Hướng tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
TCCS - Ngày 24-9-2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương để cho ý kiến vào hai nội dung: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết và tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Tại cuộc họp, Hội đồng nghe, thảo luận về một số nhiệm vụ công tác thời gian tới, trong đó có báo cáo dự thảo kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết và tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 - 2020; dự thảo Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Theo đó, hội nghị về nông thôn mới sẽ đánh giá tổng kết quá trình tổ chức triển khai thực hiện và kết quả của phong trào giai đoạn 2011 - 2020; rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định các mục tiêu, nội dung, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trong các năm tiếp theo. Tuyên dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; nhân rộng các điển hình, các sáng kiến, kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Về đại hội thi đua yêu nước, dự kiến diễn ra vào năm 2020, sẽ đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2016 - 2020; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2021 - 2025. Biểu dương kết quả của các phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua, tiếp tục phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội...
Về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Thủ tướng cho biết, dự kiến hoàn thành tất cả 12/12 chỉ tiêu, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mức. Tăng trưởng ở mức cao, vượt thu ngân sách trung ương, trong khi thu từ dầu khí chỉ ở mức 3%, cho thấy thu nội địa, doanh nghiệp trong nước phát triển tốt. Từ nền kinh tế nhập siêu trong nhiều năm, đến nay, chúng ta đã xuất siêu. Lạm phát được kiểm soát trong ngưỡng đề ra. Lĩnh vực xã hội có nhiều kết quả tích cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có bước tiến mạnh.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dự kiến, nhiều khả năng năm nay Việt Nam sẽ hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội giao cho Chính phủ, đặc biệt có nhiều chỉ tiêu vượt mức. Nền kinh tế của Việt Nam được truyền thông quốc tế đánh giá cao, là một trong 20 nước có tăng trưởng cao nhất. “Không chỉ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng cũng tốt hơn, mức sống của người dân, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đều đạt kết quả tốt”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng cho biết, tình hình thu ngân sách năm nay đạt kết qủa cao nhất, lần đầu tiên vượt thu ngân sách trung ương, trong bối cảnh dầu khí chỉ còn cho nguồn thu bằng 3% ngân sách là rất quan trọng, chứng tỏ thu nội địa, phát triển kinh tế trong nước tốt. Đặc biệt, Thủ tướng cho biết, điều vui mừng là Việt Nam đang từ nước nhập siêu nhiều năm nay, gần đây đã xuất siêu, nhất là về nông nghiệp. “Năm nay thời tiết không thuận, lại bị dịch tả lợn châu Phi nhưng nền nông nghiệp vẫn đạt kế hoạch”, Thủ tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, bội chi ngân sách cũng đã giảm ở mức tốt như chỉ tiêu Quốc hội giao; nợ công đầu nhiệm kỳ lên tới 64,8% kịch trần, nhưng do tăng trưởng GDP cao, chi tiết kiệm hơn nên hiện tại chỉ còn có 56 - 57%; tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng có nhiều thành công; giải quyết được nhiều vấn đề xã hội, kể cả thể thao, văn hóa, giáo dục - đào tạo; thành quả về phòng, chống tham nhũng có bước tiến mạnh, lan tỏa trong toàn xã hội khiến nhân dân phấn khởi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong thành quả chung đó, các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội... Nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động thi đua yêu nước hết sức thiết thực, sâu sắc; phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở được phát động, đạt kết quả tích cực; tinh thần kiểm tra, đôn dốc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về văn minh công sở có chuyển biến rõ nét trong công cuộc thi đua yêu nước.
Phân tích những hạn chế, tồn tại trong phong trào thi đua yêu nước, Thủ tướng cho rằng việc khai một số phong trào vẫn chưa thực chất, còn chú trọng hình thức; truyền thông đã được chú trọng hơn nhưng chưa thường xuyên, kịp thời; một số nơi việc đề nghị khen thưởng cho các cá nhân, tập thể chưa bảo đảm kịp thời, chính xác.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thường trực Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục tổng kết, đánh giá toàn diện để rút kinh nghiệm; tổ chức sơ kết, đánh giá 5 năm đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đổi mới phong trào; sớm xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Bộ Nội vụ sớm xin ý kiến về nghị định quy định việc quản lý xác định danh hiệu giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp để ký ban hành; hướng dẫn các bộ, ngành địa phương tổ chức các hoạt động hướng tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Cho ý kiến về việc tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là việc cần thiết, tạo khí thế quần chúng lớn trong nhân dân trước kỳ Đại hội XIII của Đảng. Thủ tướng thống nhất với các ý kiến về việc chọn chủ đề, phương án tổ chức...; việc phân bổ đại biểu, kế hoạch cụ thể, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần rà soát lại, có đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Thủ tướng đánh giá cao đề án do Thường trực Hội đồng trình bày, nhất trí chủ trương tổ chức 2 sự kiện này và nhấn mạnh tinh thần đổi mới cách làm, để đạt kết quả tốt nhất. Về thời gian tổ chức Đại hội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương sẽ báo cáo Thường trực Ban Bí thư để xin ý kiến và đưa ra thời điểm phù hợp; Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức các chuyên đề, tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu, tham quan những mô hình làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới.../.
Thanh Anh (tổng hợp)
Thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn  (25/09/2019)
“Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”  (13/09/2019)
Góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi  (11/09/2019)
Nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng tốt  (04/09/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên