Tỉnh Thái Nguyên tăng cường công tác xây dựng Đảng, phát triển tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp
TCCS - Ngày 14-2-2023, tại thành phố Thái Nguyên, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác xây dựng Đảng, phát triển tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Nguyên kết nối với 12 điểm cầu tại các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, dự và chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Tỉnh ủy, các ban tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và đại diện hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, thời gian qua, mặc dù chịu nhiều tác động của tỉnh hình thế giới và đại dịch COVID-19, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân, Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa duy trì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Kinh tế tiếp tục phát triển và đạt mức tăng 8,59%, cao hơn bình quân chung cả nước (8,02%); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 31 tỷ USD (đứng thứ 4 cả nước, liên tục 4 năm); thu ngân sách năm 2022 đạt trên 19.100 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, vượt 30% so với kế hoạch. Thu hút đầu tư được quan tâm, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài (đến nay tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn là 171 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 10,3 tỷ USD). Các xếp hạng về cải cách thủ tục hành chính, sự hài lòng của người dân với chính quyền được nâng lên, chuyển đổi số đều tăng mạnh, đứng trong top 10 toàn quốc.
Với những kết quả đó, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục được đánh giá là địa phương có môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng, minh bạch với trên 8.850 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng số vốn đăng ký trên 129 nghìn tỷ đồng; qua đó, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp hiệu quả cho thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động; ngoài ra, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào công tác an sinh xã hội của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nhấn mạnh: Nhận thức rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển doanh nghiệp nói chung, trong đó khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thông qua nhiều chủ trương mang tính đột phá trong việc đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Vừa qua, tỉnh đã tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân nhân dịp đầu xuân để ghi nhận, biểu dương những đóng góp, cống hiến của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; đồng thời, thể hiện sự quan tâm, cam kết đồng hành của lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chuyên môn, các địa phương của tỉnh trong quá trình các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng Đảng, phát triển tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng là dịp để cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc phát triển tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xác định, nhận thức rõ công tác phát triển đảng viên là một nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi tổ chức đảng; góp phần tăng cường lực lượng, trẻ hóa đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục đội ngũ của Đảng; trong những năm qua, việc phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, chú trọng và đã đạt nhiều kết quả.
Đến nay, toàn tỉnh có 516 tổ chức đảng trong doanh nghiệp, tăng gấp 1,59 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2015 - 2022, trong khối doanh nghiệp của tỉnh đã kết nạp được 2.726 đảng viên, nâng tổng số đảng viên đang làm việc, công tác tại các doanh nghiệp lên 7.717 đảng viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, còn một số hạn chế, như tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức đảng còn ít so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ đảng viên so với tổng công nhân lao động còn khiêm tốn (chiếm khoảng 1,08%). Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, nên chưa ủng hộ, thực hiện; nhiều tổ chức đảng trong doanh nghiệp chưa kết nạp được đảng viên mới hằng năm, chưa thành lập được tổ chức đảng trong doanh nghiệp FDI,…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 7 khu công nghiệp, 35 cụm công nghiệp, trong đó một số khu công nghiệp có quy mô lớn, như: Yên Bình, Sông Công I, Sông Công II, Điềm Thụy, Nam Phổ Yên,...
Phát huy các lợi thế, tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại, như điện tử và vi mạch bán dẫn; chế tạo máy, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp; công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp sản xuất kim loại; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường trong nước và nước ngoài, như sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử, sản phẩm cơ khí, may mặc, chè,...
Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hội nghị đã nhận được 24 tham luận của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và bí thư cấp ủy cơ sở là lãnh đạo các doanh nghiệp hoặc chủ các doanh nghiệp. Có 13 tham luận trình bày tại hội nghị đã thẳng thắn nêu lên thực trạng, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân; dự báo tình hình và xu thế phát triển; phân tích, làm rõ hơn vị trí, vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy, đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội nghị; đồng thời, đề nghị các đơn vị, địa phương cần tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân, đặc biệt là chủ doanh nghiệp về công tác phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy. Tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ theo hướng thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Tiếp tục tiến hành khảo sát, lập danh sách những lao động là đảng viên trong các doanh nghiệp để làm nòng cốt vận động thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy, cán bộ phụ trách công tác đảng trong doanh nghiệp; quan tâm đến chính sách đãi ngộ, đặc thù cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, hỗ trợ kinh phí, trang bị phương tiện làm việc cho các tổ chức đảng khi được thành lập trong doanh nghiệp tư nhân. Vận động, nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự ủng hộ, tạo điều kiện của chủ doanh nghiệp tư nhân; sự phối hợp của các cấp ủy, chính quyền, các hiệp hội doanh nghiệp, các đơn vị liên quan.
Hội nghị có ý nghĩa thiết thực, là cơ sở quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện hiệu quả công tác phát triển tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái Nguyên  (11/01/2023)
Nâng cao năng lực quản trị bản thân của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức  (15/12/2022)
Kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng về tư tưởng - nhìn từ các cuộc vận động chỉnh đốn Đảng ở miền Bắc Việt Nam (1954 - 1975)  (14/11/2022)
Hà Nội: Đột phá vào những khâu mới, việc khó trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh  (03/11/2022)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm