Phát triển văn hóa, văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện Tiên Yên
Tiên Yên là huyện miền núi, nằm ở trung tâm khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 651,7 km2, gồm 10 xã và 1 thị trấn. Dân số trên 54.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm trên 52%. Đảng bộ huyện Tiên Yên có 31 chi, đảng bộ cơ sở với 2.910 đảng viên. Là huyện miền núi nằm ở trung tâm của vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, Tiên Yên có vị trí chiến lược, xung yếu về quân sự quan trọng đối với vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Huyện có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, có nhiều phong cảnh thiên nhiên đặc sắc đã tạo cho Tiên Yên có nét riêng, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chương trình của Chính phủ trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; những nội dung, quan điểm chủ yếu của Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021) và một trong ba khâu đột phá mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh, Huyện Tiên Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn nghệ; các chương trình, kế hoạch, đề án của tỉnh về phát triển văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Tiên Yên. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn; tuyên truyền, lan tỏa nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa; qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn nghệ, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa con người Tiên Yên, Quảng Ninh, con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: xây dựng Tiên Yên trở thành trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc. Trên cơ sở đó huyện đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 09/5/2022 về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa huyện Tiên Yên giai đoạn 2022 - 2025; 06 đề án, như: Đề án“Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa huyện Tiên Yên giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao Thanh phán gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Pạc Sủi, xã Yên Than đến năm 2025, định hướng 2030; xây dựng Làng văn hóa dân tộc Tày thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ; xây dựng Chợ phiên văn hóa vùng cao xã Hà Lâu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên; phát triển phố đi bộ Tiên Yên.
Hoàn thành xuất bản cuốn sách “Di sản văn hóa Tiên Yên”; “Biển trời Đông Bắc”; “Tiên Yên Ngã ba Vùng Đông Bắc”; “Tiên Yên Miền khát vọng” và ấn phẩm “Tiên Yên - Nơi bình minh thức giấc”. Tổ chức 02 cuộc Hội thảo khoa học: (1) Nhận diện phát huy giá trị di tích lịch sử Khe Tù. (2) Thân thế và sự nghiệp Đức ông Hoàng Cần; in 3.000 cuốn cẩm nang du lịch Tiên Yên; triển khai kiểm kê, rà soát di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh huyện Tiên Yên năm 2020; toàn huyện đã có 06 di tích được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh và 15 di tích trong danh mục kiểm kê, phân loại của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hoàn thành 04 tập tài liệu giáo dục truyền thống và lịch sử huyện Tiên Yên trong các trường học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm Chính trị huyện).
Tổ chức thường niên các lễ hội: Lễ hội văn hóa thể thao dân tộc Sán Chỉ, mùa vàng miền Soóng Cọ, Lễ hội Đền Đức ông HHH oàng Cần - Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Sán Dìu; Lễ hội Chợ phiên Hà Lâu - Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Dao, các hoạt động phố đi bộ được khôi phục. Lễ hội Đồng Đình - Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Tày. Lễ hội Đua thuyền truyền thống xã Đồng Rui. Trong các lễ hội, huyện đã chú trọng định hướng bảo tồn và phát triển những bản sắc văn hóa đặc trưng, tiến bộ của các dân tộc như Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao, Lễ Cầu mùa của dân tộc Sán chỉ, Lễ Đại Phan của dân tộc Sán Dìu cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc truyền thống của các dân tộc thiểu số, như Hát soóng cọ, hát then, hát đối, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo… Ngoài ra huyện còn tổ chức các hoạt động gắn với Tuần văn hóa thể thao dân tộc vùng Đông Bắc (tổ chức 02 năm/lần) như: Lễ hội đường phố Tiên Yên; Hội thi Vua gà; Lễ hội ẩm thực gà Tiên Yên.
Quan tâm củng cố hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) dân ca dân tộc thiểu số mang bản sắc văn hóa dân tộc, như hát then tại xã Hà Lâu, Điền Xá, Phong Dụ; CLB hát Soóng cọ tại xã Đại Dực; CLB hát đối dân tộc Dao tại xã Đông Ngũ, Yên Than, Hải Lạng và CLB văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số tại Trường phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Tiên Yên gắn với hoạt động hè. Duy trì hoạt động của chi hội văn nghệ dân gian với nhiệm vụ bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc góp phần giữ gìn, phát huy và kế thừa những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện, phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian tại địa phương, bước đầu đã có sự quan tâm tới các nghệ nhân, tôn vinh và động viên những nghệ nhân đã có đóng góp quan trọng trong việc lưu truyền tiếng nói, chữ viết, làn điệu, lời ca, tiếng hát của các dân tộc cho thế hệ trẻ.
Đến nay, huyện đã có 04 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và 01 nghệ nhân dân gian được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng Nghệ nhân ưu tú[1]. Huyện đã tổ chức được 11 trại sáng tác văn học nghệ thuật cấp xã để các văn nghệ sĩ có dịp thâm nhập, tìm hiểu sâu sắc thực tế địa phương, từ đó đã góp phần phản ánh chân thực nhiều sự kiện chính trị, văn hóa xã hội quan trọng của huyện, tỉnh, của đất nước, cổ vũ, tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và nâng cấp đô thị. Đến nay, toàn huyện có gần 200 tác phẩm thơ, văn; trên 1000 tác phẩm ảnh; trên 200 ca khúc về Tiên Yên.
Xây dựng và duy trì Phố đi bộ Tiên Yên với chủ đề “Hồn xưa, nét cũ, Tiên Yên phố” từ 2017 với điểm nổi bật là toàn bộ các chương trình văn nghệ do 35 câu lạc bộ văn nghệ tự nguyện biểu diễn miễn phí theo lịch đăng ký trước. Năm 2018 Phố đi bộ đã được tỉnh Quảng Ninh công nhận là điểm du lịch, mỗi năm phố đi bộ Tiên Yên thu hút từ 90.000 - 100.000 lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm. Trong 05 năm, toàn huyện đã tổ chức được trên 600 chương trình văn nghệ, tổ chức và tham gia hàng trăm giải thể thao các cấp gắn với các sự kiện tiêu biểu của đất nước, địa phương, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sổi nổi, rộng khắp trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trên địa bàn.
Những năm gần đây, Tiên Yên được biết đến là một huyện miền núi có phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp với nhiều nhân tố tích cực. Những hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân. Kết quả từ phong trào không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân mà còn giúp bảo tồn, phát triển nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người Quảng Ninh, “năng động - sáng tạo - hào sảng - lành mạnh - văn minh - thân thiện”. Đồng thời, khẳng định và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy những giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ trong toàn huyện, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để xây dựng Tiên Yên giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiến tới tái lập Thị xã Tiên Yên trước năm 2027, góp phần tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Những kết quả trên cho thấy định hướng xây dựng Tiên Yên trở thành trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc đã được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở, nhiều chủ trương về đào tạo cán bộ, quy hoạch đất đai, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được triển khai, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Ý thức trách nhiệm của mỗi người dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt hơn, thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện một cách thường xuyên, các lễ hội được khôi phục và phát triển. Tiên Yên đã và đang khẳng định vị thế trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, bất cập, như hiệu quả sử các thiết chế văn hóa ở một số nơi còn thấp, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của văn hóa để đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng. Một số phong trào về văn hóa chưa thu hút, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc, tác phẩm văn học, nghệ thuật của các tác giả trong huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít.
Để văn hóa, văn nghệ thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, góp phần xây dựng Tiên Yên trở thành trung tâm văn hóa giàu bản sắc vùng Đông Bắc. Trong thời gian tới huyện Tiên Yên xác định một số giải pháp cụ thể:
Một là, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về văn hóa, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), trong đó quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”; coi trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là phát triển du lịch, để văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở nâng cao hơn nữa vai trò, sự chủ động, tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần đẩy mạnh thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế, giữa bảo tồn, phát huy vàphát triển.
Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về văn hóa, văn nghệ; gắn việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ba là, xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy văn học, nghệ truyền thống của dân tộc; quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, văn nghệ; có cơ chế thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian.
Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội văn học - nghệ thuật huyện và các chi hội cơ sở; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ văn nghệ sỹ; quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng những người có năng khiếu, tài năng sáng tạo văn học, nghệ thuật; tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ cao tuổi có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, trao truyền cho đội ngũ trẻ kế cận; tổ chức các trại sáng tác, các cuộc thi, hội thảo, triển lãm, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định hướng chính trị tư tưởng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động sáng tác, truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có tư tưởng tiêu cực, không lành mạnh, tác động xấu đến xã hội.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 1946, Bác Hồ chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Trong thời gian tới, huyện Tiên Yên sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt phòng trào văn hóa, văn nghệ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng, góp phần xây dựng huyện Tiên Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Tiên Yên trở thành “Trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc”, cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng nước ta phát triển nhanh, bền vững, phồn vinh và hạnh phúc./.
------------------------
[1] (ông Chíu Sìu Lỷ - dân tộc Dao Thanh Phán, xã Đông Ngũ; bà Nông Thị Hang - dân tộc Tày, xã Điền Xá; ông Trần Văn Sẹc và ông Lỷ Minh Sáng - dân tộc Sán Chỉ, xã Đại Dực; Nghệ nhân dân gian: Ông Hoàng Văn Hoa - dân tộc Dao Thanh Y, xã Hải Lạng)
Thách thức từ an ninh phi truyền thống: Vấn đề bảo đảm an ninh văn hóa trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ở Quảng Ninh  (30/09/2023)
Thị xã Quảng Yên: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng 60 năm thành lập tỉnh  (29/09/2023)
Một số luận bàn về hệ giá trị văn hóa Việt Nam  (29/09/2023)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp