Thành viên AIPA đối thoại với các nước quan sát viên
Trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-31, các cuộc đối thoại giữa các đoàn nghị viện thành viên AIPA với các nước quan sát viên gồm Ốt-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga đã diễn ra vào chiều 22-9.
Nội dung đối thoại bao gồm những vấn đề về tình hình an ninh khu vực và thế giới; hợp tác phát triển kinh tế và thương mại trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng nhằm đảm bảo phát triển bền vững; vấn đề môi trường, dịch bệnh và thiên tai; hợp tác về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; trao đổi về hoạt động nghị viện giữa các nước thành viên AIPA và các nước quan sát viên.
Các bên quan sát viên đều đánh giá cao mối quan hệ hợp tác với AIPA và ASEAN; nhấn mạnh ASEAN ngày càng trở thành đối tác quan trọng trong quan hệ đối ngoại của các nước.
Về phần mình, đại diện nghị viện các nước thành viên AIPA cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nâng cao mối quan hệ hợp tác với các nước quan sát viên, đặc biệt cần quan tâm hơn cho việc đối thoại giữa các nghị viện thành viên AIPA và các nước quan sát viên.
Một số nghị viện thành viên AIPA đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của các nước quan sát viên trong thời gian vừa qua.
Về tình hình an ninh khu vực và thế giới, các bên đối thoại đều bày tỏ sự quan ngại đối với tình hình ở bán đảo Triều Tiên và cho rằng cần sớm giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán, thương lượng.
Các nước quan sát viên cũng cho rằng các nước ASEAN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên do có sự gần gũi về mặt địa lý.
Bên cạnh đó, các nước quan sát viên cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến trình dân chủ hóa ở Mi-an-ma, trong đó có cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này vào tháng 11 tới đây.
Trong cuộc đối thoại với Ốt-xtrây-li-a, những vấn đề mà Ốt-xtrây-li-a quan tâm và được thảo luận sâu tại phiên họp là thúc đẩy kinh tế và duy trì ổn định trong khu vực.
Thông qua buổi đối thoại, các nước thành viên AIPA thể hiện sự quan tâm đến vấn đề hợp tác về thương mại với Ốt-xtrây-li-a và cho rằng mặc dù việc hợp tác về thương mại đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp nhưng thực tế các nước chưa phát huy được hết tiềm năng.
Đồng thời, đại diện các nước thành viên AIPA cũng khuyến nghị Chính phủ các nước phải hạn chế tối đa các rào cản về thuế quan và các rào cản phi thuế quan khác.
Trong cuộc đối thoại với Ca-na-đa, các nước bày tỏ mong muốn việc tăng cường hợp tác với Ca-na-đa trong lĩnh vực giáo dục, ví dụ như Ca-na-đa đầu tư xây dựng các trường đại học tại các nước Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, các nội dung hợp tác về kinh tế, tài chính, truyền thông, kỹ thuật số và y dược cũng được các nước đặc biệt chú ý.
Các nghị viện thành viên AIPA đều nhận định Ca-na-đa là một trong những nước đi đầu về vấn đề an ninh năng lượng và thân thiện với môi trường. Đây cũng là nội dung được nhiều nước trong ASEAN đề xuất hợp tác.
Trong cuộc đối thoại với Trung Quốc, nhiều nước thành viên AIPA đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.
Liên quan đến các vấn đề an ninh khu vực, Trung Quốc khẳng định các bất đồng giữa các quốc gia cần được giải quyết thông qua thương lượng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Về hợp tác kinh tế - thương mại, các đại biểu đã trao đổi về việc tăng cường quan hệ hợp tác nhằm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu; mong muốn phát triển quan hệ thương mại - đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong tất cả các lĩnh vực với mức đầu tư ngày càng cao.
Phía Trung Quốc khẳng định nhu cầu phát triển công nghiệp du lịch và quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước ASEAN là những lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh.
Các nghị viện thành viên mong muốn tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nguồn nước sông Mekong.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng mong muốn tăng cường hợp tác giữa nghị viện thành viên AIPA với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm lập pháp.
Tại cuộc đối thoại với Nghị viện châu Âu, đại diện nghị viện các nước thành viên AIPA hy vọng cộng đồng Châu Âu có thêm nhiều chính sách hỗ trợ các nước ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, môi trường, và y tế.
Các đại biểu là thành viên của AIPA cũng băn khoăn trong việc tìm giải pháp nhằm củng cố hơn nữa sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á với Cộng đồng châu Âu bởi thực tế vẫn còn có những hạn chế nhất định trong một số vấn đề về hành chính, nhất là chính sách nhập cư chặt chẽ ở khu vực này.
Trong buổi đối thoại với Nhật Bản, đại biểu của nghị viện các nước thành viên AIPA mong muốn có sự chia sẻ kinh nghiệm từ phía Nhật Bản về các vấn đề như phòng chống ma túy, giáo dục và đào tạo, phòng chống thiên tai, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đồng thời đề nghị trong thời gian tới nên có các chương trình hợp tác cụ thể như các đợt trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Nhật Bản với Quốc hội các nước ASEAN trong lĩnh vực lập pháp và các vấn đề chung.
Trong quá trình đối thoại với Hàn Quốc, một số đại biểu đã quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc về triển khai quá trình dân chủ, về đầu tư và phát triển giáo dục ở nước này trong thời gian qua.
Phía Hàn Quốc cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ của các nước ASEAN về cam kết thực hiện bán đảo phi hạt nhân để mang lại hòa bình cho thế giới. Hàn Quốc cũng mong muốn trong giai đoạn 3 đến 5 năm tới, giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN đẩy mạnh hơn nữa về hợp tác kinh tế hướng tới lợi ích chung của tất cả các bên đặc biệt trong công nghiệp giải trí.
Với Liên bang Nga, các nước ASEAN đánh giá cao những bước tiến gần đây trong quan hệ giữa các nước ASEAN với Liên bang Nga, đặc biệt là việc Trung tâm ASEAN vừa được thành lập ở thủ đô Mát-xcơ-va.
Nhiều đại biểu đã đề nghị tăng cường mối quan hệ giữa các nước ASEAN với Nga trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, giáo dục, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, an ninh lương thực, đồng thời, đề nghị giữa hai bên nên sớm có hình thức cho phép công dân các bên đi lại tự do để tạo thuận lợi cho phát triển thương mại.
Phía Liên bang Nga mong muốn hội nhập sâu hơn vào các hoạt động của AIPA. Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán ma túy ở Áp-gha-ni-xtan cũng được các đại biểu của Liên bang Nga nêu ra và mong muốn nhận được sự ủng hộ của Đại hội đồng AIPA-31 trong việc xem vấn đề này như một mối đe dọa cho toàn khu vực và thế giới./.
Thế giới với vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng  (23/09/2010)
Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX thành công tốt đẹp  (22/09/2010)
Tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc  (22/09/2010)
Đăk Nông hướng đến mục tiêu phát triển bền vững  (22/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên