Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XII, ngày 22-5-2008, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công vụ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội ngày 21-5-2008 và sau đó các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án luật này; đồng thời, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh, và thông qua Nghị quyết về việc thí điểm cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay đầu phiên họp ngày 22-5-2008, Thường vụ Quốc hội đã xin phép các đại biểu Quốc hội lùi thời gian biểu quyết về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh đến cuối kỳ họp này.
Cùng với việc tiếp tục thảo luận về Luật Công vụ, với 87,63% đại biểu tham gia phiên họp tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam.
Theo Nghị quyết này, từ ngày 01-01-2009, các cá nhân, tổ chức nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam được quyền mua, sở hữu căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc các khu vực cấm, hoặc hạn chế người nước ngoài cư trú, đi lại trong thời hạn tối đa là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất (đối với cá nhân nước ngoài) và thời hạn tương ứng với thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp (đối với tổ chức nước ngoài).
Nghị quyết cũng nêu rõ: cá nhân nước ngoài được mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải là người đang sinh sống tại Việt Nam, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi về ngoại giao của pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức nước ngoài được mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận hoạt động đầu tư tương ứng với lĩnh vực đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi hết hạn quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải bán, tặng hoặc cho nhà ở đó; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tương ứng với thời hạn ghi trong giấy chứng nhân đầu tư cấp cho doanh nghiệp đó bao gồm cả thời hạn được gia hạn. Trong trường hợp hết hạn đầu tư, giải thể, phá sản thì nhà ở của doanh nghiệp được xử lý theo qui định của pháp luật về đầu tư, về phá sản và theo các qui định khác của pháp luật Việt Nam.
Nghị quyết về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam này có hiệu lực trong vòng 5 năm. Khi Nghị quyết này hết hiệu lực, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua nhà ở Việt Nam tiếp tục được quyền sử dụng đến hết thời gian đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở.
Theo nghị quyết này, 5 đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam là:
1 - Cá nhân có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo qui định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo qui định của pháp luật bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó.
2 - Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng quyết định.
3 - Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu.
4 - Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam.
5 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản nhưng có nhu cầu về nhà ở cho những người nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp đó./.
Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc  (23/05/2008)
Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí  (23/05/2008)
Tổng thống Cộng hòa Ru-an-đa Pôn Ka-ga-mê thăm Việt Nam  (22/05/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên