Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phải đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới
TCCS - Ngày 20-11-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia với ban chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố để đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua và bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Dự họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương. Dự họp tại các điểm cầu ở các địa phương có bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cuộc họp này nhằm rà soát, kiểm điểm sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và hướng dẫn số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu trên cơ sở thực tiễn, xem xét về những vấn đề đã đạt được, những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện để có điều chỉnh kịp thời, nhằm thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh và khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đề nghị lãnh đạo các địa phương nêu những yêu cầu, nhất là về vaccine, thuốc điều trị COVID-19, vật tư y tế để địa phương có điều kiện phòng, chống dịch hiệu quả hơn.
Phát biểu tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương và các tỉnh, thành phố cho rằng việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP và Hướng dẫn theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT đã mang lại hiệu quả cao, dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế - xã hội dần được khôi phục và phát triển; khẳng định giải pháp đang thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương là phù hợp, đúng hướng.
Lãnh đạo các địa phương cũng nêu một số khó khăn, như tốc độ tiêm vaccine, nhất là vaccine cho trẻ em còn chậm; hệ thống y tế cơ sở mặc dù được củng cố song vẫn chưa yên tâm nếu xảy ra các ổ dịch lớn; việc nới lỏng di chuyển, người dân từ các thành phố lớn trở về quê nếu không có biện pháp bảo đảm an toàn rất dễ xảy ra lây lan dịch bệnh; đặc biệt, tuy ý thức của người dân về phòng, chống dịch được nâng lên, song vẫn có một số người có biểu hiện lơ là, mất cảnh giác...
Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan cũng phân tích, giải đáp về những thành công, kết quả và những vướng mắc, hạn chế trong phòng, chống dịch; nguyên nhân và các biện pháp cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, như: Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triến kinh tế - xã hội; tăng cường các biện pháp giám sát dịch bệnh; kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, truy vết nhanh nhất có thể; sẵn sàng thiết lập các trạm y tế lưu động tại các khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng; sẵn sàng nguồn lực, xây dựng các phương án đáp ứng dịch bệnh...
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và hướng dẫn số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; bên cạnh đó tình hình kinh tế - xã hội đã khởi sắc: Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ; thu hút vốn FDI, xuất khẩu đều tăng khá… Qua đó cho thấy việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP và hướng dẫn về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là kịp thời, đúng hướng, sát thực tế.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 có diễn biến không như mong muốn, số ca mắc và số ca tử vong cao hơn những ngày trước đó. Nguyên nhân có cả khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chính, như: Vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng chủ quan, lơ là; nhận thức về tiêm vaccine chưa thấu đáo; hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở nhiều lúc, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; tốc độ tiêm chủng vaccine chưa đạt mục tiêu, yêu cầu; công tác phối hợp giữa các địa phương để quản lý di chuyển của người dân chưa chặt chẽ nên có lúc gây khó khăn trong di chuyển, song có lúc lỏng lẻo, thiếu an toàn; công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát có nơi, có lúc làm chưa tốt, thậm chí thiếu quyết liệt; việc thu dung, phân loại ca nhiễm để điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở chưa tốt...
Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả hơn trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tổ chức tổng kết, đánh giá về tình hình và các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đợt thứ 4, để hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 trình cấp có thẩm quyền.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương sớm hoàn thiện kế hoạch, kịch bản thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời có kế hoạch hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra dịch bệnh; phối hợp để người dân di chuyển giữa các địa phương thuận lợi và an toàn; tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, phấn đấu hết năm 2021 hoàn thành tiêm vaccine đủ 2 mũi cho người dân từ 18 tuổi trở lên, có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em và tiêm vaccine mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Đặc biệt, chủ động đáp ứng thuốc điều trị COVID-19, trong đó cắt giảm thủ tục hành chính để phân bổ ngay thuốc điều trị cho các địa phương./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ  (20/11/2021)
Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh  (19/11/2021)
Hà Nội nỗ lực hồi phục ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới  (18/11/2021)
Quảng Ninh: Bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”  (17/11/2021)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc  (15/11/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng  (15/11/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam