Bộ Chính trị cho ý kiến về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
TCCS - Ngày 25-6-2021, tại Hà Nội, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị, lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
Sau khi nghe đại diện Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo, ý kiến của các cơ quan và Bộ Chính trị thảo luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận nêu rõ, các đợt dịch COVID-19 trong năm 2020, năm 2021 diễn biến rất phức tạp, đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tại các tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao; việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư hoan nghênh, đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc triển khai chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ngay từ khi dịch mới bắt đầu bùng phát trong năm 2020 có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, góp phần hỗ trợ người dân, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, nhờ đó hạn chế những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, góp phần phục hồi sản xuất, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân, tiếp tục nâng cao niềm tin trong nhân dân về các chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, mặc dù đã đạt được một số thành tựu, kết quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, vì thế không được chủ quan. Đối với những người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, chúng ta có chủ trương hỗ trợ để tiếp tục bảo đảm sản xuất, vừa chống dịch, vừa phải bảo đảm sản xuất, kinh doanh.
Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trên cơ sở bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 07-KL/TW, ngày 11-6-2021, về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội; rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và các biện pháp hỗ trợ của các nước để tập trung rà soát, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ một cách cụ thể, xây dựng định mức hỗ trợ phù hợp, bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực.
Bộ Chính trị giao cho Ban Cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, sớm ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng được hưởng. Chính phủ sớm ban hành nghị quyết về việc này, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện, tránh thủ tục phiền hà.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình thực tiễn và diễn biến dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện chính sách./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới  (24/06/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chậm nhất tháng 6-2022 phải có vaccine COVID-19 sản xuất trong nước  (24/06/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam