Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
TCCS - Ngày 29-6-2022, tại Hà Nội, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021 - 2026.
Các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Lam, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị trực tiếp còn có các đồng chí: Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng hơn 500 đại biểu thuộc các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện các cơ quan, tổ chức trong nước; đại diện Bộ Ngoại giao (Ban Cán sự đảng Bộ, các cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Bộ, các đơn vị Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài); đại diện một số hội doanh nhân, trí thức kiều bào; các cơ quan thông tấn, báo chí tại Hà Nội.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới gần 200 điểm cầu, bao gồm 63 điểm với sự tham dự của đại diện tỉnh ủy, thành ủy; đại diện các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan báo chí các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện các hội thân nhân kiều bào và gần 100 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và đại diện hội đoàn, doanh nhân, trí thức kiều bào.
Hội nghị được triển khai nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa các cơ quan, tổ chức trực tiếp tham gia công tác người Việt Nam ở nước ngoài; nâng cao ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của công tác người Việt Nam ở nước ngoài; bảo đảm các cơ quan, tổ chức nắm vững chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, tạo sự thông suốt, nhất quán trong triển khai thực hiện giữa Trung ương - địa phương, các ngành, lĩnh vực có liên quan; khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được xác định là “bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Phát biểu đề dẫn tại hội nghị, đồng chí Phạm Quang Hiệu nêu rõ một số kết quả, những tồn tại, hạn chế trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua và những điểm mới, đáng chú ý trong Kết luận số 12-KL/TW và Nghị quyết số 169/NQ-CP. Theo đó, tại Kết luận số 12-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt và hiệu quả hơn Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời nhấn mạnh, việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trong tình hình mới phải thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để đồng bào hướng về quê hương.
Về 6 nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kết luận số 12-KL/TW, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh 4 nhóm nhiệm vụ lớn với những điểm mới. Cụ thể, công tác đại đoàn kết tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW chỉ rõ: Công tác người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và công tác đại đoàn kết đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng được các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và chú trọng triển khai.
Hội nghị nghe 8 tham luận của một số bộ, ban, ngành, địa phương, tập trung vào một số vấn đề trọng tâm được nêu trong Kết luận số 12-KL/TW, Nghị quyết số 169-NQ/CP và kế hoạch triển khai thời gian tới, như: 1- Biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả, phương thức tổ chức dạy và học tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài; 2- Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy trong công tác thông tin đối ngoại tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới; 3- Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của kiều bào; 4- Biện pháp phát huy nguồn lực kiều bào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; 5- Tuyên truyền, vận động, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, bày tỏ sự nhất trí với các ý kiến tham luận tại hội nghị và nội dung tham luận của các cơ quan. Trên cơ sở ý kiến trao đổi của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ một số vấn đề trong quán triệt tinh thần, chủ trương, định hướng lớn của Kết luận số 12-KL/TW và Nghị quyết số 169-NQ/CP.
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt sâu rộng ở các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức đoàn thể về chủ trương, quan điểm, phương châm và các định hướng lớn đã đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị cũng như các nhiệm vụ Chính phủ đã giao trong Nghị quyết số 169-NQ/CP. Muốn thực hiện đúng đường lối, chủ trương, trước hết cần thống nhất nhận thức, bởi từ nhận thức đúng đắn mới chuyển hóa thành hành động đúng đắn. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cần được tiếp tục triển khai sâu rộng, thường xuyên, sáng tạo và hiệu quả để cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương, quan điểm, định hướng và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Hai là, đẩy mạnh chuyển hóa chủ trương thành hành động thực tiễn để các chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài mang lại kết quả cụ thể và thiết thực cho đất nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Do mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi địa bàn có tính chất, đặc thù khác nhau, vì vậy, trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương, cần vận dụng linh hoạt, không rập khuôn, cứng nhắc. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về việc người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam cần được thấm nhuần trong nhận thức, vận dụng linh hoạt trong các cấp, các ngành, các địa phương. Theo đó, mỗi ngành, mỗi địa phương cần quan tâm đến bộ phận người dân là người Việt Nam ở nước ngoài trong xây dựng và triển khai các chính sách, quy định của ngành, địa phương mình, nhất là đánh giá các chính sách, quy định đó mang lại lợi ích, tạo thuận lợi hay gây khó khăn gì đối với bà con. Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục khẳng định chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương thống nhất, nhưng phương thức, cách làm và mô hình thực hiện ở mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi địa bàn là khác nhau. Như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”, nên từng ngành, từng địa phương và từng địa bàn xuất phát từ thực tiễn của đất nước, ngành, địa phương và địa bàn của mình, sẽ đề ra và thực hiện hiệu quả các kế hoạch, biện pháp, giải pháp cụ thể, khả thi và thiết thực. Có như vậy, các chủ trương đúng đắn trong các nghị quyết, chỉ thị và kết luận của Bộ Chính trị mới thực sự đi vào cuộc sống.
Ba là, công tác người Việt Nam ở nước ngoài là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Do vậy, việc tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành, các địa phương và đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng để triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Cần tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương và Bộ Ngoại giao (thông qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) và các ngành trong nghiên cứu, tham mưu, điều phối, hướng dẫn và đôn đốc việc triển khai các chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay, một số tỉnh, thành phố đã thành lập bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là cách làm phù hợp, cần tiếp tục phát huy ở các địa phương.
Đồng chí Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ Ngoại giao mong muốn nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các địa phương để triển khai hiệu quả Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 169-NQ/CP của Chính phủ. Trong đó, trọng tâm là: 1- Phối hợp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để tham mưu cho Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhất là tới đây chuẩn bị tổng kết gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/CP của Bộ Chính trị khóa IX; 2- Đẩy mạnh các giải pháp phát huy hiệu quả nguồn lực của kiều bào đóng góp cho phát triển đất nước; 3- Triển khai các biện pháp tổng thể về hỗ trợ kiều bào, nhất là ở những địa bàn khó khăn, để có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và hội nhập vào xã hội sở tại; 4- Đổi mới, hoàn thiện các chính sách, quy định để tạo thuận lợi cho bà con về nước làm việc, đầu tư, kinh doanh để đóng góp cho phát triển đất nước và quê hương; 5- Hỗ trợ bà con giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức dạy và học tiếng Việt, quảng bá truyền thống và bản sắc văn hóa đến các thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; 6- Xây dựng, triển khai các chính sách, biện pháp củng cố và phát triển các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài thực sự đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa bà con với quê hương, đất nước; 7- Tiếp tục xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Bốn là, công tác người Việt Nam ở nước ngoài là một nhiệm vụ quan trọng của công tác đối ngoại. Việc quán triệt, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong ngành ngoại giao. Vì vậy, cán bộ, đảng viên trong ngành ngoại giao cần nghiêm túc học tập, nghiên cứu để nắm vững các quan điểm, nội dung cốt lõi, nhất là các chủ trương, định hướng và nhiệm vụ mới mà Đảng và Nhà nước đặt ra đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.
Nhân hội nghị quan trọng này, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng Kết luận số 12-KL/TW và Nghị quyết số 169-NQ/CP trong đơn vị, cơ quan mình phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, cụ thể hóa bằng kế hoạch, đề án, chương trình và vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực hiện công tác người Việt Nam ở nước ngoài tại địa bàn, góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Mỗi cơ quan đại diện phải luôn xứng đáng là mái nhà chung cho đồng bào ta ở nước ngoài, thấm đượm tình nghĩa đồng bào, “con Hồng, cháu Lạc, phải thương nhau cùng”. Bộ trưởng cũng bày tỏ hy vọng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý thống nhất và hiệu quả của Nhà nước, sự đồng thuận và vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng sức, đồng lòng của đồng bào ta ở trong và ngoài nước, việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW, Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 169-NQ/CP của Chính phủ sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn, đóng góp quan trọng vào thực hiện khát vọng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.
Thể lệ Cuộc thi tác phẩm báo chí về đề tài "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2022 - 2025  (05/06/2022)
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII và ra mắt cuốn sách “Rạng danh Tổ quốc , cơ đồ Việt Nam - Dấu ấn 2021”  (20/04/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam luôn đề cao và ủng hộ tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế trong nỗ lực chung phòng, chống dịch bệnh  (15/03/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam