Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh
TCCS - Ngày 12-2-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giải quyết những kiến nghị nhằm hỗ trợ Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Ninh, trong điều kiện khó khăn chung, song nhờ bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh; quyết liệt, linh hoạt, đổi mới trong tổ chức thực hiện và với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh vẫn đạt các mục tiêu ở mức cao...
Tỉnh Quảng Ninh đề ra mục tiêu, nhiệm vụ từ nay đến năm 2025 tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới sáng tạo; huy động sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD...
Tỉnh Quảng Ninh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành cơ quan phối hợp với tỉnh xây dựng các đề án, cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn, triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Đề án điều chỉnh ranh giới vùng đệm di sản vịnh Hạ Long; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy hoạch khai thác than; phân cấp cho tỉnh được giải quyết thủ tục pháp lý trong hoạt động khai thác, sử dụng đất đá thải mỏ than làm vật liệu san lấp mặt bằng...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu làm rõ những kết quả mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua; phân tích bài học kinh nghiệm; chỉ ra các tiềm năng, thế mạnh và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để Quảng Ninh tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; đồng thời giải đáp các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực và thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt được. Thủ tướng cho rằng, trong thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Quảng Ninh rất quyết liệt, bài bản, hiệu quả. Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, đạt được những kết quả rất quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số hạn chế tỉnh Quảng Ninh cần khắc phục, như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hợp tác công - tư đang chững lại; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và kinh tế biển chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế; nguồn nhân lực chất lượng cao còn yếu và thiếu; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là quản lý tài nguyên, khoáng sản, đất đai, vệ sinh, môi trường... có mặt còn hạn chế.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, Quảng Ninh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; Quảng Ninh như một Việt Nam thu nhỏ; luôn được Trung ương xác định có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại...
Cùng với phân tích tiềm năng, thế mạnh, nêu các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số nhiệm vụ, giải pháp tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện để phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Quảng Ninh kiên trì thực hiện sáng tạo mô hình “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, khai thác tối đa các hành lang giao thông, thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương trong tỉnh.
Tỉnh Quảng Ninh phải quản lý, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; xã hội văn minh, văn hóa phát triển; tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng chất lượng tăng trưởng, theo hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, trong đó có các tuyến giao thông kết nối với Lạng Sơn, Bắc Giang, tuyến đường ven biển, kết nối với Khu du lịch Yên Tử; xây dựng cảng biển như cảng Móng Cái; kết nối giao thông lên các cửa khẩu; mở các đường bay từ sân bay Vân Đồn đến các khu vực như Cần Thơ...
Song song với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh phải coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng cơ quan hành chính các cấp hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ.
Đối với các đề xuất của tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đây đều là những đề xuất chính đáng; cơ bản đồng ý xem xét; giao các bộ, ngành phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xem xét, giải quyết.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc giải quyết các vướng mắc không chỉ đối với từng dự án, vấn đề, vụ việc cụ thể của Quảng Ninh, mà phải tạo ra cơ chế, chính sách cho các vấn đề tương tự ở các địa phương trong cả nước, nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, tránh cơ chế xin - cho./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Brunei Darussalam  (11/02/2023)
Chính phủ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị  (06/02/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai các công trình, dự án trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long  (01/02/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển