Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước
TCCS - Ngày 11-7-2024, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (11-7-1994 - 11-7-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cùng dự lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương; lãnh đạo tổ chức kiểm toán các nước; đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội; đại diện các thế hệ lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành kiểm toán nhà nước tham dự lễ kỷ niệm.
Trình bày diễn văn tại lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ: Ngày 11-7-1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70-CP thành lập Kiểm toán Nhà nước. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên có giá trị như một tuyên ngôn khai sinh ra Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
Trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành, với phương châm: “Chuyên nghiệp - Liêm chính - Hội nhập”, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều đổi mới và ngày càng đi vào chiều sâu. Kiểm toán Nhà nước đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Kiểm toán Nhà nước.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng về chặng đường phát triển 30 năm qua của ngành kiểm toán nhà nước, thông qua các hoạt động kiểm toán đã góp phần tiết kiệm chi hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, ngăn chặn và xử lý nhiều sai phạm; hỗ trợ hiệu quả công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Kiểm toán Nhà nước đã luôn bám sát hoạt động của Quốc hội và công tác điều hành, quản lý kinh tế - xã hội của đất nước; giúp Quốc hội có nguồn thông tin, dữ liệu tin cậy để phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; giúp cho hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động kiểm toán đã phát hiện những bất cập trong quy định, chính sách, có những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách về tài chính công, tài sản công. Đồng thời qua kiểm toán, hỗ trợ hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Trên chặng đường phát triển, Kiểm toán Nhà nước đã không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao và Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á. Đặc biệt, việc đăng cai tổ chức thành công Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á 14, năm 2018 và giữ vai trò Chủ tịch nhiệm kỳ 2018 - 2021 đã đưa Kiểm toán Nhà nước Việt Nam lên vị thế mới trong hoạt động hợp tác quốc tế.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao về sự nỗ lực, cố gắng và những thành tích nổi bật của Kiểm toán Nhà nước đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, trong thời gian tới, tình hình quốc tế có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước ta bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng; nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chỉ đạo quản lý, điều hành của Chính phủ về ngân sách nhà nước, chính sách tài khóa, tiền tệ; lựa chọn và tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngành tiếp tục củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng hiệu lực, hiệu quả; nghiên cứu, rà soát Luật Kiểm toán Nhà nước để đề xuất Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo đảm phù hợp với thực tiễn hoạt động và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan; tổ chức và hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại; xác định mục tiêu, trọng tâm kiểm toán, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, giám sát tài chính công, tài sản công, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc tiếp tục quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp; củng cố, xây dựng toàn ngành kiểm toán đoàn kết, vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; củng cố ngày càng vững chắc vị thế, uy tín của Kiểm toán Nhà nước trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam và trong hệ thống các cơ quan kiểm toán quốc tế./.
Trung Duy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước; dự Kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước  (04/07/2024)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9; thăm, tặng quà người có công với cách mạng tại thành phố Cần Thơ  (03/07/2024)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri và tặng quà người có công với cách mạng tại tỉnh Hậu Giang  (02/07/2024)
Bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV  (30/06/2024)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển