Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ Belarus và Ai Cập trình Quốc thư
TCCS - Ngày 13-4-2022, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Belarus Vladimir Baravikov và Đại sứ Ai Cập Amal Abdel Kader Elmorsi Salama trình Quốc thư.
Tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Belarus, ông Vladimir Baravikov, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng đại sứ nhận nhiệm vụ tại Việt Nam; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Belarus, nhất là trong giai đoạn 30 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Chủ tịch nước tin tưởng trong nhiệm kỳ mới, ngài đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, Đại sứ Belarus Vladimir Baravikov cho biết sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển toàn diện. Khẳng định Belarus coi trọng quan hệ truyền thống với Việt Nam, đại sứ cho biết, sắp tới, lãnh đạo cấp cao Belarus sẽ thăm Việt Nam để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước. Trên cơ sở hai nước luôn ủng hộ lập trường của nhau trong các khuôn khổ quốc tế, đại sứ khẳng định, Belarus ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Belarus đánh giá cao việc Việt Nam công nhận hộ chiếu vaccine của Belarus, tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước giao lưu, hợp tác.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Belarus là một trong những nước đầu tiên công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam; cảm ơn Belarus ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Trên đà phát triển tích cực của hợp tác thương mại hai nước năm ngoái, đạt gần 169 triệu USD, cao hơn cả trước khi đại dịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Belarus tạo điều kiện thuận lợi để có thêm nhiều hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, thủy hải sản vào thị trường Belarus, qua đó góp phần cân đối cán cân thương mại giữa hai nước. Hai bên cần thúc đẩy các biện pháp hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là hợp tác giữa Ủy ban liên chính phủ hai nước.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Belarus đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam học tập, lao động, sinh sống tại Belarus đặc biệt trong đại dịch Covid-19; mong muốn Chính phủ Belarus tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người Việt Nam sinh sống tại Belarus trong thời gian tới.
Tiếp Đại sứ Cộng hòa Ả rập Ai Cập, bà Amal Abdel Kader Elmorsi Salama trình Quốc thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Amal Abdel Kader Elmorsi Salama nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập tại Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Ai Cập và coi Ai Cập là đối tác ưu tiên hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi. Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò và vị thế quan trọng của Ai Cập tại châu Phi và trên thế giới.
Đại sứ Ai Cập trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước dành thời gian tiếp và gửi lời chào của Tổng thống Ai Cập tới Chủ tịch nước. Đại sứ Ai Cập đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN, Liên hợp quốc… Với những hiệp định hợp tác hai nước đã ký kết, đại sứ đề nghị hai bên rà soát và thúc đẩy triển khai để mang lại hiệu quả hơn nữa. Nhân dân Ai Cập luôn đánh giá cao nền văn hóa đặc sắc cũng như lịch sử của Việt Nam, đại sứ mong muốn hai bên có có nhiều biện pháp thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực văn hóa, bởi Ai Cập cũng là quốc gia có nền văn hóa độc đáo.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hài lòng về hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục… giữa hai nước có sự tăng trưởng tích cực ngay trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; đồng thời đề nghị trên cơ sở tiềm năng hợp tác còn rất lớn, các cơ quan chức năng hai nước cần tăng cường phối hợp để khai thác hiệu quả hơn. Cụ thể là thúc đẩy các cuộc tiếp xúc cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như Ủy ban liên chính phủ, tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao. Hai nước cũng cần tiếp tục phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết.
Chủ tịch nước đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác để sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 1 tỷ USD mỗi năm. Việt Nam luôn mở cửa và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Ai Cập. Chủ tịch nước mong muốn Ai Cập duy trì cấp học bổng đào tạo tiếng Ả-rập cho sinh viên Việt Nam; xem xét cấp học bổng đào tạo cán bộ, chuyên gia về tiêu chuẩn Halal cho Việt Nam. Việt Nam và Ai Cập đều rất nổi tiếng với nền văn hóa và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Chủ tịch nước đề nghị hai nước sớm có đường bay thẳng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch giữa hai bên./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Những vấn đề mới, đột phá trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045  (17/03/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đại sứ trình quốc thư  (09/03/2022)
Ứng phó với biến đổi khí hậu là lĩnh vực hợp tác mang tầm chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ  (24/02/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển