Mục lục Hồ sơ sự kiện số 161 (1-4-2011)
- Chiến sự tại Libya
Sau một thời gian dài xảy ra bạo loạn ở Libya, vào đêm 19-3, Mỹ, Anh, Pháp và liên quân đã mở chiến dịch quân sự mang tên "Bình minh Odyssey" nhằm phá tan sức mạnh của lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Trong ngày tấn công đầu tiên, quân đồng minh đã bắn 112 quả tên lửa vào các cơ sở quân sự của Chính quyền Muammar Gaddafl. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 140 người bị thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương. Việc Mỹ và liên quân phát động chiến dịch không kích quy mô lớn vào Libya đã gây làn sóng phản đối mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến sự tại Libya đang là chủ đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm sát sao của cộng đồng thế giới.
*** Vấn đề và bình luận
Lê Thế Mẫu - Ngoại giao nhân dân Mỹ với biến động chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông
Cuộc “cách mạng hoa nhài” khởi phát từ Tunisia vào cuối năm 2010, sau đó lan sang Ai Cập, Libya, rồi đến một số nước khác ở Bắc Phi và Trung Đông đầu năm 2011, đang đặt ra một dấu hỏi lớn về vai trò của Mỹ trong những cuộc cách mạng này. Liệu Mỹ có giúp đỡ các lực lượng đối lập ở những nước đó không, hay những biến động chính trị ở đây chỉ thuần túy xuất phát từ những mâu thuẫn chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước?
Thu Hằng - Thấy gì từ cuộc biến động ở Llbya
Biến động chính trị ở Libya chỉ là một phần trong số các cuộc biến động chính trị xảy ra tại các nước Arab ở trung Đông và Bắc Phi. Song, xét về nguyên nhân bên trong, nó có nhiều điểm khác biệt so với các cuộc bạo loạn trên quy mô lớn đã từng xảy ra ở Tunisia và Ai Cập cách đây không lâu.
Minh Đức - Tương lai nào cho Libya?
Sau gần 1 tuần kể từ khi chiến dịch “Bình minh Odyssey” được phát động, hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra: Mục đích của cuộc tấn công là gì? Cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu? Tương lai Libya sẽ ra sao nếu ông M.Gaddafi bị lật đổ. Liệu quân đội Mỹ và các nước có tiếp tục đi vào vết xe đổ như những gì xảy ra ở Iraq và Afghanistan hay không?
Phạm Nhẫn - “Lá mặt lá trái”
Với việc NATO đảm nhận vai trò chỉ huy liên quân bên ngoài tiến hành không kích ở Libya, cuộc chiến này đã chính thức trở thành cuộc chiến giữa phương Tây và Libya, giống như cuộc chiến giữa phương Tây và Serbia ở Kosovo hồi cuối thập kỷ 1990.
Thiên Đức - “Vùng cấm bay” và những toan tính của bên ngoài
Bất luận với mục đích nào, giải quyết tranh chấp, xung đột bằng vũ lực là chuyện vạn bất đắc dĩ, đặc biệt là trong quan hệ quốc tế giữa các chủ thể là quốc gia có chủ quyền. Chiến dịch không kích của liên quân trên lãnh thổ Libya trong những ngày này với mục đích cuối cùng là vì những toan tính của bên ngoài hơn là lợi ích của người trong cuộc.
Trần Trọng - Vì sao Mỹ đóng vai phụ?
Nếu như trong các cuộc chiến tranh trước đây, Mỹ luôn đóng vai trò của một cầu thủ “tiền vệ”, trong cuộc tấn công Libya lần này, Mỹ lại tỏ ra khá dè dặt, vui vẻ nhận vị trí “hậu vệ”. Vậy, nguyên nhân nào khiến Mỹ cam tâm tình nguyện đóng vai phụ trong hành động quân sự lần này?
*** Bên lề sự kiện
Hoàng Trung - Châu Âu được và mất
Khi một số nước thuộc Bắc Phi và Trung Đông xảy ra biến động chính trị - xã hội, châu Âu sẽ được và mất gì? Nhiều người cho rằng, vùng tiếp giáp giữa châu Âu với Bắc Phi vừa là phòng tuyến ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp pháp và các thế lực tôn giáo cực đoan, đồng thời cũng là "điểm tựa" giúp châu Âu giảm bớt sự lệ thuộc vào dầu mỏ của Nga. Biến động chính trị - xã hội ở khu vực Bắc Phi hiện nay đã khiến một số nước châu Âu lo lắng, liệu phòng tuyến cuối cùng và chiếc "điểm tựa" này có bị phá tan hoặc đứt gãy hoàn toàn?
Tiến Trung - Tấn bi kịch chiến sự ở lraq có tái hiện tại Libya?
Cách đây 8 năm, liên quân do Mỹ cầm đầu phát động cuộc chiến tranh xâm lược Iraq khiến hàng trăm nghìn người vô tội phải bỏ mạng. Giờ đây, khi người Iraq vẫn còn sống trong bạo lực, nhiều người đã bắt đầu nhắc đến Libya, đất nước cũng có nguồn dầu mỏ dồi dào đang phải hứng chịu những đợt không kích liên tiếp của liên quân Anh, Pháp, Mỹ trong tuần qua.
Bông Mai - Những cơn sóng dồn mang tên “người tị nạn Libya”
Tình trạng bất ổn và ngày càng trở nên căng thẳng tại Libya đã đẩy hàng ngàn người vào tình cảnh khốn khó. Những làn sóng người tị nạn đã khiến biên giới nước này, đặc biệt tại khu vực gần Tunisia và Ai Cập, luôn trong tình trạng quá tải, thậm chí đã có lúc phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Thu Hà - “Mồi lửa” gây biến động chính trị ở Libya
Sau khi chiến sự xảy ra, nhiều nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột bạo lực lần này ở quốc gia Bắc Phi là cuộc đấu tranh giữa các bộ lạc. Từ lâu nay, bộ lạc chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền chính trị của Libya. Quá trình cầm quyền của Tổng thống Muammar Gaddafl phải dựa hoàn toàn vào bộ lạc, do đó, “chính trị bộ lạc” ở Libya là hiện tượng chính trị đặc thù ở quốc gia Bắc Phi này.
Trần Nhàn - Hết thời, thất thế nên mất của
Giữa mọi ồn ào về những gì đã và đang xảy ra ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông trong thời gian qua, vấn đề được đề cập rất nhiều là xử lý số của cải của những nhà lãnh đạo bị thất sủng. Mỗi người trong số họ đều có số phận khác nhau, đặc biệt sau khi bị buộc phải từ bỏ vị trí quyền lực nắm giữ suốt nhiều thập kỷ. Nhưng tất cả họ đều giống nhau ở một điểm chung là đều “quyền mất” thì “tật mang” và gần như không ai tránh khỏi “hết thời, thất thế nên mất của”.
Dương Quản Lôi - 100 năm trận máy bay ném bom đầu tiên: Sự trớ trêu của lịch sử
Cuộc chiến của liên quân ở Libya đã bước qua tuần thứ 2. NATO đã chính thức tham chiến. Một số đồng minh của phương Tây trong thế giới Arab cũng can dự trực tiếp hoặc gián tiếp với các mức độ này hay hình thức khác nhau. Hình thức của cuộc chiến này cho tới thời điểm hiện tại là liên quân sử dụng máy bay ném bom, không kích bằng tên lửa từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm. Dù tình cờ hay không ngẫu nhiên thì cũng vẫn là một điều trớ trêu của lịch sử, khi chính cuộc chiến này ở Libya đã lặp lại sự ra đời một trong những hoạt động không thể thiếu trong cách thức tiến hành chiến tranh hiện đại là dùng máy bay ném bom. Ngày 1-11-1911, chính Libya là nạn nhân của trận ném bom đầu tiên trên thế giới.
Công Minh - Khoảng lặng của cuộc chiến
Chiến tranh, từ xưa đến nay, luôn gắn liền với đau thương, mất mát. Những người hứng chịu sự khốc liệt nhất của chiến tranh luôn là các binh sĩ ngoài mặt trận. Trong khói lửa của cuộc chiến, máu và mạng sống sẽ phải đổ, nhưng sự hy sinh, mất mát ấy đôi khi rất có thể là... vô nghĩa. Đối tượng phải hứng chịu nhiều thiệt thòi khác, đó là những phụ nữ, trẻ em. Họ luôn phải rời khỏi “tổ ấm” của mình, lôi thôi, lếch thếch tha phương một cách bất định. Người dân Libya cũng đang phải hứng chịu những tổn thất như thế, dưới góc nhìn của phóng viên ảnh các hãng thông tấn AFP, Reuters.
*** Kinh tế và hội nhập
Vũ Thanh - Libya bất ổn, thế giới không yên
Bất ổn chính trị kéo dài ở Libya không chỉ đẩy người dân nước này vào thảm cảnh khói lửa chiến sự mà còn khiến “cơn khát” dầu của thế giới thêm bỏng rát, đe dọa trực tiếp đến quá trình hồi phục của nền kinh tế thế giới, khiến cuộc chiến chống lạm phát thêm khó khăn.
Phúc Hưng - Chuỗi cung ứng toàn cầu sau thảm họa tại Nhật Bản
Trong nền sản xuất hiện đại, sản phẩm được tạo ra bởi các linh, phụ kiện nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhật Bản luôn đóng một vai trò quan trọng vào chuỗi cung ứng đó. Việc nhiều nhà máy ở Nhật Bản bị đóng cửa, sản xuất ngưng trệ do thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đang dẫn tới nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều nền công nghiệp trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Trung Kiên - Chuyến công du Mỹ Latin của Tổng thống Mỹ B.Obama: Không êm ả
Chuyến công du kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 19-3 tới Brazil, Chile và El Salvador của Tổng thống Mỹ B.Obama được đánh giá là không êm ả bởi hai lý do chính. Thứ nhất, việc “nâng lên đặt xuống” các chặng dừng chân của Tổng thống B.Obama đã gây nhiều bàn tán. Thứ hai, chuyến thăm lại bắt đầu ngay sau khi Mỹ quyết định tham chiến tại Libya - một quyết định gây nên làn sóng phản đối ngay trong chính giới Mỹ.
Lý Mạc Phù - Chuyện tiền ngả nghiêng chính phủ
Sau Chính phủ Bồ Đào Nha đến lượt Chính phủ Canada chịu chung số phận không thể tiếp tục cầm quyền được nữa. Ở Bồ Đào Nha, Chính phủ thiểu số của Thủ tướng Jose Socrates (Đảng Xã hội) đã từ chức sau khi chương trình tiết kiệm của bị bác bỏ ở quốc hội...
*** Tư liệu giải mật
Hoàng Hà - Nữ thích khách và bí mật về những vụ ám sát
Kỳ II: Dính chưởng
Một trong những “chiêu” gây tiếng vang lớn trong việc ám sát các “đối thủ” của Mossad là sử dụng mỹ nhân kế. Với sách lược cổ điển được vận dụng một cách linh hoạt, nhiều mỹ nhân của Mossad đã khiến đối thủ phải thất điên bát đảo.
*** Văn hóa - xã hội
Lâm Trang - Việt Nam: Chưa có dấu hiệu bất thường về phóng xạ
Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 (thuộc khu Đông Bắc Nhật Bản) làm dấy lên sự lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của bụi phóng xạ, mây phóng xạ từ Nhật Bản di chuyển đến. Về vấn đề này, Hồ sơ sự kiện đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.
*** Văn học - nghệ thuật
Thanh Thanh - Kim Dung - nghệ sĩ binh vận ngày ấy
Nghệ Sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Dung được nhiều người biết đến bởi chất giọng ngâm thơ da diết và giọng hát ca trù tao nhã, kiêu sa, ngọt ngào thấm vào lòng người. Càng khâm phục, tự hào hơn khi biết rằng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, NSƯT Kim Dung là một nghệ sĩ binh vận, dùng giọng thơ và tiếng hát của mình để tuyên truyền, vận động, thức tỉnh những người lính lầm lạc theo Mỹ - Ngụy trở về với đất nước.
Mỹ An - “The Hobbit” đã hết vận đen
Bộ phim “bom tấn” được chờ đợi, “The Hobbit” (tạm dịch: Xứ người lùn), cuối cùng cũng đã có quyết định khởi quay hôm 22-3 tại New Zealand sau hàng loạt vận xui về kinh phí, đạo diễn Peter Jackson bị ốm và xung đột giữa nghiệp đoàn với hãng phim về mức lương của diễn viên.
*** Nhân vật với lịch sử
Tuệ Lâm - Đại tá M.Gaddafi - từ nhân vật cách mạng đến chính khách kỳ cục
“Trong 4 thập niên cầm quyền ở Libya, Đại tá Muammar Gaddafi đã chuyển từ một mẫu hình từ nhân vật cách mạng sang một chính khách kỳ cục với quan hệ hoàn toàn tốt đẹp với phương Tây”, David Blair, biên tập mảng ngoại giao của tờ The Dai ly Telegraph, Anh nhận xét.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Hòa lưới thành công tổ máy 2 Thủy điện Sơn La  (21/04/2011)
Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khu vực phía Bắc  (20/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển