Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV
TCCS - Ngày 5-1-2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên.
Trước khai mạc, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phiên khai mạc có sự tham dự của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe: (1) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (3) Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); (4) Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28-7-2021, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19 và tờ trình về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược; (5) Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về Báo cáo của Chính phủ về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28-7-2021, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược; (6) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; (7) Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
Từ 11 giờ, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tại phiên họp, Quốc hội đã nghe: Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Phạm Bình Minh thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ông Lê Minh Chuẩn thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở đoàn về các nội dung nêu trên.
Liên quan đến các nội dung này, tại Tờ trình số 15/TTr-UBTVQH15, ngày 4-1-2023, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ căn cứ xem xét cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Phạm Bình Minh thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ông Lê Minh Chuẩn thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh được dựa trên các văn bản sau: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2020; Nội quy Kỳ họp Quốc hội; Thông báo ý kiến của Bộ Chính trị tại công văn 5731-CV/VPTW, ngày 23-12-2022, của Văn phòng Trung ương Đảng; đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV của ông Phạm Bình Minh, ngày 30-12-2022 và ông Lê Minh Chuẩn, ngày 14-12-2022; ý kiến của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Công văn số 5060/MTTQ-ĐCT và Công văn số 5061/MTTQ-ĐCT, ngày 2-1-2023.
Bên cạnh đó, Tờ trình số 03/TTr-TTg, ngày 4-1-2023, của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 dựa trên các căn cứ sau: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14; xét nguyện vọng cá nhân, tại Công văn số 5731-CV/VPTW ngày 23-12-2022, Bộ Chính trị đã đồng ý để ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 và ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác và nghỉ hưu theo quy định.
Từ 14 giờ, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự, cụ thể như sau:
i) Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở Đoàn về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Phạm Bình Minh và ông Lê Minh Chuẩn, việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.
ii) Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín về việc: Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Bình Minh và ông Lê Minh Chuẩn; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.
iii) Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Phạm Bình Minh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ông Lê Minh Chuẩn thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kết quả: Thứ nhất, Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Phạm Bình Minh thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ông Lê Minh Chuẩn thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh: có 486 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 483 đại biểu tán thành (bằng 96,99% tổng số đại biểu Quốc hội); có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,60% tổng số đại biểu Quốc hội).
Thứ hai, Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026: có 484 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 97,58% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 476 đại biểu tán thành (bằng 95,97% tổng số đại biểu Quốc hội); có 5 đại biểu không tán thành (bằng 1,01% tổng số đại biểu Quốc hội); có 3 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,60% tổng số đại biểu Quốc hội).
iv) Sau đó, Quốc hội đã nghe:
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Quốc hội tiến hành thảo luận ở đoàn về tờ trình của Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang.
- Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo kết quả thảo luận ở đoàn về việc phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang.
- Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả: có 481 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,98% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 481 đại biểu tán thành (bằng 96,98% tổng số đại biểu Quốc hội).
Ngày 6-1-2023: Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về: (1) Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28-7-2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19; (3) Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV  (15/11/2022)
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang thảo luận vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)  (24/10/2022)
Khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV  (20/10/2022)
Tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (25/08/2022)
Bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV  (16/06/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển