Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì họp về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
TCCS - Ngày 21-2-2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật.
Theo kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp tới đây và dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2024). Nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng, có nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và Quốc hội xem xét, thông qua.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đã báo cáo về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với ban soạn thảo dự án luật và các cơ quan đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Đây là cơ hội tạo điều kiện cho công nghiệp quốc phòng, an ninh được củng cố, phát triển, nâng cao tiềm lực trong bối cảnh cần nâng cao khả năng tự lực tự cường để phát triển, nhất là Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là dự án luật khó, khi luật gốc về phát triển công nghiệp chưa có, dự án luật được xây dựng lần đầu trong bối cảnh hai pháp lệnh liên quan được thông qua đã lâu (từ năm 2003 và 2008), gồm: Pháp lệnh Động viên công nghiệp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 25-2-2003 và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 26-1-2008, được sửa đổi, bổ sung ngày 22-12-2018.
Trước yêu cầu của thực tiễn, cần xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng; khắc phục kịp thời những khó khăn, bất cập để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.
Trên tinh thần đó cần xác định tính chất dự án luật này là những vấn đề mang tính nguyên tắc, thể chế hoá quan điểm của Đảng. Những vấn đề cụ thể, chi tiết, Chính phủ quy định thêm để bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và tính đặc thù.
Cùng với đó, các cơ quan hữu quan bám sát Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự án luật cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nội dung bám sát dự án luật đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6; các cơ quan tiếp tục nghiên cứu Pháp lệnh Động viên công nghiệp và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, tham khảo một số luật khác, nghiên cứu thêm thiết kế chính sách.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, những vấn đề lớn cần tổng hợp các ý kiến của các bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu để chọn những phương án tối ưu để tiếp tục trao đổi. Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các cơ quan hữu quan, trên nền tảng đã có, tiếp thu hoàn thiện những vấn đề lớn trên tinh thần trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ dự án luật cần được xem xét, nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng, công phu và bám sát quy trình theo quy định.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này với 102 lượt ý kiến. Ngay sau kỳ họp, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 7 chương với 86 điều (so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo luật được bổ sung 15 điều, bỏ 2 điều, bổ sung một số nội dung)…/.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, gặp mặt đầu xuân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam  (16/02/2024)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc tết Công an tỉnh Nghệ An  (08/02/2024)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội  (08/02/2024)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng  (02/02/2024)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc Tết Đảng bộ tỉnh Yên Bái  (31/01/2024)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam