Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
TCCS - Ngày 21-6-2021, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công an 6 tháng đầu năm 2021 nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác từ đầu năm đến nay, quán triệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân trong cả năm 2021.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, trong bối cảnh tình hình yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra rất khẩn trương, rất cấp bách, từ đầu năm đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương, sự ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, tập trung triển khai quyết liệt các chương trình, kế hoạch, các giải pháp công tác đề ra nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu năm 2021 là: giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tuy nhiên, thực tiễn nhanh chóng của tình hình hiện nay đòi hỏi kịp thời sơ kết, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc kết quả công tác từ đầu năm 2021 đến nay, dự báo sát diễn biến của tình hình, từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh các chủ trương, biện pháp công tác để thực hiện thắng lợi, mục tiêu, yêu cầu đã đề ra năm 2021 và những năm tiếp theo.
Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả các mặt công tác công an 6 tháng đầu năm 2021 và những giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021, một số báo cáo chuyên đề. Hội nghị tập trung thảo luận và thống nhất chương trình hành động để thực hiện thắng lợi các mặt công tác trọng tâm và yêu cầu cấp bách cần giải quyết cho đến hết năm 2021. Đặc biệt là định hướng những công việc, bước đi, lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII...
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những thành tựu, kết quả chung của cả nước đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng, trực tiếp, to lớn của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Trong tình hình dịch bệnh, diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự, Bộ Công an đã phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nhân dân để tập trung huy động lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự; nhất là xây dựng các phương án, kế hoạch và triển khai bảo vệ an ninh, an toàn tuyệt đối cho các sự kiện chính trị quan trọng nhất của đất nước là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
Lực lượng công an đã tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; triển khai quyết liệt các biện pháp với chất lượng điều tra, khám phá được nâng lên; kiềm chế được sự gia tăng của nhiều loại tội phạm, nhất là tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm hình sự. Lực lượng công an đã đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, đánh trúng nhiều tổ chức tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", cờ bạc, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ...
Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan tư pháp, thanh tra, kiểm toán để phát hiện, điều tra, chuyển cơ quan chức năng truy tố, xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, thu hồi cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cùng với đó là triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản hoàn thành hai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Đến nay đã thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân đạt 107,8 %, vượt chỉ tiêu đề ra.
"Bao nhiêu năm chúng ta chưa làm được, thì 6 tháng vừa qua, chúng ta đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Đây là cơ sở dữ liệu hết sức chiến lược. Trong dịp này, nhiều người già, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn được lực lượng công an trực tiếp phục vụ, hỗ trợ. Để thực hiện Luật Căn cước công dân, lực lượng công an các cấp đã làm ngày làm đêm để hoàn thành", Chủ tịch nước ghi nhận.
Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, cùng với các lực lượng y tế, quân đội, Công an nhân dân Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò tích cực của lực lượng tuyến đầu nòng cốt. Toàn ngành đã phối hợp thực hiện nắm địa bàn với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú người nước ngoài, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới...
Một số vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch, lực lượng công an đã điều tra, xử lý nghiêm, từ đó cảnh tỉnh nhiều cá nhân, tổ chức, không chỉ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn ở nhiều địa phương, đặc biệt là tình trạng đưa người nước ngoài vào Việt Nam trái phép.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, trong đó công tác chính trị, tư tưởng được tăng cường, quan tâm hơn. Bộ Công an đã chú trọng chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ gắn với việc bố trí, sắp xếp cán bộ, kiện toàn tổ chức với xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Uy tín, năng lực, phẩm chất của đội ngũ đã cố gắng ngang tầm nhiệm vụ, tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương và chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ, nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, người đứng đầu.
Chủ trương xây dựng công an xã, thị trấn chính quy đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện, tạo "tấm lá chắn" bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở. Hiện nay đã bố trí 45.000 công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã tại 63 địa phương nhằm tăng cường, phát huy sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống, phòng ngừa tội phạm ngay từ cơ sở.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần rút kinh nghiệm.
Trước hết, tình hình tội phạm về trật tự, an toàn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp, có lúc có nơi gây bức xúc trong nhân dân. Tỷ lệ điều tra làm rõ các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng mới đạt 88,61% và tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đạt 71,19%, chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú người nước ngoài đã bộc lộ nhiều sơ hở trong thời gian qua. Công tác phòng cháy, chữa cháy còn kém hiệu quả, có vụ cháy xảy ra gây chết nhiều người từ tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...
Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng có nhiều tiến bộ, nhưng công tác đấu tranh ngăn chặn các hoạt động chống phá trên không gian mạng, đặc biệt là trên mạng xã hội còn nhiều khó khăn. Công tác xây dựng lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ cũng còn nhiều bất cập, còn nhiều cán bộ, chiến sĩ sai phạm kỷ luật. 6 tháng đầu năm có 454 cán bộ, chiến sỹ bị xử lý kỷ luật.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch nước nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành công an càng phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn.
Đảng bộ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, trong đó cần tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, đầy đủ Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết lần thứ VII của Đảng ủy Công an Trung ương, trong đó lưu ý quán triệt sâu sắc những điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và những vấn đề mới với chủ trương, các giải pháp về bảo vệ an ninh quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Quan tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam cách mạng, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Lực lượng công an phải tiếp tục giữ vai trò đi tiên phong, đi đầu trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn nhưng phải bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo phương châm "bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở".
Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ huy, phân cấp, phân công cụ thể trong công tác; tổ chức cán bộ gắn với quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy. Thủ trưởng đơn vị đề cao trách nhiệm, nêu gương, tinh thần chủ động, năng động, quyết liệt của người đứng đầu. Kiên quyết thay thế người đứng đầu để tội phạm lộng hành, để tình hình phức tạp xảy ra bởi những hành vi vi phạm nghiêm trọng của cấp dưới.
Công an chính quy cấp xã phải sát dân, phải chủ động giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong dân, không được để nhân dân "ngại" công an. Lực lượng công an xã, công an huyện, công an tỉnh, thành phố đều đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị. Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Công an tổng kết vấn đề xây dựng các lực lượng này.
Lực lượng công an nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm tình hình, đánh giá, dự báo về chính sách, chiến lược của quốc tế và khu vực; các tình huống phức tạp, nhất là ở biên giới, các địa bàn chiến lược; âm mưu hoạt động chống phá các thế lực thù địch, phản động; phân tích, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước để không bị động, bất ngờ. Lực lượng công an tăng cường hơn nữa công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú đối với người nước ngoài; ngăn chặn việc nhập cảnh, nhập cư trái phép dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chủ động bảo đảm an ninh kinh tế, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về kinh tế - xã hội. Về tội phạm kinh tế, tham nhũng, Bộ Công an cần chủ động tham mưu, báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách phòng, chống, đấu tranh, xử lý hiệu quả. Bảo đảm an ninh mạng, ngăn chặn sự chống phá trên không gian mạng, đặc biệt là trên mạng xã hội, nâng cao năng lực hoạt động bảo vệ an ninh, an toàn hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia.
Lực lượng công an tiếp tục tăng cường các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kéo giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội theo chỉ tiêu đề ra. Trong đó tập trung tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy,...
Ngành công an tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, kiện toàn tổ chức các cơ quan điều tra các cấp trong lực lượng Công an nhân dân nâng cao chất lượng điều tra, khám phá tội phạm theo phương châm tuân thủ Hiến pháp, thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai. Lực lượng công an đẩy mạnh điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Cư trú sửa đổi. Bộ Công an phối hợp các bộ, ngành triển khai có hiệu quả Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres  (19/06/2021)
Kỳ họp thứ 4 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (17/06/2021)
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới  (17/06/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio  (16/06/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Học viện Quân y  (11/06/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển