồng chí: Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa.
Tổng Giám đốc Công ty may xuất khẩu Hà Phong, Nguyễn Văn Khanh đã báo cáo về quá trình phát triển của công ty. Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức với 600 công nhân lao động ban đầu, đến nay Công ty đã phát triển với 12 nghìn lao động. Mọi chế độ của người lao động được Công ty thực hiện nghiêm túc, thu nhập bình quân của người lao động đạt 9 triệu đồng/người/ tháng. Công ty lọt vào tốp 10 doanh nghiệp tiêu biểu trong cả nước về lĩnh vực may mặc xuất khẩu.
Bày tỏ vui mừng trước sự đổi thay trên quê hương Hiệp Hòa, Bắc Giang, đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định, mỗi dịp Tết đến, xuân về, Đảng, Nhà nước, công đoàn đều có hoạt động hướng về người lao động, chăm lo đời sống cho người lao động.
Để công ty ngày càng phát triển, đời sống của công nhân lao động ngày càng được nâng cao, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, Công ty tiếp tục phát huy truyền thống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tăng thu nhập cho người lao động, để họ ngày càng gắn bó với công ty. Các chủ doanh nghiệp cố gắng tạo điều kiện cho người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; người lao động phải hăng say lao động, phát huy năng lực, sáng kiến, nỗ lực lao động vì doanh nghiệp, gắn bó, xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Nhân dịp này, đồng chí Trần Quốc Vượng tặng 50 suất quà; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tặng 50 suất quà (trị giá 1,3 triệu đồng/suất) cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của Công ty may xuất khẩu Hà Phong; đến thăm, tặng quà 2 công nhân bị tại nạn lao động có hoàn cảnh khó khăn là anh Nguyễn Văn Thiết và chị Nguyễn Thị Hồng, tại phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang./.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ đây là hoạt động kiểm tra thường xuyên của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đối với địa bàn được giao quản lý, chỉ đạo theo sự phân công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, thời gian gần đây công tác phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến mạnh mẽ, đạt được kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Điều này đã tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế -xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Phó Thủ tướng cho rằng Lào Cai có nhiều thế mạnh, các chỉ số đánh giá đối với cấp tỉnh đạt thứ hạng cao như chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số hiệu quả năng lực quản trị hành chính công… Tuy những biểu hiện vi phạm, tham nhũng không nhiều nhưng không phải là không có và càng đòi hỏi cấp ủy, lãnh đạo địa phương không được chủ quan, phải kiên trì, liên tục thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng để duy trì và phát huy tốt những thành tích đã đạt được.
Một số lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản... còn để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Chưa kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa được phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương.
Theo Phó Thủ tướng, để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương thì trước hết phải là sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương. Hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là rất quan trọng và cần thiết nhưng không thể làm thay vai trò, tổ chức thực hiện của các địa phương.
“Thông qua việc kiểm tra này, tôi mong rằng sẽ cùng địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện, tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tìm ra nguyên nhân của tồn tại, yếu kém, sơ hở trong quản lý để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong cho biết Tỉnh uỷ Lào Cai đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động kiểm tra, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, xây dựng và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch đề ra.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề có nội dung phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giao cho Ban Nội chính Tỉnh uỷ chủ trì thành lập Đoàn rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, việc thi hành án các vụ việc liên quan đến án tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm, tặng quà công nhân lao động tại Bắc Giang
Sáng 06-01, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến thăm, tặng quà công nhân lao động tại Công ty may xuất khẩu Hà Phong, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cùng đi có các đồng chí: Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa.
Tổng Giám đốc Công ty may xuất khẩu Hà Phong, Nguyễn Văn Khanh đã báo cáo về quá trình phát triển của công ty. Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức với 600 công nhân lao động ban đầu, đến nay Công ty đã phát triển với 12 nghìn lao động. Mọi chế độ của người lao động được Công ty thực hiện nghiêm túc, thu nhập bình quân của người lao động đạt 9 triệu đồng/người/ tháng. Công ty lọt vào tốp 10 doanh nghiệp tiêu biểu trong cả nước về lĩnh vực may mặc xuất khẩu.
Bày tỏ vui mừng trước sự đổi thay trên quê hương Hiệp Hòa, Bắc Giang, đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định, mỗi dịp Tết đến, xuân về, Đảng, Nhà nước, công đoàn đều có hoạt động hướng về người lao động, chăm lo đời sống cho người lao động.
Để công ty ngày càng phát triển, đời sống của công nhân lao động ngày càng được nâng cao, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, Công ty tiếp tục phát huy truyền thống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tăng thu nhập cho người lao động, để họ ngày càng gắn bó với công ty. Các chủ doanh nghiệp cố gắng tạo điều kiện cho người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; người lao động phải hăng say lao động, phát huy năng lực, sáng kiến, nỗ lực lao động vì doanh nghiệp, gắn bó, xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Nhân dịp này, đồng chí Trần Quốc Vượng tặng 50 suất quà; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tặng 50 suất quà (trị giá 1,3 triệu đồng/suất) cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của Công ty may xuất khẩu Hà Phong; đến thăm, tặng quà 2 công nhân bị tại nạn lao động có hoàn cảnh khó khăn là anh Nguyễn Văn Thiết và chị Nguyễn Thị Hồng, tại phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang./.
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên