Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng
TCCS - Ngày 12-9-2023, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 tại Học viện Quốc phòng - trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học quân sự hàng đầu của quân đội và cả nước.
Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Chủ tịch nước đề nghị Học viện Quốc phòng nỗ lực phấn đấu xứng đáng là đầu tàu về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, góp phần tích cực vào xây dựng đội ngũ cán bộ của quân đội, cán bộ cấp chiến lược của Đảng, Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Năm học 2022 - 2023, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, phương châm của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Học viện Quốc phòng đã đẩy mạnh thực hiện “Ba khâu đột phá”: Nâng cao huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Với phương châm: “Lấy người học làm trung tâm”, Học viện đã hoàn thành huấn luyện cho 28 lớp học tập trung với 817 học viên.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện được đẩy mạnh, triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ Quốc phòng; tham gia nghiên cứu tổng kết thực tiễn, nhất là tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tổng kết Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự và nhiều chiến lược khác. Học viện đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hoạch định chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh, quân sự; xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội; về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Cùng với đó, Học viện đã có nhiều cố gắng, đóng góp quan trọng trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế; mở rộng trao đổi tiếp xúc đoàn, nghiên cứu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn quốc tế song phương và đa phương, nhất là trên Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng biểu dương, đánh giá cao những thành tích Học viện Quốc phòng đã đạt được trong năm học vừa qua. Học viện đã quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ thị, chỉ lệnh, kế hoạch của cấp trên về công tác giáo dục - đào tạo, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xác định “chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”. Bên cạnh đó, chủ động cập nhật tình hình, bám sát thực tiễn đất nước, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, sự phát triển của lực lượng vũ trang, quân đội để đưa vào nội dung, chương trình huấn luyện - đào tạo.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, những thành tích, kết quả Học viện Quốc phòng đạt được trong năm học 2022 - 2023 góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, quân đội.
Năm học 2023 - 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, Chủ tịch nước đề nghị Học viện Quốc phòng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện - đào tạo, nhất là đổi mới chương trình đào tạo cán bộ chiến dịch - chiến lược của quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ diện Trung ương quản lý, bảo đảm sát nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, sự phát triển của quân đội; phù hợp với đối tượng tác chiến và phương thức chiến tranh trên thế giới hiện nay.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển khoa học quốc phòng, an ninh, quân sự, Chủ tịch nước cho rằng, Học viện cần kế thừa, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của cha ông, tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới để phát triển lý luận quân sự, quốc phòng, an ninh, nhất là nhận thức mới, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, làm tốt công tác phân tích, nghiên cứu, đánh giá và dự báo chính xác tình hình liên quan đến quốc phòng, an ninh, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp chủ động phòng ngừa, có đối sách phù hợp để bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Cùng với đó, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học đầu ngành của Học viện có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội; có trình độ chuyên môn cao, am hiểu thực tiễn, giàu năng lực sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học. Mỗi giảng viên, cán bộ nghiên cứu phải phấn đấu có sản phẩm nghiên cứu có giá trị được ứng dụng trong thực tiễn. Bằng nghiên cứu của mình góp phần khẳng định và làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, Quân đội ta.
Chủ tịch nước lưu ý mỗi học viên phải ý thức sâu sắc, xác định trách nhiệm, vinh dự của mình khi là học viên của Học viện Quốc phòng, từ đó cùng nhau xây dựng môi trường học tập thân thiện, hiện đại, giàu tính tranh luận, trau dồi tri thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực tư duy để nhận thức đúng vấn đề, có phương pháp, tự tin giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Phải xác định động cơ học tập đúng đắn, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại” như Bác Hồ đã dạy. Mỗi học viên phải luôn rèn luyện lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống; khắc phục tình trạng ngại và lười học tập lý luận chính trị. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong, lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của Học viện. Phải coi thời gian được học tập tại Học viện Quốc phòng là cơ hội, là môi trường để nâng cao trình độ, kiến thức quốc phòng, an ninh, được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các học viên khác.
Về hợp tác quốc tế, Chủ tịch nước đề nghị Học viện tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các học viện, trường đại học quốc phòng - quân sự trên thế giới tiếp tục mở các lớp đào tạo quan chức quốc phòng quốc tế. Đây là những nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong tình hình hiện nay.
Chủ tịch nước lưu ý công tác xây dựng Đảng bộ Học viện vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức; gắn với xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Học viện tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”; tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng và đường lối của Đảng. Học viện không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên và chiến sĩ; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, môi trường sư phạm tiên tiến, mẫu mực, kiên quyết không để tiêu cực xâm nhập vào Học viện.
Chủ tịch nước tin tưởng, với truyền thống vẻ vang 46 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Học viện Quốc phòng nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2023 - 2024; đồng thời xác định bước đi vững chắc trên nền tảng lý luận và thực tiễn quân sự mà quân đội, Đảng ta đã đạt được./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden  (11/09/2023)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  (07/09/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023)  (01/09/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp các Đại sứ: Ireland, Italy, Hàn Quốc, Litva trình Quốc thư  (29/08/2023)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long  (29/08/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh  (27/08/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển