Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX: Hà Tĩnh huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước
TCCS - Ngày 15-10-2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã khai mạc với chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Hà Tĩnh; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; bảo đảm quốc phòng - an ninh; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Đại hội. Dự Đại hội còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kỳ; cùng 347 đại biểu ưu tú đại diện cho gần 99.000 nghìn đảng viên của 17 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.
Phát biểu khai mạc đại hội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, mặc dù trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đưa tỉnh nhà vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Với phương châm Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX là đại hội của trí tuệ, trách nhiệm cao, đầy tâm huyết, khát vọng phát triển tỉnh nhà trong thời gian tới, với mục tiêu: “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh bảo đảm, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ; phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước".
Trình bày báo cáo chính trị tại Đại hội, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng khẳng định, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhờ phát huy cao dân chủ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã giành được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong nhiệm kỳ, Tỉnh ủy ban hành 13 nghị quyết, 43 chỉ thị, 159 kết luận trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Kinh tế - xã hội đạt kết quả khá, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 6%; quy mô nền kinh tế tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên gần 65 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 36 triệu đồng; tổng thu ngân sách đạt 57.700 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động đạt trên 164 nghìn tỷ đồng... Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có trên 90% số xã và có 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 13 xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu; thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh hoàn thành xây dựng nông thôn mới...
Dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đánh giá cao báo cáo chính trị và các văn bản do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII trình Đại hội; thể hiện tinh thần trách nhiệm, bao quát, toàn diện, tính xây dựng và tính chiến đấu cao. Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sự cố ô nhiễm môi trường biển Vũng Áng, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với quyết tâm chính trị rất cao, đã phát huy truyền thống cách mạng hào hùng và nền văn hóa lịch sử đặc sắc, kế thừa thành tựu của những nhiệm kỳ trước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Đồng thời, đồng chí Phạm Minh Chính nêu ra một số hạn chế mà tỉnh Hà Tĩnh cần phải nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới, như: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn hạn chế; một số chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII chưa đạt; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, nhất là về đất đai, tài nguyên và môi trường...
Đồng chí Phạm Minh Chính yêu cầu Đảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, những kết quả của nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các nhiệm kỳ vừa qua để tiếp tục kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã gợi mở và làm rõ thêm một số nhiệm vụ trọng tâm để Đại hội nghiên cứu thêm:
Một là, tiếp tục giữ gìn, nâng niu, trân trọng, củng cố, vun đắp đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ.
Hai là, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; lấy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh; nhu cầu thị trường, các ngành mới nổi và tăng năng suất lao động làm định hướng.
Bốn là, giữ gìn và phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực cho phát triển bền vững; trong đó lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích.
Năm là, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, trên cơ sở xây dựng Hà Tĩnh thành khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh, quốc phòng; phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Sáu là, những năm tới, dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi với diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, có tác động nhiều mặt đến đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Vì vậy, Đảng bộ Hà Tĩnh cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những yếu tố tác động. Ngoài việc phát huy nội lực, tỉnh cần chủ động tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, bộ, các ngành, các địa phương trong cả nước.
Trong 5 năm qua, lĩnh vực kinh tế - xã hội đạt kết quả khá, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 6%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên gần 65 triệu đồng. Thu nhập tăng từ 23 triệu đồng lên 36 triệu đồng. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 45,8%, dịch vụ 41,3%, nông nghiệp còn 12,9%. Công nghiệp tiếp tục đóng vai trò động lực của nền kinh tế. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 70 triệu đồng lên 90 triệu đồng trên một hécta. Xây dựng nông thôn mới đạt thành tựu nổi bật, dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 90% số xã và 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 9,7 lần so với năm 2015. Việc huy động vốn tăng trưởng bình quân đạt 16,5% trên năm. Dư nợ tín dụng tăng bình quân 17,6% trên năm; thu hút đầu tư đạt kết quả khá.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được chú trọng, chất lượng giáo dục toàn diện cơ bản được giữ vững. Bộ máy tổ chức ngành y tế được sắp xếp tinh gọn, từng bước triển khai việc quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho nhân dân. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội bảo đảm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hà Tĩnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế về một số mặt, như việc nắm tình hình, diễn biến và định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và việc xử lý một số vụ việc phát sinh từ cơ sở có thời điểm chưa kịp thời; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sự phát triển thiếu bền vững, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng...
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hà Tĩnh phấn đầu trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; lĩnh vực văn hóa - xã hội tiến bộ; nền quốc phòng - an ninh được bảo đảm, là một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ. Đời sống nhân dân được cải thiện. Đến năm 2025, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh sẽ đạt mức cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ. Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 53 đồng chí. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Hoàng Trung Dũng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Trần Thế Dũng và đồng chí Trần Tiến Hưng được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã bầu 11 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Hà Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đại hội bế mạc vào ngày 16-10-2020./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á  (15/10/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI: Thành phố Hải Phòng quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (15/10/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển