Phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam
Gia đình Việt Nam ngày nay
Dù có rất nhiều thay đổi, nhưng với con người Việt Nam, gia đình vẫn là một giá trị cao quý. Đó là nơi mỗi người được sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ, quan tâm chăm sóc, an ủi suốt cuộc đời. Gia đình là nơi chung sống của những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống, các thành viên có chung kinh tế, cùng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Cơ cấu của gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi. Gia đình hạt nhân chiếm đa số, mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con, gia đình chỉ có từ 3 đến 4 người, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tuổi thọ trung bình được nâng cao. Các mối quan hệ trong gia đình mặc dù vẫn giữ được nền nếp, trên dưới, gắn bó mật thiết, nhưng ngày càng dân chủ, bình đẳng và tự do hơn. Những giá trị về tình yêu, hôn nhân vẫn được đề cao. Bình đẳng giới được thực hiện. Phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình.
Các chức năng cơ bản của gia đình như: kinh tế, sinh sản và chăm sóc sức khỏe, giáo dục - xã hội hóa, tâm - sinh lý tình cảm,… ngày càng được củng cố và thực hiện tốt hơn. Mặc dù có rất nhiều biến đổi, nhưng nhìn chung gia đình Việt Nam vẫn đang trong quá trình kế thừa, phát huy những giá trị cao quý của gia đình truyền thống và chọn lọc, tiếp nhận những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại.
Đang trong bước chuyển quá độ, nên gia đình Việt Nam hiện cùng tồn tại nhiều giá trị khác nhau, cả những giá trị văn hóa gia đình truyền thống và cả những giá trị văn hóa gia đình hiện đại.
Giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình
Giá trị đạo đức của gia đình. Đạo đức là cốt lõi của đời sống gia đình truyền thống. Nó thấm nhuần mọi mối quan hệ trong gia đình, tạo nên nền nếp, tôn ti trật tự, sự êm ấm của gia đình. Đó là tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, lòng thủy chung son sắt; tình thương yêu của cha mẹ với con cái, sự hy sinh vô bờ bến của các bậc sinh thành; sự hiếu thảo, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; đó là tình thương yêu đùm bọc, gắn bó keo sơn, giúp đỡ nhau vô tư giữa anh chị em ruột thịt; tương thân tương ái trong anh em họ hàng.
Giá trị giáo dục của gia đình. Giáo dục gia đình là nhân tố căn bản tạo dựng giá trị văn hóa cho mỗi con người từ nhỏ. Nó diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người và góp phần tạo nên phẩm chất hiếu học quý báu. Giáo dục gia đình là phương thức giáo dục tổng hợp với nhiều nội dung, phương pháp, nhiều chủ thể, nhiều khung cảnh và cách tiếp cận khác nhau, nhưng chỉ hướng tới mục đích duy nhất là giáo dục làm người. Nó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách gốc của mỗi người. Nó tạo lập cho mỗi con người những cơ sở căn bản của đạo đức, tình thương, trách nhiệm, nghị lực, kỹ năng sống và ý chí vươn lên.
Giá trị tâm lý, tình cảm của gia đình. Gia đình là tổ ấm, ở đó con người nhận được sự quan tâm chăm sóc, chở che, nâng đỡ, nương tựa và chia sẻ hoàn toàn vô tư từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời. Nơi con người hoàn toàn yên tâm nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và tinh thần.
Giá trị ý thức cộng đồng của gia đình. Gia đình vốn là một cộng đồng xã hội, vì vậy, tình cảm, ý thức cộng đồng được hình thành một cách tự nhiên đối với mỗi người. Từ tình cảm, ý thức với cộng đồng gia đình, con người hòa nhập vào cộng đồng làng, nước. Tình cảm cộng đồng là sự quan tâm đùm bọc, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau. Ý thức cộng đồng là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mọi người, đối với cộng đồng. Chính tình cảm, ý thức cộng đồng gia đình là cơ sở quan trọng để mỗi người tham gia giao lưu và hòa nhập một cách thành công.
Giá trị văn hóa hiện đại tốt đẹp của gia đình
Giá trị tự do, dân chủ. Đây là những giá trị được tôn vinh trong các xã hội phát triển. Trong gia đình truyền thống, tính chất gia trưởng, ý thức cộng đồng tự nó đã triệt tiêu ý thức tự do, dân chủ trong gia đình. Không một thành viên nào có thể tự ý mình làm một việc gì đó, không ai dám làm trái ý người chủ gia đình. Những giá trị tự do, dân chủ đã từng bước làm thay đổi các quan hệ gia đình, làm nảy nở những tình cảm mới mẻ tốt đẹp trong gia đình; đồng thời, phát huy được tinh thần sáng tạo, năng động, độc lập, tự chủ, dám nghĩ dám làm của các thành viên gia đình.
Giá trị bình đẳng, công bằng. Bình đẳng, công bằng đó là những giá trị to lớn của gia đình hiện đại. Tạo lập sự bình đẳng, trước hết là bình đẳng giới, phá bỏ sự định kiến giới, khai thác và phát huy những tiềm năng sáng tạo của phụ nữ trong gia đình; đồng thời, mở ra những cơ hội phát triển toàn diện của phụ nữ trong xã hội. Công bằng đó là sự không phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình. Mọi người đều có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau không phân biệt nam và nữ, con trưởng và con thứ… trong tiếp cận các nguồn lực, trong phân chia tài sản thừa kế.
Giá trị tuân thủ pháp luật, ý thức công dân. Đây là những khái niệm mới đối với gia đình. Người Việt vốn duy tình, trọng nghĩa, nặng tình cảm cộng đồng. Những đặc điểm này trong xã hội hiện đại giao lưu, hội nhập, nhiều biến động tỏ ra không phù hợp.
Xây dựng thái độ tuân thủ pháp luật, ý thức công dân trong gia đình là góp phần tạo lập hành trang văn hóa, tri thức để mỗi người đủ bản lĩnh chủ động, tích cực tham gia vào đời sống hiện đại với tư cách là một công dân, một chủ nhân. Sống theo pháp luật, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội của một công dân là nguyên tắc sống của con người hiện đại.
Phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình
Gia đình Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bên cạnh tác động tích cực, nhiều tác động tiêu cực đang chi phối, “xâm lấn” các mối quan hệ gia đình. Để phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Từng bước biến Chiến lược thành hiện thực đời sống;
- Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng, chống tham nhũng, lành mạnh hóa đời sống xã hội tạo môi trường văn hóa tốt đẹp, trong sạch để gia đình tồn tại, phát triển;
- Có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hướng vào hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa gia đình và lao động nội trợ;
- Đầu tư khảo sát, nghiên cứu từng bước chỉ ra những giá trị truyền thống tốt đẹp cần kế thừa, phát huy, những giá trị tiên tiến cần tiếp thu; đồng thời, chỉ ra những hạn chế, lạc hậu trong truyền thống cần loại bỏ, những tiêu cực, lệch lạc cần ngăn chặn;
- Đề cao giáo dục gia đình, có biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức và nhân cách trẻ em. Xây dựng và hình thành nền tảng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ;
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các bộ luật gắn với gia đình, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và chúc Tết các nhà khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh  (10/02/2013)
Nhiều du khách đến thăm viếng, dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An  (10/02/2013)
Trao đổi điện mừng nhân kỷ niệm 26 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhà nước đa dân tộc Bô-li-vi-a  (10/02/2013)
Tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội  (10/02/2013)
Tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội  (10/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên