Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển”
TCCS - Ngày 27-6-2020, Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Hội nghị là minh chứng cho quyết tâm của Hà Nội vừa chiến thắng đại dịch COVID-19, đồng thời với "chiến thắng" trên mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại hội nghị.
Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương; các chuyên gia, nhà nghiên cứu; đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt là hơn 1.200 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nêu rõ, hội nghị tìm kiếm những giải pháp căn cơ nhằm tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020, tăng trưởng GRDP cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước và phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2020 là 285.000 tỷ đồng
.
Đánh giá cao ý nghĩa, quy mô của hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là một dấu ấn của Thủ đô và cả nước kiểm soát tốt tình hình, làm tốt công tác phòng, chống COVID-19; không để đứt gãy nền kinh tế; vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; an sinh xã hội được bảo đảm.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, hội nghị có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, với một chính quyền sáng tạo, tiên phong, không ngừng phát triển. Với tinh thần chân thành, hợp tác hài hòa giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân trong một tầm nhìn dài hạn, hội nghị chính là thông điệp quan trọng thu hút và kêu gọi đầu tư của Hà Nội và Việt Nam. Thành công của hội nghị cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào đường lối, chính sách phát triển của Việt Nam.
Nhắc đến vai trò tiên phong của Hà Nội, Thủ tướng cho rằng, Hà Nội đã tích cực đối thoại, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhờ sự năng động của các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị, Hà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhiều dự án quy mô lớn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, với vị thế mới của mình, Hà Nội cần vươn lên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á. Vì vậy, Hà Nội không đặt mục tiêu cạnh tranh với các địa phương khác trong nước, mà phải vươn tầm cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực như Băng Cốc, Jarkarta, Thượng Hải, Manila... Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, Thủ tướng chỉ rõ, câu trả lời trước hết là Hà Nội phải đạt được 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển.
Hà Nội cần có chất lượng thể chế tốt, tranh thủ các cơ chế đặc thù hiện có, đặc biệt là nghị quyết mới đây của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần tận dụng thời cơ, chủ động hơn nữa, tìm những mô hình phát triển mới, thâm nhập mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tận dụng tối đa lợi thế về địa chính trị, kinh tế của Việt Nam và vùng Thủ đô. Làm tốt công tác quy hoạch không gian kinh tế sao cho hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong vùng. Hà Nội cần có cơ chế thu hút các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, nhân lực chất lượng cao, giữ gìn bản sắc văn hóa, coi trọng bảo vệ môi trường, xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp.
Tại hội nghị, Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội khắc phục một số hạn chế, như chất lượng tăng trưởng chưa cao, môi trường đầu tư được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế; tổ chức bộ máy quản lý nNhà nước chưa hiệu quả; tình trạng di dân quá nhanh, gây quá tải về kết cấu hạ tầng; vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Thu nhập bình quân đầu người Hà Nội hiện đạt gần 5.500 USD/năm và nếu duy trì được tăng trưởng bình quân 9%/năm thì chỉ trong vòng 10 năm tới, đến năm 2030, Hà Nội sẽ chạm ngưỡng nền kinh tế có thu nhập cao. Mục tiêu tối thiểu Hà Nội cần đặt ra là phải cán đích nền kinh tế có thu nhập cao trước mục tiêu 2045 của cả nước ít nhất 10 năm, thậm chí 15 năm, Thủ tướng nói.
Nhân dịp này, lãnh đạo thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng. Các dự án tập trung vào lĩnh vực nhà ở - đô thị; du lịch - dịch vụ; cụm công nghiệp; trụ sở văn phòng; văn hóa - xã hội; tài chính - ngân hàng... Đồng thời, lãnh đạo thành phố cùng các nhà đầu tư ký kết 38 biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD, trong đó có 26 đề xuất của nhà đầu tư trong nước, 12 đề xuất của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã công bố danh mục 282 dự án xúc tiến, kêu gọi đầu tư với tổng số vốn 483,1 nghìn tỷ đồng (tương ứng 21,66 tỷ USD) trong 8 lĩnh vực đầu tư./.
Tiếp tục đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay  (26/06/2020)
Vực dậy ngành hàng không sau đại dịch COVID-19  (26/06/2020)
Chuẩn bị, tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương, đồng thời bảo vệ đại hội đảng bộ các cấp thành công tốt đẹp  (23/06/2020)
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV, năm 2019  (22/06/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên