Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo cả thông tin về việc vận hành hầm Hải Vân
TCCSĐT - Sáng 31-10, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã họp báo về việc vận hành hầm Hải Vân sau khi có thông tin về khả năng gián đoạn hoạt động của các hầm Đèo Cả và Hải Vân 1 do nhà đầu tư đã không được thu phí hoàn vốn tại trạm Nam Hải Vân theo đúng cam kết và chậm chi trả kinh phí để thực hiện quản lý vận hành. Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, ông Hồ Minh Hoàng chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp báo, ông Hồ Minh Hoàng cho biết, hầm Hải Vân 1 đã được Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn vay JBIC của Nhật Bản, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 06-2005. Từ năm 2005 đến năm 2015, chi phí để thực hiện công tác quản lý vận hành và tuyến đường QL1 qua đèo Hải Vân được Nhà nước chi trả.
Trong quá trình triển khai mở rộng hầm Hải Vân 2, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Nhà đầu tư - Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả thực hiện việc nâng cấp hầm Hải Vân 1 (do sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng cần phải thực hiện trùng tu, nâng cấp để bảo đảm điều kiện an toàn khai thác) và ứng kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành từ tháng 11-2015. Đến thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã chi 900 tỷ đồng để thực hiện hoàn thành việc nâng cấp hầm Hải Vân 1 và hơn 300 tỷ đồng để thực hiện công tác quản lý vận hành hầm Hải Vân 1.
Theo phương án tài chính được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, Hợp đồng BOT ký kết giữa Bộ Giao thông Vận tải với Nhà đầu tư thì Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả được thu phí tại trạm Nam Hải Vân từ tháng 01-2017. Tuy nhiên, việc thu phí tại trạm Nam Hải Vân không thực hiện được do trạm Bắc Hải Vân đang thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT Phước Tượng - Phú Gia.
Hiện nay, chi phí quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 khoảng gần 100 tỷ đồng/năm. Tại văn bản số 70/TTg-KTN, ngày 12-01-2016, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc việc bố trí 07 trạm thu phí (trong đó có trạm Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan) để hoàn vốn cho Dự án hầm Đèo Cả. Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt phương án tài chính hoàn vốn Dự án tại Quyết định số 3107/QĐ-BGTVT, ngày 05-10-2016 với thời gian hoàn vốn khoảng 28 năm. Như vậy, cần nguồn kinh phí khoảng 2.660 tỷ đồng/28 năm (nếu tính thêm hệ số trượt giá sẽ là 5.548 tỷ đồng) để quản lý vận hành hầm Hải Vân 1, đây là khoản kinh phí quá lớn và nếu không có giải pháp để bảo đảm thì doanh nghiệp không thể cân đối được.
Trước việc nhà đầu tư đã không được thu phí hoàn vốn tại trạm Nam Hải Vân theo đúng cam kết mà thu chung tại trạm Bắc Hải Vân, hoàn vốn Dự án hầm Phú Gia - Phước Tượng. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ bỏ không thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan. Quyết định này đã làm giảm nghiêm trọng nguồn thu của dự án. Để duy trì hoạt động các hầm, doanh nghiệp cần có nguồn chi phí để chi trả lương cán bộ nhân viên, nhân công, nhiên liệu vận hành máy móc thiết bị, chi phí điện,…
Với tình trạng nguồn tiền ứng ra từ vốn chủ sở hữu hiện nay của doanh nghiệp quá lớn và kéo dài, khó khăn nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm giải quyết, Nhà đầu tư - Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả sẽ đối diện với việc không thể tiếp tục chi trả các chi phí quản lý vận hành các hầm Đèo Cả, Hải Vân 1, sẽ dẫn đến nguy cơ gián đoạn hoạt động của các hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 1 trong 1 - 2 tháng tới nếu các vướng mắc này không được Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ tháo gỡ kịp thời, ông Hoàng khẳng định.
Theo ông Hoàng, Nhà đầu tư - Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được Bộ Giao thông Vận tải tham mưu kịp thời hướng giải quyết cho Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng Nhà đầu tư - Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả vẫn đang tập trung nguồn lực để hoàn thành hầm Cù Mông để đưa vào khai thác trước tết Nguyên đán năm nay và tại hạng mục mở rộng Hầm Hải Vân đã khoan được gần 4.000 m hầm/6.300 m. Đồng thời đang nỗ lực làm việc với nhà thầu quản lý vận hành Hầm Hải Vân 1 (Công ty HAMADECO), Điện lực Đà Nẵng để duy trì công tác quản lý vận hành hầm Hải Vân 1. Tuy nhiên, những cảnh báo về nguy cơ gián đoạn hoạt động của các hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 1 là có cơ sở vì nếu chỉ mình Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả nỗ lực thì cũng không thể bảo đảm được kinh phí cho công tác này./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 22 đến 28-10-2018)  (31/10/2018)
Điện chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  (31/10/2018)
Buổi làm việc của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV  (31/10/2018)
Tiếp tục kỳ họp Quốc hội khóa XIV  (31/10/2018)
Công tác xây dựng Đảng tại Việt Nam trong mắt của bạn bè quốc tế  (31/10/2018)
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về những vấn đề “nóng” của ngành y tế  (31/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển