Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện quy trình bầu các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
TCCS - Ngày 2-2-2021, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đã họp Kỳ thứ nhất. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung sau:
1- Thực hiện quy trình bầu các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2- Phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Triển khai xây dựng Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII; tờ trình sửa đổi, bổ sung Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016, của Ban Chấp hành Trung ương, về thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định; triển khai một số nhiệm vụ công tác trọng tâm trong thời gian tới.
* Trước đó, ngày 31-1-2021, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII gồm 19 đồng chí. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Danh sách các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII  (01/02/2021)
Kết thúc phiên thảo luận sôi nổi, nhiều ý kiến có giá trị được bổ sung vào các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng  (28/01/2021)
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính điều hành phiên thảo luận dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng  (27/01/2021)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: Tập trung cao độ phục vụ Đại hội XIII của Đảng  (07/01/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển