Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính sách, pháp luật về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp
TCCS - Ngày 14-2-2022, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Dự hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo; các thành viên của Ban Chỉ đạo và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương.
Tại hội nghị, sau khi nghe Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo cụ thể những nội dung làm được, những nội dung chưa làm được, những vấn đề cần xin ý kiến Ban Chỉ đạo..., các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những quan điểm, mục tiêu mới, nhất là quan điểm về đổi mới thể chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn tới, phát huy nguồn lực từ đất đai, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện chính kiến, sát thực tiễn tại hội nghị. Các ý kiến đều đánh giá cao công tác chuẩn bị tài liệu cho hội nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ Biên tập; việc triển khai các nhiệm vụ thời gian qua của Thường trực Ban Chỉ đạo rất tổng thể, toàn diện, bài bản, với việc tổ chức các hội thảo, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, trên quan điểm bám sát Nghị quyết số 19-NQ/TW, kết hợp với việc tổng kết thực hiện Luật Đất đai, bám sát tình hình, rút ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, nêu bật mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, việc tổ chức thực hiện thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất đai là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mọi người dân, nên việc tổng kết cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đồng thời giải quyết được các vấn đề có tính chất cụ thể, ngắn hạn trong từng giai đoạn, giải phóng tối đa, khai thác, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai phục vụ phát triển đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ một số nguyên tắc cơ bản mà việc tổng kết nghị quyết cần lưu ý là, việc sửa đổi Luật Đất đai bảo đảm đồng bộ với các luật có liên quan; phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam; việc điều chỉnh các quan hệ đất đai phải coi trọng hơn nữa vai trò của thị trường; các chính sách được ban hành không thể bao phủ toàn bộ các góc cạnh của cuộc sống nhưng cần tháo gỡ được các khó khăn, ách tắc trong thực tế cả về thể chế và khâu tổ chức thực hiện; tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai theo hướng ai làm tốt hơn thì giao nhiệm vụ, cá thể hóa trách nhiệm, phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và đội ngũ cán bộ, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và danh nghiệp…
Theo đó, với những vướng mắc về thể chế, cần nêu rõ vướng mắc ở đâu, chủ thể nào, đối tượng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, khi đưa ra chính sách mới cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, đánh giá tác động hết sức chặt chẽ, toàn diện, bảo đảm chính sách đi vào cuộc sống, thực hiện có hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu phân định rõ hơn vai trò của Nhà nước khi đại diện chủ sở hữu và khi thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài hạn, đột phá, ổn định nhưng linh hoạt, mang tính tổng thể, toàn diện, liên thông. Việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, bảo đảm cuộc sống người dân phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ Biên tập và các cơ quan có liên quan khẩn trương tiếp thu tối đa các ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các đối tượng mà các quy định của pháp luật về đất đai có điều chỉnh, có quyền lợi, nghĩa vụ để chắt lọc, thống nhất, hoàn thiện các báo cáo, dự thảo, trình cấp có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất bảo đảm tiến độ, chất lượng./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học đường  (11/02/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cả nước cơ bản đạt các mục tiêu trong việc tổ chức đón tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 an toàn, vui tươi, lành mạnh  (04/02/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật không chỉ để quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương mà còn mở ra cơ hội để phát triển  (19/01/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam