Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: An ninh kinh tế góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế
TCCS - Ngày 13-5-2023, Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng an ninh kinh tế (13-5-1953 - 13-5-2023) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Cùng dự có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, an ninh quốc gia là vấn đề đặc biệt hệ trọng, then chốt, sống còn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và an ninh kinh tế nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, mà lực lượng công an nhân dân làm nòng cốt, lực lượng an ninh kinh tế là trung tâm.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an qua các thời kỳ, lực lượng an ninh kinh tế đã đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, mưu trí, dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và nhân dân giao phó; luôn nhận được sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh kinh tế.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những thành tích, chiến công xuất sắc mà lực lượng an ninh kinh tế đã đạt được trong thời gian qua.
Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, khó lường và khó dự báo hơn. Các vấn đề an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Ở trong nước, mặc dù đạt được những thành quả to lớn như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Song, đất nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mở cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ của lực lượng an ninh kinh tế hết sức nặng nề.
Trước nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, lực lượng an ninh kinh tế kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện đối với công an nhân dân, trong đó có lực lượng an ninh kinh tế; thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về an ninh, trật tự; chủ động thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh kinh tế và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật.
Cùng với đó, lực lượng an ninh kinh tế phải chủ động nắm vững tình hình, nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời từ sớm, từ xa nguy cơ xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, các dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, khu vực có tác động, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế nước ta để kịp thời tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách. Lực lượng an ninh kinh tế cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý về an ninh, trật tự trên lĩnh vực kinh tế; thẩm định yếu tố an ninh, trật tự trong các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý kinh tế; góp phần tích cực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự chủ, đồng thời hội nhập quốc tế tích cực và hiệu quả.
Thủ tướng cho rằng, lực lượng an ninh kinh tế phải luôn đề cao cảnh giác, chủ động tấn công, tích cực phòng ngừa; nhạy bén, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống; phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế, thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch, các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế và các vi phạm pháp luật; tiếp tục tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng tác chiến hiệu quả với các ban, bộ, ngành ở trung ương và địa phương; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong công an nhân dân; chú trọng xây dựng, phát triển phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", làm tốt công tác dân vận, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp bảo đảm an ninh kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng, với truyền thống anh hùng cách mạng 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, sáng mãi tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, lực lượng an ninh kinh tế sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo đảm an ninh kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất tặng Cục An ninh kinh tế và gắn huân chương lên cờ truyền thống của lực lượng an ninh kinh tế; trao các phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước tặng các tập thể, cá nhân của lực lượng an ninh kinh tế./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Giải quyết các đề xuất của Hà Nội bảo đảm khả thi, hiệu quả, kịp thời, đúng hạn  (07/05/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thành công đến từ sự hợp tác, tin tưởng, chung sức, đồng lòng  (22/04/2023)
Thủ tướng Cộng hòa Séc thăm chính thức Việt Nam  (22/04/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ  (20/04/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển