Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an
TCCS - Ngày 1-7-2024, tại trụ sở Bộ Công an, trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.
Vietcombank là ngân hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ đầu tiên với RAR để ứng dụng Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an vào thu thập, làm sạch thông tin và xác thực sinh trắc học cho khách hàng trên kênh ngân hàng số, làm cơ sở đáp ứng quy định của Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, ngày 18-12-2023, của Ngân hàng Nhà nước, về việc “Triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng”.
Với sự hợp tác này, khách hàng của Vietcombank có thể cập nhật thông tin sinh trắc học online một cách đơn giản thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng VCB Digibank và ứng dụng VNeID (bên cạnh giải pháp sử dụng căn cước công dân gắn chip và điện thoại có kết nối NFC như đã triển khai), giúp khách hàng có thêm lựa chọn về hình thức cập nhật thông tin sinh trắc học. Trong thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục ứng dụng dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an để cung cấp tới khách hàng các trải nghiệm giao dịch an toàn, đơn giản và thuận tiện hơn.
Để chuẩn bị cho việc triển khai cập nhật và xác thực bằng sinh trắc học, Vietcombank đã làm việc chặt chẽ với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) để tích hợp hệ thống, đồng thời đầu tư vào hạ tầng công nghệ, trang thiết bị phục vụ và ứng dụng nhiều giải pháp hiện đại để mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất cho khách hàng khi đăng ký/cập nhật thông tin sinh trắc học cũng như xác thực giao dịch bằng sinh trắc học.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Lê Quang Vinh, chia sẻ: “Trong gần một năm qua, với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an và Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (C06), RAR và Tổng Công ty GTEL, chúng tôi đã hoàn thành kết nối và tích hợp dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng nhiều giải pháp nhằm xác thực và định danh chính xác công dân - khách hàng trên môi trường điện tử. Đặc biệt, việc ứng dụng VNeID trong xác thực điện tử đã giúp khai thác nguồn dữ liệu tin cậy từ cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, phục vụ cho công tác định danh khách hàng mới và xác thực khách hàng hiện hữu, mang tới các giao dịch an toàn, đơn giản, dễ dàng nhất cho khách hàng của Vietcombank”.
Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6-1-2022, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) với nội dung cho phép các đơn vị trong ngành ngân hàng được khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khai thác thông tin trên căn cước công dân gắp chíp và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do Bộ Công an cung cấp có vai trò rất quan trọng để ngành ngân hàng ứng dụng triển khai cung cấp các dịch vụ ngân hàng số trên môi trường mạng, xác thực khách hàng chính xác, ngăn ngừa tội phạm gian lận hồ sơ giấy tờ, mở/sử dụng tài khoản mạo danh hoặc lừa đảo khách hàng chiếm quyền truy cập các dịch vụ ngân hàng số. Việc triển khai thành công thu thập và xác thực sinh trắc học cho khách hàng qua VneID của Vietcombank thể hiện việc triển khai nghiêm túc kế hoạch giữa ngành ngân hàng và Bộ Công an trong Triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Với vai trò là một ngân hàng chủ lực của hệ thống tài chính ngân hàng tại Việt Nam, Vietcombank luôn tiên phong, đi đầu trong việc hợp tác khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khai thác thông tin trên căn cước công dân gắp chíp và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) để giúp người dân được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ ngành ngân hàng, như: mở tài khoản trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và mới nhất là xác thực giao dịch bằng sinh trắc học, góp phần thực hiện Kế hoạch 01 về việc triển khai các nhiệm vụ tại Đề án 06 giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an./.
Vietcombank ra mắt ngân hàng số thế hệ mới, giao diện và trải nghiệm theo từng phân khúc khách hàng, nhiều tính năng lần đầu xuất hiện  (18/06/2024)
Vietcombank và ACV tổ chức lễ ký kết hợp đồng cấp tín dụng (hợp vốn) trị giá 1,8 tỷ USD cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành  (02/06/2024)
“Tết ấm yêu thương, mừng xuân, ơn Đảng” đến với Bộ đội Biên phòng và đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị  (01/02/2024)
Vietcombank được bình chọn trong top 10 doanh nghiệp niêm yết có báo cáo thường niên tốt nhất trên thị trường chứng khoán  (15/12/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển