Hội nghị lần thứ 31 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Ngày 13-6-2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tổ chức Hội nghị lần thứ 31 (mở rộng). Dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy.
Tham gia Hội nghị còn có các đồng chí Thành ủy viên, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng, bí thư quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy; lãnh đạo các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện…
Trong tháng 6-2024 và 6 tháng đầu năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố có nhiều điểm tích cực. Cụ thể, tăng trưởng GRDP đạt mức khá; các ngành sản xuất công nghiệp - dịch vụ trọng yếu tiếp tục đà phục hồi; hoạt động du lịch khởi sắc; thu ngân sách duy trì ổn định; nhiều công trình, dự án được khởi công xây dựng và hoàn thành; nhiều vướng mắc được tháo gỡ, giải quyết. Bên cạnh đó, các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động - việc làm, an ninh, trật tự được giữ vững. Công tác chuyển đổi số và triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15, ngày 24-6-2023, của Quốc hội, “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện kịp thời và hiệu quả. Chỉnh trang đô thị gắn với xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh và các hoạt động văn hóa - lễ hội, thể dục - thể thao tổ chức đa dạng, phong phú, nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của người dân…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, một số chủ trương, nhiệm vụ quan trọng chưa đạt yêu cầu. Như mức tăng trưởng GRDP đạt 6,46%, trong khi Thành phố đề ra là 7,5-8%. Cùng với đó, đà tăng trưởng tín dụng thấp; khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn yếu. Một số yếu tố cạnh tranh như giá thuê đất, chi phí logistics, hạ tầng bến cảng cải thiện chậm, tác động đến nhiều mặt trong quá trình phát triển của Thành phố.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Nên đề nghị hội nghị nghiên cứu và tập trung thảo luận: Dự thảo Báo cáo công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024; dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; Báo cáo Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cụ thể hóa mục tiêu theo Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28-2-2023, của Bộ Chính trị, “Về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Báo cáo kết quả xây dựng Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ... Đặc biệt, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về tình hình kinh tế - xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, các đại biểu cần tập trung nghiên cứu đánh giá bản chất của vấn đề, tìm nguyên nhân, tiếp tục phát huy những mặt làm được để; có giải pháp cụ thể cho những mặt chưa được.
Thứ hai, đối với quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn 2060, đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và là công việc trọng tâm, có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của Thành phố, nên đề nghị các đại biểu có trách nhiệm để hoàn chỉnh quy hoạch, trình Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp chuyên đề sắp tới để trình Hội đồng Thẩm định quy hoạch nhà nước.
Thứ ba, cho ý kiến bổ sung hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị, nhất là các cơ chế, chính sách về quy hoạch, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ… Đối với Thành phố, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị gồm 8 tuyến, với tổng chiều dài 220km. Đến nay, qua gần 20 năm, Thành phố mới thực hiện được tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đạt hơn 96%; tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đang giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật; các tuyến khác bắt đầu công tác chuẩn bị đầu tư. Với thực trạng đó, để có thể xây dựng 200km còn lại của hệ thống đường sắt đô thị trong những năm tới là thách thức lớn, đòi hỏi phải có chính sách, cơ chế mang tính đột phá huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.
Thứ tư, tập trung nghiên cứu bổ sung hoàn thiện Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trước khi trình Bộ Chính trị xem xét, chỉ đạo. Nghị quyết số 31-NQ/TW, ngày 30-12-2022, của Bộ Chính trị, “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 81/2023/QH15, ngày 9-1-2023, của Quốc hội, “Về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã đặt ra vấn đề xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy cho rằng cũng có nhiều ý kiến mang tính phản biện cao mà chúng ta phải quan tâm lắng nghe đầy đủ với trách nhiệm cao nhất.
Cũng tại hội nghị, đồng chí Bí thư Thành ủy đã cho biết, đối với công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, Thành ủy đã quyết định thành lập các tiểu ban và đến nay cả 3 tiểu ban đã họp phiên thứ nhất thông qua chương trình, kế hoạch, quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ và thành lập các tổ giúp việc. Thành phố đã triển khai cơ bản đạt yêu cầu; xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng để thấy trách nhiệm và bắt tay vào cuộc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc.
Hội nghị sẽ phân tổ thảo luận để Ban Thường vụ Thành ủy được nghe và tiếp thu nhiều ý kiến. Hội nghị sẽ diễn ra trong 1,5 ngày./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  (04/02/2024)
Chủ tịch nước trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh  (04/02/2024)
Bàn giải pháp phát triển Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội  (21/12/2023)
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới  (29/11/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển