Đúng dịp kỷ niệm 83 năm kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21-6-2008, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ hai. Tới dự buổi lễ, đồng chí: Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bài phát biểu. Tạp chí Cộng sản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu trên.

Thưa các đồng chí,

Hôm nay tôi rất vui mừng có dịp gặp mặt đông đảo các đồng chí lãnh đạo các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo, các cơ quan quản lý báo chí và các nhà báo. Trước hết, tôi thân ái gửi lời chúc mững giới báo chí cả nước nhân dịp lỷ niệm 83 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt là tới các tác giả có tác phẩm đạt giải báo chí quốc gia từ trước đến nay. Những tác phẩm ấy, cùng với những bài báo xuất sắc và có ích đã và đang góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thưa các đồng chí,

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao vai trò của báo chí, coi báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là đội quân tích cực trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Bác Hồ của chúng ta là một nhà cách mạng đồng thời là một nhà báo vĩ đại. Bác đã trực tiếp viết rất nhiều bài báo để giác ngộ nhân dân đi theo cách mạng. Kể từ đó đến nay, báo chí cách mạng nước ta trở thành công cụ thông tin quan trọng có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng, trực tiếp góp phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội…

Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, báo chí đã có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, nhưng cũng đã và đanng có không ít thách thức mới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ gắn với sự phát triển của báo chí truyền thống và quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những thay đổi to lớn về mọi mặt, tạo nên những biến đổi có tính cách mạng trong phương pháp, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người làm báo cũng như hệ thống báo chí. Đã xuất hiện một dòng thác thông tin trên toàn cầu qua các phương tiện hiện đại làm phong phú thêm nguồn tin nhưng đồng thời cũng ó khăn cho việc chọn lọc thông tin của quốc gia. Việt Nam chúng ta cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh việc được tiếp nhận những thông tin tích cực thì những thông tin độc hại cũng thâm nhập đến từng gia đình. Môi trường sống xã hội của con người ngày càng trở nên phức tạp. Các thế lực hù địch và phản động vẫn luôn tận dụng mọi điều kiện có thể, nhất là thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế để hằng ngày, hằng giờ lôi kéo, kích động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, nhất là các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo, hòng đe dọa sự ổn định an ninh chính trị của đất nước và cuộc sống yên bình của nhân dân ta.

Những thách thức không chỉ đến từ bên ngoài mà còn từ chính chúng ta. Đó là thách thức từ những mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan báo chí và cá nhân người làm báo, xuất hiện xu hướng thương mại hóa báo chí, xu hướng nhà báo tự do, xu hướng ảnh hưởng quan điểm tuyên truyền của báo chí phương Tây dẫn đến xa rời tôn chỉ, mục đích ở một số tờ báo, nhà báo. Đó là thách thức trong công tác đào tạo ho toàn bộ đội ngũ báo chí về chính trị, nghiệp vụ nhăm rút ngắn khoảng cách giữa yêu cầu với khả năng thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, làm sao để mỗi nhà báo chúng ta đều thực hiện tốt chức năng chính trị, chức năng xã hôi, đạo đức nghề nghiệp và để kết quả tuyên truyền phải hoàn toàn hướng đến phục vụ cho lợi ích giữa các cơ quan báo chí, vai trò của các cơ quan chủ quan, làm sao để các cơ quan báo chí và các nhà báo hoạt động đúng định hướng của Đảng, luật pháp của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác, khách quan của mọi đối tượng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội...

Các đồng chí thân mến,

Cả dân tộc đang phấn đấu hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cũng như tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, báo chí cách mạng Việt Nam - với truyền thống vẻ vang 83 năm - không thể đứng ngoài quá trình thực hiện mục tiêu này; phải chung tay để giữ vững và phát huy thành quả cách mạng mà dân tộc chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới có được hôm nay.

Thực tế đang đòi hỏi chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí phải ngày càng cao hơn. Báo chí phải thông tin chính xác, khách quan, trung thực, phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát hiện và đề xuất cách giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, cổ vũ nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, chủ động chống lại các luận điệu xuyên tạc phá rối an ninh chính trị của các thế lực thù địch, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và các tệ nạn xã hội, trở thành một lực lượng tích cực tham gia xây dựng đất nước.

Để thực hiện những yêu cầu trên, đội ngũ những người làm báo trong cả nước phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tinh thông nghiệp vụ, có đủ nhãn quan khoa học và bản lĩnh đề nhìn thấu đáo quá trình vận động mọi mặt của đời sống xã hội, thấy rõ sự liên quan giữa các sự vật và hiện tưởng tưởng như rời rạc, tản mạn để tổng hợp lại, có phân tích, đề xuất vấn đề một cách chính xác, toàn diện, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu khi thực hiện và đăng tải các bài viết.

Thưa các đồng chí,

Tôi rất vui mừng vì giải báo chí quốc gia lần thứ 2 năm nay là một trong những biểu hiện sinh động đáp ứng yêu cầu đặt ra với báo chí truyền thông trong giai đoạn cách mạng hiện. Giải báo chí lần có lần có sự lượng bài dự thi đông trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Giải báo chí lần này có số lượng bài dự thi đông đảo, thể loại phong phú, nông dung sinh động. Các tác phẩm đạt giải đã bám sát cuộc sống, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, quan tâm đến người đọc, phản ánh sâu sắc tình hình thực tế, có tính phát hiện, tính chiến đấu, tính xây dựng, vì sự tiến bộ của xã hội... Đặc biệt, năm nay đã có nhiều tác phẩm và tác giả ở các báo địa phương, các tỉnh miền núi đạt giải chính thức. Điều đó vừa thể hiện sự đồng đều và toàn diện của hoạt động báo chí và của giải báo chí quốc gia, vừa thể hiện sự đa dạng của đề tài, góp phần phản ánh và xây dựng bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội của cả nước một cách chân thực. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao kết quả của giải báo chí quốc gia năm nay.

Tôi tin tưởng, giải báo chí quốc gia lần thứ hai tiếp tục là một điểm mốc ghi nhận bước phát triển mới của báo chí cách mạng Việt Nam không phải chỉ với mục tiêu tự thân mà đặc biệt là với việc thực hiện sứ mệnh của báo chí là tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm mục đích tạo động lực tinh thần, động việ các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Hiện tại, sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những thành tựu to lớn về mọi mặt kinh tế, xã hội, cũng như đã xuất hiện những khó khăn thử thách, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cần phát huy truyền thống đoàn kết, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát huy dân chủ, cùng đồng lòng quyết tâm vượt qua khó khăn để đưa đất nước ta vượt lên. Các cơ quan báo chí, các nhà báo có vai trò tích cực trong việc ủng hộ, cổ vũ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Các đồng chí thân mến,

Nhân ngày báo chí cách mạng và Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ hai, tôi đề nghị các nhà báo một lần nữa thảo luận, suy nghĩ và khắc sâu những lý tưởng cao đẹp của nghề báo, khắc sâu chức năng, nhiệm vụ riêng có và xu hướng chính trị chân chính của báo chí cách mạng đã được hình thành và thống nhất trong suốt chặng đường 83 năm qua.

Mong rằng, sự kiện hôm nay sẽ là dịp để các nhà báo phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điền tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ của thời gian tới. Các đồng chí cần khắc sâu lời dạy của Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh: Viết cái gì? Vì ai mà mình viết? Mục đích viết để làm gì? Cách viết thế nào? Viết rồi phải thế nào? Đó cũng là cách thiết thực để nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, thực hiện tốt công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta phát động.

Chúc các đồng chí thành công.

Xin cảm ơn!