Lễ trao giải và tôn vinh 22 sáng kiến vì cộng đồng lần thứ IV năm 2022
TCCS - Ngày 29-11-2022, tại Hà Nội, Lễ trao giải và tôn vinh các tác giả và nhóm tác giả trong Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp đã được tổ chức.
Tới dự buổi lễ có đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; các đồng chí trong Ban Tổ chức cuộc thi, lãnh đạo các đơn vị đồng tổ chức, cùng đông đảo các tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến xuất sắc tham dự cuộc thi.
Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ tư là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước và thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp nối thành công của cuộc thi lần thứ nhất năm 2016, lần thứ hai năm 2018 và lần thứ ba năm 2020, nhằm phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ cộng đồng và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kết nối và nhân rộng những sáng kiến trong toàn dân.
Đây cũng là chương trình thường kỳ được tổ chức hai năm một lần với mục tiêu tìm ra những sáng kiến, ý tưởng, những dự án sáng tạo, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề cộng đồng, xã hội; thúc đẩy và phát huy vai trò, đóng góp của công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nét văn hóa đẹp cho mỗi công dân Việt Nam có trách nhiệm với các vấn đề xã hội, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động, ảnh hưởng lớn đến sự tham gia cuộc thi của nhiều tác giả, song trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV, Ban Tổ chức đã chủ động có sự điều chỉnh sáng tạo, vừa duy trì phối kết hợp với các cơ quan đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề cử, đồng thời gia tăng hoạt động truyền thông, kết hợp tìm kiếm những sáng kiến hữu ích hướng đến cộng đồng; trực tiếp kết nối với các tổ chức, cá nhân thuộc nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực để khuyến khích tự tham gia đề cử… Sau một thời gian phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 400 hồ sơ sáng kiến đăng ký tham gia bình xét. Qua đó, có thể nhận thấy tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đề xuất, dám sáng tạo, dám thực hiện” của các tác giả, nhóm tác giả được thể hiện rõ trong sự đa dạng về lĩnh vực tham gia bình chọn, trong cách lựa chọn đề tài, sáng kiến có tính đột phá, có phạm vi ứng dụng trên diện rộng, mang tính phục vụ lợi ích cộng đồng cao.
Các sáng kiến trong lần bình chọn này tập trung ở một số lĩnh vực, như: y tế, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và đào tạo, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường... Đây đều là những lĩnh vực “nóng”, thu hút sự quan tâm lớn của Chính phủ, của cộng đồng. Điểm khác biệt so với những cuộc thi trước là ở cuộc thi lần này, số lượng sáng kiến đã được hiện thực hóa đưa vào khai thác sử dụng hoặc đang trong giai đoạn ứng dụng thử nghiệm chiếm số lượng áp đảo. Đặc biệt, một số sáng kiến trong lĩnh vực y tế mang tính “phản ứng nhanh” trước tình hình cấp thiết phát sinh do đại dịch, khi đưa vào ứng dụng đã góp phần đem lại hiệu quả thiết thực lâu dài trong công tác phòng, chống dịch, tạo hiệu ứng tốt, được dư luận xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
Căn cứ vào thể lệ, các tiêu chí chấm điểm, qua hai vòng thẩm định với sự làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công tâm của Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo, đã có 165 sáng kiến được bình xét vòng sơ khảo, 40/165 sáng kiến được xét tham gia vòng chấm chung khảo. Kết quả, Ban Tổ chức ra quyết định phê duyệt 22 hồ sơ sáng kiến tiêu biểu được biểu dương trong Lễ Trao giải “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV, năm 2022, bao gồm: 2 Giải A; 4 Giải B; 6 Giải C; 10 Giải Khuyến khích.
Hai sáng kiến đoạt giải A bao gồm: 1- Sáng kiến “Hệ sinh thái nuôi em” của tác giả Hoàng Hoa Trung. Đây là một trong những chương trình thiện nguyện hướng tới trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa có phương thức hoạt động giàu tính sáng tạo, tính lan tỏa cao, minh bạch và đã triển khai trong thời gian dài, mang lại hiệu quả quan trọng. 2- Sáng kiến “Xây dựng mạng xã hội thiện nguyện Việt Nam” của nhóm tác giả Tạ Quốc Đan. Trong đó, app “Thiện nguyện” là giải pháp công nghệ đầu tiên ở Việt Nam giúp các nhà gây quỹ minh bạch hóa và gia tăng tính chuyên nghiệp trong các hoạt động thiện nguyện của mình.
Bốn sáng kiến đoạt giải B bao gồm: 1- Sáng kiến “Xây dựng hệ thống tra cứu chỉ số công tơ và chủ động cảnh báo sản lượng điện bất thường” của nhóm tác giả Nguyễn Thảo Nguyên; 2- Sáng kiến “Phát triển Đội hỗ trợ sơ cứu tai nạn miễn phí cho cộng đồng” của tác giả Phạm Quốc Việt; 3- Sáng kiến “Mì tôm xanh - Hồi sinh trong ánh sáng” của tác giả Vũ Thị Thảo; 4. Sáng kiến “Mắt kính thông minh cho người khiếm thị” của nhóm tác giả Trịnh Quốc Huy.
Sáu sáng kiến đoạt giải C bao gồm: 1- Sáng kiến “Ứng dụng năng lượng mặt trời sấy thân lục bình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ” của tác giả Phan Văn Hiệp; 2- Sáng kiến “Đánh giá hiệu quả của việc lọc máu thay huyết tương ở bệnh nhân bị COVID-19 nặng và nguy kịch và xây dựng quy trình lọc máu thay huyết tương nhằm cải thiện hiệu quả điều trị và làm giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh” của tác giả GS, TSKH, BS. Dương Quý Sỹ; 3- Sáng kiến “Giải pháp giám sát tự động quá trình ghi chỉ số, phúc tra chỉ số trước khi phát hành hóa đơn tiền điện tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng” của tác giả Bùi Văn Minh. 4- Sáng kiến Câu lạc bộ “Môi trường nhí” của tác giả Phạm Công Lương; 5- Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn hoàn chỉnh được lên men (FTMR) từ nguồn lục bình làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở Tây Ninh” của nhóm tác giả Mai Thái Dương; 6- Sáng kiến “HSmart hệ thống cảnh báo, dự đoán dịch bệnh thông minh với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo” của tác giả Vũ Hoàng Thương.
Ngoài ra, còn có mười nhóm tác giả đoạt giải Khuyến khích.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá, sau gần 10 năm thực hiện hoạt động tìm kiếm và biểu dương, với 4 lần trao giải, đã có hàng chục sáng kiến đoạt giải từ chương trình được triển khai ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế, trong đời sống văn hóa - xã hội, mang đến những hiệu quả thiết thực trong công cuộc xây dựng và phát triển chung của đất nước. Những sáng kiến đoạt giải trong Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV một lần nữa làm phong phú thêm những dự án hướng tới và phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của cộng đồng, mang hy vọng ngày càng có nhiều ý tưởng, sáng kiến hữu ích sẽ được đưa vào cuộc sống, phục vụ người dân.
Với mong muốn tiếp tục phát huy những thành tựu đáng ghi nhận đạt được trong các kỳ tổ chức trước đồng thời duy trì một sân chơi bổ ích, ý nghĩa, đậm chất nhân văn, góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị sáng tạo vì sự phát triển đất nước, con người Việt Nam trong tình hình mới, thay mặt Ban Tổ chức, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt chính thức phát động Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ V. Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ V sẽ có thêm sự đồng hành của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Với lực lượng trẻ chiếm số đông trong dân số cả nước, luôn tiên phong trong nhiều hoạt động, trên nhiều lĩnh vực, Trung ương Đoàn sẽ góp phần cùng Ban Tổ chức gia tăng hơn nữa sức ảnh hưởng cuộc thi tới cộng đồng, gia tăng sự đóng góp của quần chúng nhân dân, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của thế hệ trẻ, góp phần không ngừng nâng cao chất và lượng các sáng kiến đoạt giải từ chương trình, cùng thiết thực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày một phồn vinh, hạnh phúc.
Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ V dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến hết quý IV-2023. Lễ trao giải cuộc thi sẽ được tiến hành thực hiện ngay sau khi Ban Tổ chức hoàn thành công tác tiếp nhận và xét bình chọn hồ sơ đăng ký.
Mang ý nghĩa xã hội và tính nhân văn sâu sắc, Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ V được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy và phát huy vai trò, đóng góp các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nét đẹp văn hóa cho mỗi công dân Việt Nam có trách nhiệm với các vấn đề xã hội, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của một nước Việt Nam với khát vọng vươn lên mạnh mẽ./.
Thành ủy Hà Nội quyết tâm lãnh đạo xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe và đời sống nhân dân  (26/11/2022)
Xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"  (26/11/2022)
Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh  (25/11/2022)
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm và làm việc tại Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản  (24/11/2022)
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay